Giá trị của việc lập vi bằng trong hợp đồng góp vốn mua đất canh tác

Chào luật sư hiện em đang có ý định góp vốn đầu tư chung, để mua 5,7 ha đất canh tác, mà vốn của e chỉ có 200 triệu, trên tổng giá trị của 5,7 ha đất là 1/2 tỷ. Vậy khi em làm hợp đồng góp vốn giữa cá nhân hộ gia đình với nhau thì có cần ra văn phòng công chứng không ạ.và có bị rủi ro vì mình không được đồng sở hữu miếng đất đó không ạ ?

Ngọc Linh

Căn cứ pháp lý

tintucbds 120 1

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến hiệu lực giao dịch dân sự.

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo quy định về giao dich dân sự, tại điều 385 BLDS 2015 quy định:

Điều 385. Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Theo áp dụng vào sự việc này, các bên trong quan hệ dân sự được quyền thoả thuận góp vốn mua canh tác để sản xuất, phân chia lợi nhuận… Tuy nhiên, dựa theo thắc mắc về việc thoả thuận hợp đồng góp vốn có cần phải công chứng để xác nhận quyền và lợi ích của các bên trong hợp đồng dân sự. Căn cứ theo quy định về trình tự, thủ tục tố tụng về việc xác nhận chứng cứ, theo đó để có căn cứ xác nhận về việc tham gia góp vốn mua đất canh tác và được xem là chứng cứ khi có tranh chấp xảy ra, trong trường hợp này các bên trong quan hệ góp vốn được phép tiến hành thủ tục lập vi bằng theo điều 26 Nghị định 61/2009 quy định:

Điều 26. Thủ tục lập vi bằng
1. Việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện.
2. Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực.
3. Trong trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

Liên quan đến tính pháp lý của việc lập vi bằng, tại điều 28 Nghị định 61/2009 quy định:

Điều 28. Giá trị pháp lý của vi bằng do Thừa phát lại lập
1. Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án.
2. Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Từ các căn cứ trên, áp dụng vào sự việc này, việc giao kết của các bên trong hợp đồng dân sự được xem là có chứng cứ hợp pháp khi tiến hành xác lập theo trình tự, thủ tục của việc lập vi bằng mà không cần đến thủ tục công chứng, chứng thực.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về việc lập vi bằng để xác nhận giao dịch dân sự. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Thu Thuỷ

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề