Giám hộ cho người bị mắc bệnh tâm thần phân liệt

Tóm tắt câu hỏi:

Giám hộ cho người bị mắc bệnh tâm thần phân liệt

Thưa Luật sư,
Bà ngoại cháu sinh ra được 2 người con: Bác cháu và Mẹ cháu. Bác cháu sinh được 1 người con gái không có bố (con ngoài giá thú). Mẹ cháu sinh được 4 người con gồm: 2 chị gái, 1 anh trai và cháu. Hiện nay bác cháu và con của bác đều bị mắc bệnh tâm thần phân liệt được công nhận của bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện tâm thần Tỉnh, đã được đi giám định tại trung tâm giám định pháp y tâm thần khu vực phía bắc tại tỉnh Phú Thọ và được công nhận là bệnh tâm thần phân liệt. Bà cháu năm nay đã gần 90 tuổi, sức khỏe đã yếu, mắt kém, đi lại khó khăn. Mẹ cháu mắc bệnh ung thư. Hiện tại mọi sinh hoạt hàng ngày của bà ngoại và 2 mẹ con nhà bác đều do gia đình nhà cháu chăm sóc. Vậy cháu xin hỏi ai sẽ là người được giám hộ cho 2 mẹ con nhà bác cháu? Anh trai cháu có thể đứng ra là người giám hộ được không ạ?
Xin luật sư tư vấn giúp cháu, Xin chân thành cảm ơn !

Người gửi: Đào Thị Hồng Tá (Phú Thọ)

Giám hộ cho người bị mắc bệnh tâm thần phân liệt

( Ảnh minh họa:Internet)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn ! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật dân sự năm 2005;

2/ Giám hộ cho người bị mắc bệnh tâm thần phân liệt

Theo như thông tin bạn cung cấp, hai mẹ con nhà bác bạn đều bị mắc bệnh tâm thần phân liệt được công nhận của bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện tâm thần Tỉnh, đã được đi giám định tại trung tâm giám định pháp y tâm thần khu vực phía bắc tại tỉnh Phú Thọ và được công nhận là bệnh tâm thần phân liệt. Căn cứ theo Điều 58 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về giám hộ:

1. Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ).

2. Người được giám hộ bao gồm:

a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu;

b) Người mất năng lực hành vi dân sự.

3. Người chưa đủ mười lăm tuổi được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và người được quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải có người giám hộ.

4. Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định tại khoản 2 Điều 61 hoặc khoản 3 Điều 62 của Bộ luật này.

Theo đó, hai mẹ con bác bạn đều thuộc trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự. Cũng theo Điều 22 Bộ luật Dân sự 2005 quy định mất năng lực hành vi dân sự:

1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Như vậy, trong trường hợp này, mọi sinh hoạt hàng ngày của hai mẹ con nhà bác đều do gia đình nhà bạn chăm sóc, hơn nữa, hai mẹ con nhà bác bạn cần có một người giám hộ. Về nguyên tắc thì trong trường hợp người bị mất năng lực hành vi dân sự thì sẽ có người giám hộ đương nhiên, là vợ, chồng, bố mẹ hoặc con người bị mất năng lực hành vi. Tuy nhiên trường hợp bác bạn không có chồng, con cũng không đủ điều kiện để giám hộ, mẹ của bác là bà ngoại bạn hiện nay đã gần 90 tuổi, sức khỏe đã yếu, mắt kém, đi lại khó khăn. Do đó, bà bạn cũng không đủ điều kiện để giám hộ cho hai mẹ con nhà bác bạn. 

Lúc này, khi không có người giám hộ đương nhiên thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được giám hộ (hai mẹ con bác bạn) có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ.

Anh bạn có thể đứng ra làm giám hộ cho cả hai mẹ con bác bạn nếu anh bạn đủ điều kiện của cá nhân là người giám hộ theo Điều 60 Bộ luật Dân sự năm 2005:

Một là, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Anh bạn phải từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Hai là, có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.

Ba là, có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ. Như là sống cùng với hai mẹ con người được giám hộ, cùng nơi cư trú của hai người này…

Trong trường hợp anh bạn đủ điều kiện để làm người giám hộ thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của hai mẹ con bác bạn cử anh bạn làm người giám hộ nhưng phải có sự đồng ý của anh bạn. Thủ tục cử người giám hộ được quy định cụ thể tại Điều 64 Bộ luật Dân sự năm 2005 như sau:

1. Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.

2. Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ.

Như vậy, anh bạn có thể làm người giám hộ cho hai mẹ con nhà bác bạn nếu anh bạn có đủ điều kiện làm người giám hộ theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn  của công ty Luật Việt Phong về giám hộ cho người bị mắc bệnh tâm thần phân liệt. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Giám hộ cho người bị mắc bệnh tâm thần phân liệt
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề