Hình thức xử lý kỷ luật đối với sỹ quan quân đội vi phạm pháp luật

Luật sư cho tôi hỏi, tôi chạy vào can bố tôi thì bị 1 người đạp, vì bị đạp trúng nên theo phản xạ, tôi đấm 1 cái vào mặt người đó, sau khi bị đánh trúng, người đó có ý lấy gạch đá để ném tôi thì tôi chạy lại, khi chạy lại thì người đó lao vào và bóp bộ hạ tôi, do bị đau nên tôi đã đấm lại người đó, sau khi bị tôi đánh trả lại thì người đó lao vào lấy xẻng và vung lên ngang hông thì bố tôi chạy vào vật ngã, còn tôi lúc này chạy vào giật xẻng, sau đó thì 2 bên được người dân kéo ra ngoài. Tối đó người ấy đi khám xquang và kết quả ghi “có hiện tượng tổn thương xương xọ, cần theo dõi thêm” hiện tại thì tôi là bộ đội và với sự việc như trên thì tôi có vi phạm pháp luật ko ạ

Tiến

cac truong hop khong xu phat vi pham hanh chinh 1

Căn cứ pháp lý

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến việc xử lý vi phạm đối với hành vi xâm hại đến an toàn, tính mạng, sức khỏe của người khác/

Dựa theo thông tin được cung cấp, hành vi đánh nhau gây thương tích gây mất trật tự công cộng thì các cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt theo điều 5 Nghị định 167/2013 quy định:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác; 

Tuy nhiên do thông tin ban đầu chưa rõ ràng, cụ thể về mức độ tổn thương sức khoẻ tuy nhiên căn cứ theo điều 134 BLHS 2015, cá nhân có hành vi xâm hại đến an toàn tính mạng, sức khoẻ của người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu vi phạm:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; 
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; 
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; 
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; 
đ) Có tổ chức; 
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; 
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; 
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; 
i) Có tính chất côn đồ; 
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Theo đó, khi có giám định về mức độ tổn thương nếu trên 11% hoặc dưới 11% nhưng phải kèm theo các dấu hiệu được quy định kèm theo khoản 1 điều 134 thì sẽ đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Ngoài ra, trong trường hợp này, người có hành vi vi phạm là quân nhân tại ngũ cho nên việc xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự được thực hiện tại Toà án quân sự căn cứ theo điều 272 BLTTHS quy định:

Điều 272. Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự
1. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử:
a) Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân;
b) Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.
2. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về xử lý hành vi xâm hại đến an toàn, tính mạng, sức khoẻ của người khác. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Lưu Linh

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề