Hành vi đe dọa, chửi bới người khác bị xử lý thế nào?

Tóm tắt câu hỏi :

Gia đình em và chú ruột có mâu thuẫn do chú ruột kiện tụng đòi chia đất đai do ba em đứng tên sổ đỏ. Do việc kiện của chú em không có căn cứ nên các cấp chính quyền từ thôn đến xã và huyện đều không giải quyết theo nguyên đơn của chú em. Sau đó thôn có gọi ba và chú đến cùng hoà giải nhưng ông ta liên tục đe doạ sẽ viết đơn kiện (thực chất là bôi nhọ) gia đình em lên tỉnh rồi tới trung ương và sẽ đến cơ quan nơi các thành viên trong gia đình em đang làm việc để bôi nhọ, quấy rối. Hiện ông ta không những liên tục xúc phạm, chửi bới mà còn đe doạ sẽ dùng vũ lực gây tổn hại đến sức khoẻ của những người trong gia đình em (doạ giết). Vậy em nhờ VPLS tư vấn giúp, gia đình em có thể kiện hành vi của ông ta hay không và căn cứ vào đâu? Em xin cảm ơn!
Người gửi: Minh Tiến
hanh vi chui boi lang ma nguoi khac 19838 1711301403404161 1

Luật sư tư vấn :

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý :

– Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống bạo lực gia đình;
-Bộ luật hình sự 1999;

2/ Hành vi đe dọa, chửi bới người khác bị xử lý thế nào?

Theo như thông tin bạn cung cấp thì chú của bạn đã có những hành vi bôi nhọ, quấy rối gia đình bạn, không những thế còn doạ sẽ dùng vũ lực để gây tổn hại đến sức khoẻ của những người trong gia đình bạn.
Đối với hành vi chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm uy tín người khác sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a) Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
… “.
Ngoài ra, chú của bạn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự 1999 như sau:
Điều 121. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Đối với hành vi đe dọa giết người, chú bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 103 Bộ Luật Hình sự năm 1999 như sau:
Điều 103. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Đối với nhiều người;
b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
c) Đối với trẻ em;
d) Để che giấu hoặc trốn tránh  việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội phạm tội đe dọa giết người theo quy định tại Điều 103 Bộ luật hình sự năm 1999  bao gồm:
+ Chủ thể của tội phạm:
Người phạm tội có thể là bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.
+ Khách thể của tội phạm:
 Khách thể của tội đe dọa giết người là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người. Đối tượng tác động là con người.
+ Mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.
+ Mặt khách quan của tội phạm:
Người phạm tội có hành vi thể hiện sẽ tước đoạt tính mạng người khác. Hành vi này có thể là lời đe dọa với những hình thức khác nhau hoặc có thể là những cử chỉ, việc làm cụ thể gián tiếp thể hiện sự đe dọa, gây ra cho người bị đe dọa tâm lí lo sợ hoang mang. Tuy nhiên, không phải tất cả những hành vi đe dọa giết người đều cấu thành tội đe dọa giết người. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Để đánh giá người bị đe dọa có phải ở trong tình trạng tâm lí như vậy hay không cần phải dựa vào những tình tiết như nội dung và hình thức đe dọa, thời gian, địa điểm cũng như hoàn cảnh cụ thể khi hành vi đe dọa xảy ra; tương quan giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa; thái độ và những xử sự cụ thể của người bị đe dọa sau khi bị đe dọa…
Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi của mình, gia đình bạn có thể làm đơn tố cáo tới cơ quan công an hoặc gửi đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chú bạn đang cư trú để yêu cầu giải quyết.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề Hành vi đe dọa, chửi bới người khác bị xử lý thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Vũ Thùy Trang

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Hành vi đe dọa, chửi bới người khác bị xử lý thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

5/5 - (1 bình chọn)

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề