Hành vi đe dọa giết người trên Facebook có thể bị xử lý hình sự không?

Hiện nay, với sự phát triển của mạng xã hội, xuất phát từ sự phức tạp, tính công khai của nó dẫn đến nhiều mối đe dọa cho con người, trong số đó là đe dọa giết người qua mạng xã hội như facebook, zalo,… Một người không quen biết cũng có thể dọa giết người khác chỉ vì sự tức tối khi người kia bình luận quan điểm của mình về trạng thái mà người này đăng, hay chỉ là đăng những hình ảnh mang tính phê phán một nhóm người cũng có thể bị đe dọa lại…. Xuất phát từ tình trạng này Luật Việt Phong xin tư vấn về tội đe dọa giết người trên facebook để mọi người có thể hiểu hơn về tội này và kiểm soát hành vi của mình cũng như an tâm hơn khi gặp phải những vấn đề liên quan.
Bài viết liên quan:
Cơ sở pháp lý:
tai xuong 2106091404209294023360 1

Luật sư tư vấn:

Hành vi đe dọa giết người trên facebook sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự khi đáp ứng đủ các dấu hiệu phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015, tại Điều 133: 
Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

 Để hiểu rõ hơn về tội đe dọa giết người thì Luật Việt Phong phân tích về cấu thành tội phạm của tội này:
– Về khách thể của tội phạm: khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ mà bị tội phạm này xâm phạm. Ở đây, tội đe doạ giết người đã xâm phạm đến quyền sống của con người, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, được quy định tại chương XIV về các tội xâm phạm đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người
– Về mặt khách quan tội đe dọa giết người:

+ Có hành vi đe dọa nạn nhân, sự đe dọa trên có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn như bằng việc nhắn tin, quay video đe dọa, có những hành vi thực tế sửa soạn cho hành vi của mình…..hành động đe dọa này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp và nhằm vào một người cụ thể. Hành vi đe doạ giết người chỉ cấu thành tội đe doạ giết người khi hành vi đó đã làm cho người bị đe doạ thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện.
+ Hậu quả: hành vi của người phạm tội gây ra tâm lý bất an, lo sợ, tinh thần không ổn định cho người bị đe dọa. Nếu như việc đe dọa chỉ là vu vơ, không có căn cứ cho rằng người đe dọa sẽ thực hiện hành vi giết người hay hăm dọa không hướng tới đối tượng cụ thể nào thì không cấu thành tội đe dọa giết người.
+ Về mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả: hành vi đe dọa là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người bị đe dọa bị hoang mang, lo sợ, ảnh hưởng về tinh thần, sức khỏe.
Để đánh giá người bị đe dọa có ở trong tình trạng tâm lí như vậy hay không, cần phải dựa vào những tình tiết sau:
+ Nội dung và hình thức đe dọa của người đe dọa
+ Thời gian, địa điểm cũng như hoàn cảnh cụ thể khi hành vi đe dọa xảy ra;
+ Sự tương quan về lực lượng giữa người đe dọa và người bị đe dọa;
+ Thái độ và xử sự của người bị đe dọa sau khi họ bị đe dọa
– Về mặt chủ quan: là những biểu hiện bên trong của tội phạm,là thái độ tâm lý của người phạm tội. Lỗi ở đây là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Ngoài ra ở mặt chủ quan còn bao gồm các dấu hiệu động cơ, mục đích của tội phạm.
– Về chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là bất kỳ người nào, đây là chủ thể thường, không phải là chủ thể đặc biệt. Chủ thể của tội phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định của pháp Luật hình sự thực hiện hành vi đe dọa giết người. 
Trên thực tế, khi rơi vào trường hợp nạn nhân của hành vi đe dọa sẽ giết người thì nạn nhân nên bình tĩnh, báo cho cơ quan và người có thẩm quyền để giải quyết, không nên quá hoang mang, lo sợ. Đặc biệt khi dùng các trang mạng xã hội như facebook người dùng nên cẩn thân về những bình luận hay những dòng trạng thái hay cách ứng xử của mình đối với người khác, đặc biệt là đối với bọn côn đồ, những tội phạm hoạt động có tổ chức mà cơ quan chức năng chưa phát hiện ra và xử lý, điều này sẽ giữ cho người sử dụng một không gian mạng xã hội an toàn hơn.  
Trên đây là tư vấn của Luật Việt Phong về tội đe dọa giết người trên Facebook. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Hành vi đe dọa giết người trên Facebook có thể bị xử lý hình sự không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề