Hành vi nào được coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh ?

Tóm tắt câu hỏi:

Được biết uy tín công ty Luật Việt Phong đã lâu, tôi có câu hỏi thắc mắc về những hành vi thế nào được coi là vi phạm luật cạnh tranh theo quy định của pháp luật hiện hành. Mong luật sư tư vấn cho tôi. Xin cám ơn.

Người gửi: Nguyễn Hoàng Hà ( Hưng Yên )

Hành vi nào được coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh ?

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

Theo quy định Luật cạnh tranh năm 2004, các hành vi được coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh bao gồm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

 Điều 8, Điều 9 Luật cạnh tranh năm 2004 quy định về Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 

– Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị pháp luật cấm  khi các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên:

+Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;

+Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ;

+ Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ;

+Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;

+ Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;

– Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

+  Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;

+ Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận;

+  Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

 Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, hành vi lạm dụng vị trí độc quyền

–  Hành vị lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm – Điều 13 Luật cạnh tranh 2004

+Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;

+ Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;

+ Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;

+Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh;

+ Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;

+ Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.

– Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm ( Điều 14 Luật cạnh tranh năm 2004)

+Các hành vi quy định tại Điều 13 của Luật này;

+Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;

+Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng.

 Hành vi cạnh tranh không lành mạnh (tại Điều 39 Luật cạnh tranh 2004)

– Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;

– Xâm phạm bí mật kinh doanh;

– Ép buộc trong kinh doanh;

– Gièm pha doanh nghiệp khác;

– Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;

– Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

– Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

– Phân biệt đối xử của hiệp hội;

– Bán hàng đa cấp bất chính;

– Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 của Luật này do Chính phủ quy định.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về hành vi nào được coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Hành vi nào được coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh ?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

1/5 - (1 bình chọn)

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề