Dùng clíp tống tiền sẽ bị xử lý thế nào?

Posted on Tư vấn luật hình sự 541 lượt xem

Chào luật sư
Hiện tại tôi đang bị dọa tung clip sex, phía bên bạn trai tôi sau khi biết đã âm thầm đưa trước cho tên dọa tung clip chục tr, hiện tại nó tiếp tục dọa nếu ko đưa thêm thì sẽ gửi cho người nhà tôi mà ko phát tán trên mạng để công an không biết, thật sự tôi cảm thấy sắp ko tỉnh táo và không biết làm gì, vì có lần 1 sẽ có thêm những lần sau, nó liên tục thay đổi facebook để tránh dò tim ip truy ra, tôi phải làm sao khi không muốn người nhà biết chuyện và giúp anh ấy, xin cảm ơn đã đọc

Lê Xuân 

Căn cứ pháp lý

chuyen nganh phap luat 300x234 12

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS).

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo pháp luật về hình sự, tại điều 170 BLHS 2015 quy định:

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Việc truy cứu TNHS đối với cá nhân theo điều 170 BLHS khi thoả mãn 1 số dấu hiệu:

• Chủ thể: người phạm tội phải có năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 12 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:

Điều 12: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
• Khách thể: xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Áp dụng vào sự việc này, hành vi đã xâm phạm quyền sở hữu của người khác theo quy định tại chương XVI BLHS 2015.

• Chủ quan: là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Đối với tội danh này, yếu tố “lỗi” được đặt ra phải là lỗi cố ý

• Khách quan: là những hành vi được diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Đối với hành vi theo điều 170 BLHS, ngoài việc đe doạ sẽ dùng vũ lực đối với người có trách nhiệm về tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản, thì người thực hiện hành vi nguy hiểm còn có thể thực hiện những thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm mục đích yêu cầu để chiếm đoạt tài sản. Cụ thể trong trường hợp này là đe doạ phát tán những thông tin xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân theo quy định tại điều 38 BLDS 2015:

Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
 và đòi hỏi về tài sản để cưỡng đoạt trái phép. 

Như vậy, khi có chứng cứ về việc người có hành vi nguy hiểm thực hiện việc đe doạ nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản hoặc đã nhận được tài sản một cách bất hợp pháp thì người bị thiệt hại có quyền tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để truy cứu TNHS đối với người vi phạm.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về trách nhiệm hình sự đối với hành vi cưỡng đoạt tài sản. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Thu Thuỷ

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề