Giải quyết tranh chấp về lối đi chung

Tóm tắt câu hỏi:

Giải quyết tranh chấp về lối đi chung

 Tôi có vấn đề này muốn xin ý kiến của luật sư mong luật sư tư vấn cho tôi. Nhà tôi và nhà hàng xóm có một lối đi chung từ ngày cụ của tôi vẫn còn sống hai nhà vẫn đi chung lối đi đó. Nhà hàng xóm chuẩn bị xây nhà và xây lại hàng rào bao quanh nhà bao gồm cả lối đi chung của hai nhà từ ngày trước. Tuy nhiên khi xây hàng rào lên thì họ có xây lấn vào diện tích của lối đi chung đó. Trong quá trình xây dựng hàng rào thì gia đình tôi có yêu cầu họ xây đúng theo diện tích và trừ lại phần diện tích đúng như phần diện tích ban đầu của lối đi chung. Hai bên đã xảy ra mâu thuẫn về việc này. Gia đình họ thì nhất quyết không chịu đập đi xây lại hàng rào cho đúng với diện tích lối đi ban đầu. Lối đi này  bé giờ lại  tường bao quanh lên rất bất tiện chogia đình tôi trong việc đi lại. Trong trường hợp thế này thì gia đình tôi nên làm thế nào để khôi phục lối đi như ban đầu. Mong được luật sư tư vấn sớm cho chúng tôi.

Người gửi: ( Thanh Hương- Diễn Châu, Nghệ An)

Giải quyết tranh chấp về lối đi chung

 

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2005;

2/ Giải quyết tranh chấp về lối đi chung

căn cứ Bộ luật dân sự năm 2012 quy định về lối đi chung như sau:

Điều 275. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề

1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì chưa xác định được lối đi chung này là của nhà hàng xóm hay là lối đi chung của cả hai nhà. Trong trường hợp gia đình hàng xóm chứng minh được đó là tài sản riêng của họ thì họ sẽ phải dành lối đi đó cho gia đình bạn sử dụng nếu như gia đình bạn không còn lối đi nào khác và gia đình bạn phải đền bù cho nhà hàng xóm theo quy định nêu trên.

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 1 điều 265 Bộ luật dân sự, ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Trong trường hợp của gia đình bạn thi lối đi chung này đã có từ ngày xưa và không có tranh chấp  cho đến khi nhà hàng xóm tiến hành xây hàng dào. Theo như quy định của pháp luật thì ranh giới lối đi chung có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp. 

Khi có tranh chấp về lối đi qua bất động sản liền kề, trước hết các bên tranh chấp tiến hành tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở, nếu hòa giải ở cơ sở không thành thì hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có tranh chấp. Trường hợp các bên không đồng ý với kết quả hòa giải ở xã , phường, thị trấn thì các bên có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp theo thủ tục hành chính và tố tụng. Nếu hòa giải không thành, thì bạn phải gửi đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân quận/huyện nơi có thửa đất để yêu cầu giải quyết, đồng thời kèm theo các giấy tờ liên quan để chứng minh về quyên sử dụng đất của gia đình bạn.

Như vậy trong trường hợp của gia đình bạn thì khi hai bên tự hòa giải không thành thì có nhờ UBND xã can thiệp. Trong trường hợp không hòa giải được thì có thể gửi đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân huyện để yêu cầu giải quyết.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về vấn đề Bồi thường thiệt hại về Giải quyết tranh chấp về lối đi chung. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Giải quyết tranh chấp về lối đi chung
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề