Giao dịch dân sự vô hiệu do bị cưỡng ép

Bạn trai tôi chơi cá cược trực tuyến trên mạng, trang bóng 88 nạp vào 250triệu thì số tiền ảo lên đến 2 tỷ hơn, do thua, nên ngày hôm sau có 2 người đến nhà nói là đến 1 địa điểm khác để ghi giấy nợ ( họ có gây áp lực, không ghi sẽ phiền đến gia đình bạn trai, do hoảng sợ vì số tiền quá lớn, 1 tỷ 2, nên bạn trai tôi và tôi lên xe bọn chúng, đến nơi chúng tự đọc cho tôi viết giấy thế chấp vay tiền, số lô đất chúng tôi không hề biết, chỉ ghi theo lời chúng, với nội dung là bạn trai tôi thế chấp chúng mảnh đất với số tiền 1,2 tỷ sau 30 ngày nếu không trả được thì mảnh đất sẽ thuộc về chúng mà không tranh chấp, nhưng thật ra mảnh đất đó không phải của bạn trai tôi, và tôi có ký tên lăn tay làm chứng. Do bọn chúng gây áp lực. Tôi muốn hỏi nếu thưa ra pháp luật tôi là người ký làm chứng như vậy có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hay không, và hình phạt là như thế nào? Kính mong quý luật sư giúp tôi giải đáp thắc mắc

Ngọc Mỹ

ly lich tu phap 0312162849 1

Căn cứ pháp lý:

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong đối với câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: từ những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi nhận thấy bạn đang gặp vướng mắc trong vấn đề pháp lý liên quan đến việc xác lập giao dịch dân sự.

Trong trường hợp của bạn chúng tôi sẽ tư vấn thiên về dân sự để có thể giải đáp vấn đề trọng tâm mà bạn đang thắc mắc.

Giấy thế chấp vay tiền mà các bạn đã ký là trường hợp đã thực hiện một giao dịch dân sự, tuy nhiên giao dich đó có hợp pháp hay không lại phải căn cứ vào Điều 117 BLDS 2015 quy định:

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Nếu giao dịch dân sự vi phạm một trong các điều kiện trên thì bị coi là vô hiệu. Trong trường hợp của bạn bị coi là vô hiệu do bị cưỡng ép theo Điều 127 BLDS 2015 quy định:

Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Do đó, bạn nên nhanh chóng đến cơ quan công an trình báo vụ việc và yêu cầu giải quyết. Ngoài ra bạn cần yêu cầu tòa án tuyên giao dịch trên là vô hiệu do bị cưỡng ép để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Trên đây là tư vấn  của công ty Luật Việt Phong về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Đức Luân

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề