Hộ gia đình kinh doanh quán game gây rối hoạt động kinh doanh của quán khác thì bị xử lý như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Hộ gia đình kinh doanh quán game gây rối hoạt động kinh doanh của quán khác thì bị xử lý như thế nào?

Chào luật sư, Luật sư cho tôi hỏi về trường hợp này. Nhà hàng xóm và nhà tôi đều mở quán game. Nhưng vì nhà tôi có chế độ tốt hơn nên khách sang nhà tôi chơi nhiều hơn trong đó có nhiều khách cũ của nhà hàng xóm. Nhà hàng xóm vì ghen tức nên đã nghĩ cách phá nhà tôi. Nhà hàng xóm đã nhờ một người chơi sang chơi bên nhà tôi và lấy cắp mã IP của nhà tôi, khiến cho nhà tôi không thể kinh doanh được trong vòng một tháng. Lúc đầu nhà tôi không biết nghĩ mạng nhà bị hỏng và tìm cách sửa chữa nhưng không được, cuối cùng phát hiện ra là do nhà hàng xóm gây ra. Tôi đã ra trình báo Công an phường và yêu cầu Công an xử lý nhưng họ lại yêu cầu hai nhà chúng tôi tự giải quyết với nhau vì hành vi đó không vi phạm về hành chính và chưa đến mức bị xử lý hình sự nên họ không thể xử lý được. Vậy luật sư cho tôi hỏi: hành vi của nhà hàng xóm có bị xử lý về tội gì không? 

Người gửi: Nguyễn Đình Hiếu (Hà Nội)

game 1

( Ảnh minh họa:Internet)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào anh! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của anh, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho anh như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Bộ Luật dân sự năm 2014;

– Luật Cạnh tranh năm 2004;

– Nghị định 71/2014/NĐ – CP quy định chi tiết Luật cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh;

2/ Hộ gia đình kinh doanh quán game gây rối hoạt động kinh doanh của quán khác thì bị xử lý như thế nào?

Hành vi nhờ người sang chơi để lấy cắp địa chỉ IP làm cho quán Internet của gia đình anh không thể kinh doanh được điều chỉnh bởi Bộ Luật dân sự và Luật Cạnh tranh.

Theo Bộ luật dân sự thì với hành vi đã gây ra, gia đình hàng xóm phải thực hiện bồi thường thiệt hại cho gia đình anh. Đó là chế tài dân sự dành cho các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Theo Bộ Luật dân sự thì hai gia đình sẽ thỏa thuận về mức độ bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Nếu các bên không thể thoả thuận thì một trong các bên có thể khởi kiện ra tòa để yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề bồi thường. Trình tự và thủ tục khởi kiện ra tòa phải tuân theo quy định pháp luật dân sự, cụ thể là Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. 

Bên cạnh Bộ Luật dân sự, Luật cạnh tranh cũng có quy định để bảo vệ doanh nghiệp (doanh nghiệp theo Luật cạnh tranh được hiểu bao gồm cả các loại hình công ty, doanh nghiệp tư nhân; hộ gia đình, cá nhân kinh doanh; hiệp hội doanh nghiệp… tất cả các loại hình kinh doanh) trước những hành vi làm hạn chế cạnh tranh gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại phần lớn cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Theo Luật cạnh tranh, hành vi trên của nhà hàng xóm là hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác – một trong các hành vi thuộc nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hành vi trên sẽ bị xử lý theo Nghị định 71/2014/NĐ – CP và trình tự thủ tục để xử lý vụ việc cạnh tranh được quy định cụ thể trong Luật Cạnh tranh năm 2004. 

Điều 44. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác

Cấm doanh nghiệp gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.”

Mức phạt vi phạm đối với hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác được quy định tại Điều 32 Nghị định 71/2014/NĐ – CP như sau:

“Điều 32. Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác

1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:

a) Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác làm cho doanh nghiệp bị gây rối không thể tiếp tục tiến hành hoạt động kinh doanh một cách bình thường;

b) Hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 28 của Nghị định này.”

Đối với việc khởi kiện tại Tòa án về vụ án dân sự sẽ mất nhiều thời gian, chi phí cũng như công sức của các bên trong vụ kiện với các thủ tục bắt buộc phải tuân thủ. Trong khi đó số tiền có thể thu  được từ vụ kiện lại chưa chắc  đảm bảo lợi ích tối đa có được. Nếu anh chọn cách bảo vệ bằng Luật cạnh tranh thì anh cũng phải thực hiện thủ tục tố tụng theo quy định của Luật cạnh tranh (trước tiên phải làm đơn khiếu nại gửi Cục quản lý cạnh tranh để Cục xem xét thụ lý đơn) và theo Luật cạnh tranh, số tiền xử phạt sẽ được nộp cho Nhà nước, doanh nghiệp khiếu nại không được hưởng số tiền đó. Vì mục đích của Luật cạnh tranh là bảo vệ sự cạnh tranh bình đẳng trong kinh doanh và thường được sử dụng để xử lý các doanh nghiệp lớn gây ảnh hưởng cho nền kinh tế. Nghĩa là nếu anh chọn cách khiếu nại lên Cục quản lý cạnh tranh thì lợi ích mà anh có được sẽ không lớn. 

Đối với vụ việc của anh, thực tế cách giải quyết tốt nhất đó là hai gia đình tự thương lượng mức bồi thường theo cách mà Công an phường nơi anh sống đã hướng dẫn. Với tình cảm của hai gia đình bao lâu nay, chúng tôi tin chắc hai bên sẽ giải quyết được vấn đề này một cách trọn vẹn nhất. 

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Hộ gia đình kinh doanh quán game gây rối hoạt động kinh doanh của quán khác thì bị xử lý như thế nào?. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Hộ gia đình kinh doanh quán game gây rối hoạt động kinh doanh của quán khác thì bị xử lý như thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề