Giáo viên có thời gian nghỉ hè trùng với thời gian nghỉ sinh con thì giải quyết thế nào?

Tóm tắt tình huống:

Hiện tôi đang mang bầu cháu thứ 2 và được dự kiến sinh vào khoảng 27 – 30/4/2017. Như vậy theo luật pháp hiện hành tôi sẽ được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng nghĩa là từ 1/5/2017 đến 1/11/2017 và tiền trợ cấp sẽ do bảo hiểm xã hội chi trả. Nhưng do đặc thù của nghề giáo viên, chúng tôi có thời gian nghỉ hè được tính là nghỉ phép hàng năm và được trường học trả lương 100% trong thời gian nghỉ hè. Thời gian nghỉ hè thường là 2 tháng 6 và 7. Như vậy trùng với thời gian tôi nghỉ chế độ thai sản. Vậy, luật sư cho tôi hỏi, tôi có được quyền nghỉ chế độ thai sản 6 tháng như bình thường (nghĩa là hết tháng 10/2017) và xin nghỉ phép nghỉ bù 2 tháng phép về sau (nghĩa là thêm 2 tháng 11 và 12/2017) nữa không? Nếu trong trường hợp được quyền nghỉ thêm 2 tháng mà nhà trường không bố trí được người làm thay thế, tôi phải đi làm thì nhà trường có phải trả lương cho tôi thêm 2 tháng đó nữa không?
Người gửi: Bùi Thị Hải
sinh con

Luật sư tư vấn

Xin chào chị! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong.Về câu hỏi của chị, công ty luậtViệt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho chị như sau:

1.Căn cứ pháp lý

– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
– Nghị định số 115/2015/NĐ – CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc; 
– Thông tư 28/2009/TT-BGDDT ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.
– Thông tư số 141/2011/TT – BTC quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; 

2. Giáo viên có thời gian nghỉ hè trùng với thời gian nghỉ sinh con thì giải quyết thế nào?

Chế độ thai sản là một trong các chế độ chi trả của bảo hiểm xã hội. Khi sinh con, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội như sau:
“Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.”
Mặt khác chị là giáo viên nên có thêm thời gian nghỉ hè. Khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGĐT quy định thời gian nghỉ hè, cụ thể:
“Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.”
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 115/2015/NĐ – CP thì “Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.” Như vậy, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật bảo hiểm xã hội được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm. Vì vậy, chị có thể đề nghị hiệu trưởng nhà trường bố trí cho chị nghỉ phép sau khi nghỉ thai sản như chị nghĩ.
Trường hợp nếu chị nghỉ phép sau khi nghỉ thai sản mà do nhu cầu công tác mà nhà trường không bố trí được thời gian cho chị nghỉ phép hoặc không bố trí đủ số ngày nghỉ phép năm thì căn cứ khả năng nguồn kinh phí, căn cứ tổng số ngày chưa nghỉ phép năm của chị, hiệu trưởng sẽ quyết định hỗ trợ tiền bồi dưỡng cho chị.
Mức hỗ trợ được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhưng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định hiện hành. Thời gian chi trả được thực hiện một lần trong năm và được quyết toán vào niên độ ngân sách hàng năm. Điều này được quy định tại Điểm b khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư số 141/2011/TT – BTC.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Giáo viên có thời gian nghỉ hè trùng với thời gian nghỉ sinh con thì giải quyết thế nào?. Chúng tôi hi vọng rằng chị có thể vận dụng các kiến thức kể trên đểsử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn chị vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công tyLuật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Hương Diền

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Giáo viên có thời gian nghỉ hè trùng với thời gian nghỉ sinh con thì giải quyết thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề