Hiệu lực truy nã của tội phạm

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư, tôi có câu hỏi như sau, lệnh truy nã có thể bị hủy sau thời gian dài không? Khi có lệnh truy nã, người phạm tội có thể trốn đến khi hết thời hạn lệnh truy nã không? Mong luật sư giải đáp. Xin cám ơn. 

Người gửi: Hữu Long (Nam Định)

hiệu lực của lệnh truy nã

 

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Điều 23 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2003 quy định về Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

a) Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;

b) Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;

c) Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng;

d) Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên một năm tù, thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới.

Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ.

Khoản 3 điều 169 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2003 quy định  Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can, thì có thể đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can.

2. Tư vấn giải quyết vấn đề

Theo quy định pháp luật, truy nã là việc cơ quan điều tra ra một quyết định truy tìm tung tích, bắt giam trở lại đối với người vi phạm pháp luật hình sự, khi có dấu hiệu bỏ trốn khỏi nơi cư trú, hoặc nơi thi hành án, đến một địa bàn khác, với các thủ đoạn khác nhau như thay đổi tên gọi, thay đổi hình dáng, thông tin cá nhân… để trốn tránh pháp luật.

Căn cứ theo khoản 3 điều 169 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2003, trong trường hợp bị can bỏ trốn mà không biết rõ đang ở đâu, cơ quan điều tra tiến hành truy nã, viện Kiểm sát Nhân dân ra quyết định tạm đình chỉ vụ án.

Bên cạnh đó, theo quy định tại điều 23 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009, trong thời gian thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự vẫn còn, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ.

Trường hợp đã có lệnh truy nã bị can trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được tính lại kể từ khi người đó tự thú hoặc bị bắt giữ.

Theo quy định tại mục 13 phần II, Công văn số 81/2002 ngày 10 tháng 6 năm 2002 của Tòa án nhân dân tối cao về việc giải đáp các vấn đề nghiệp vụ thì hiệu lực của quyết định (lệnh) truy nã như sau: “Quyết định (lệnh) truy nã chỉ hết hiệu lực khi người bị truy nã đã chết hoặc bị bắt giữ theo quy định (lệnh) truy nã hoặc trong trường hợp có quyết định đình nã của cơ quan điều tra”. Như vậy, hiệu lực truy nã tội phạm sẽ chỉ chấm dứt khi người bị truy nã chết hoặc bị bắt giữ, và đương nhiên lệnh truy nã sẽ không thể bị hủy sau thời gian dài.

Quyết định truy nã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người phát hiện, bắt, giữ tội phạm. Bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải đối tượng bị truy nã đến CQCA, VKS hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến CQĐT có thẩm quyền (Điều 82, Bộ luật Tố tụng hình sự).

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong  về Hiệu lực của lệnh truy nã. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Hiệu lực truy nã của tội phạm
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề