Xử phạt hành vi gọi điện làm phiền qua điện thoại

Posted on Tư vấn luật hành chính 437 lượt xem

Nội dung câu hỏi

Thường xuyên bị nhân viên FE credit gọi làm phiền yêu cầu cho vay, dù đã chặn trên 30 số điện thoại, tôi có kiện họ về hành vi quấy rối được không (xin cho biết họ đã vi phạm điều luật nào) và cách thức như thế nào. Xin chân thành cám ơn!

Khong co tieu de 1920 × 1080 px 5

Luật sư tư vấn

Xin chào quý khách! Cảm ơn quý khách đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về vấn đề của quý khách, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
  • Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vưc bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử

Xử phạt hành vi gọi điện làm phiền qua điện thoại

Dựa trên thông tin quý khách cung cấp, chúng tôi xác định trong trường hợp này quý khách không có quan hệ gì với người vay và cũng không vay nợ gì với công ty FE Credit nên phía FE CRedit không được quyền gọi điện, gửi thông tin và yêu cầu cho quý khách vay vốn.

Căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP:

“g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.”

Như vậy, hành vi của Công ty FE Credit trong trường hợp trên là hành vi sử dụng thông tin số để quấy rối người khác và hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Ngoài ra, hành vi này có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b Khoản 8 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. 

Hành vi quấy rối, làm phiền người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác căn cứ quy định tại Điều 155 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”

Ngoài ra, hành vi này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống theo quy định tại Điều 156 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đỏi, bổ sung 2017:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, quý khách có thể báo cho doanh nghiệp viễn thông mà quý khách đang là khách hàng để được hỗ trợ hoặc gửi đơn tố cáo đến cơ quan Công an cấp huyện nơi quý khách cư trú để xử lý hành vi của Công ty FE-Credit.

Tùy từng mức độ về hành vi quấy rối, làm phiền người khác, công ty FE-Credit sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật hiện hành.

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề