Dùng clip để đe dọa, khống chế người khác bị xử lý như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Dùng clip để đe dọa, khống chế người khác bị xử lý như thế nào?

Chào luật sư. Em gái tôi đã ly hôn với chồng, có quyết định của tòa án. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, chồng cũ của em gái tôi có lấy clip cũ ghi lại cảnh em gái tôi quan hệ với người khác để khống chế em gái tôi, anh ta còn gửi clip lên công ty em gái tôi gây ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của tôi.  Em tôi có gặp anh ta để nói chuyện nhưng anh ta lại ra tay đánh và dọa giết  em gái tôi. Giờ chúng tôi không biết phải làm như thế nào. Xin luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Người gửi: Đăng Dũng (Hải Dương)

Dùng clip để đe dọa, khống chế người khác bị xử lý như thế nào?

 

Luật sư tư vấn:

1/ Căn cứ pháp lý

– Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009

2/ Dùng clip để đe dọa, khống chế người khác bị xử lý như thế nào?

Do thông tin bạn cung cấp chưa rõ ràng nên Luật Việt Phong xin tư vấn cho bạn như sau:

Một người phát tán hình ảnh “nhạy cảm” của người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tội danh sẽ được xác định tùy vào mục đích mà người phạm tội mong muốn đạt được.

Trong trường hợp, chồng cũ của em gái bạn có hành vi làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi truỵ, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ, đồng thời thực hiện hành vi là do cố ý, phổ biến văn hóa phẩm đồi trụy cho người khác với nhiều động cơ khác nhau, theo điều 253 bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009, sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy:

“Điều 253. Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ 

1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi truỵ, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

b) Phổ biến cho nhiều người;

c) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

c) Đối với người chưa thành niên;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.”

Trong trường hợp, chồng cũ của em gái bạn có hành vi sử dụng clip để xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của em gái bạn, theo quy định tại điều 121 bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009, có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội làm nhục người khác.

“Điều 121. Tội làm nhục người khác 

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Trong trường hợp chồng cũ của em gái bạn dùng clip nhằm mục đích đe dọa chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại điều 135 bộ luật hình sự.

Như vậy, hành vi mà chồng cũ của em gái bạn thực hiện sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, vì vậy em gái bạn nên làm đơn trình báo cơ quan điều tra để giải quyết triệt để vấn đề. Em gái bạn cũng có thể khởi kiện ra Tòa yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi mà chồng cũ gây ra. Tuy nhiên, việc khởi kiên ra Tòa chỉ có thể giải quyết vấn đề đòi bồi thường thiệt hại. Nếu vụ việc đã được giải quyết theo tố tụng hình sự rồi thì việc khởi kiện là không cần thiết nữa. Khi xét xử vụ án hình sự, toà án sẽ buộc kẻ phạm tội phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại (nếu có).

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về vấn đề Dùng clip để đe dọa, khống chế người khác bị xử lý như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Dùng clip để đe dọa, khống chế người khác bị xử lý như thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề