Giáo viên trường trung học phổ thông dân tộc nội trú có phải trực quản sinh cả ngày lẫn đêm hay không?

Tóm tắt câu hỏi

Kính chào luật sư!
Chúng tôi là giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở. Chúng tôi muốn hỏi có văn bản nào quy định giáo viên trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở phải đi trực quản lý học sinh ngoài giờ giáo viên lên lớp không? Hiện giờ trường tôi dạy các giáo viên đã dạy đủ định mức theo quy định 17 tiết/ tuần nhưng nhà trường vẫn phân công giáo viên đi trực thay nhau cả ngày và cả đêm ngủ tại trường. Như vậy có đúng quy định không? nếu đúng thì căn cứ văn bản nào? Cảm ơn luật sư.
Trân trọng
Người gửi: Nguyễn Thế Hiển
giaovien3 1488256900796

Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Lao động năm 2012;
– Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
Văn bản hợp nhất số 03/VBHN – BGDĐT về ban hành quy định về chế độ làm việc với giáo viên phổ thông. 

2/ Giáo viên trường trung học phổ thông dân tộc nội trú có phải trực quản sinh cả ngày lẫn đêm hay không? 

Điều 31 Thông tư 12/2011/TT BGDĐT có quy định về nhiệm vụ của giáo viên trường trung học như sau:
1. Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;
c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh;
d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;
đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;
e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh;
b) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;
c) Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;
d) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;
đ) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng […]
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN – BGDĐT về thời gian làm việc, thời gian nghỉ hàng năm của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông thì:
“2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học;
b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ;
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
[…]
3. Thời gian nghỉ hàng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè hàng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hàng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hàng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định”. 
Căn cứ theo các quy định về nhiệm vụ cũng như về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi của giáo viên nêu trên, có thể thấy, pháp luật hiện hành không đặt ra bất kì một quy định nào liên quan đến việc giáo viên phải trực quản sinh. Chính vì lẽ đó mà việc bạn là giáo viên trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở phải trực cả ngày lẫn đêm và ngủ tại trường cũng không được pháp luật quy định một cách cụ thể. 
Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 107 Bộ luật lao động năm 2012 thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt sau đây mà người lao động không được phép từ chối:
Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa. 
Như vậy, mặc dù pháp luật không có quy định cụ thể nào liên quan đến việc giáo viên trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở phải trực quản sinh cả ngày lẫn đêm nhưng trong những trường hợp đặc biệt như để bảo vệ tính mạng học sinh, hay tài sản của nhà trường trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa mà nhà trường có đợt điều động thì bạn không được phép từ chối và phải tiến hành thực hiện. 
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề Giáo viên trường trung học phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở có phải trực quản sinh cả ngày lẫn đêm hay không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Phạm Nhung

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Giáo viên trường trung học phổ thông dân tộc nội trú có phải trực quản sinh cả ngày lẫn đêm hay không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề