Hợp đồng dân sự có vô hiệu hay không?

Posted on Tư vấn luật dân sự 249 lượt xem

Tóm tắt tình huống

Xin chào Luật sư! Gia đình tôi có một miếng đất ở, nhà cấp 4 mới xây được 1 năm và có trồng cây lâu năm trên đó diện tích là 2000 m2. Do cha tôi vốn là nông dân nên không am hiểu nhiều về pháp luật thêm cuộc sống khó khăn nên phải đi vay tiền để có vốn làm ăn, do không hiểu nhiều về pháp luật nên đã bị người khác lợi dụng chiếm đoạt miếng đất và căn nhà trên đất, vụ việc cụ thể như sau: Ngày 20/12/2013, cha tôi đến nhà bà Hoa ngụ cùng xóm để hỏi vay 40 triệu đồng để làm vốn làm ăn, bà Hoa có am hiểu một chút về pháp luật và thấy cha tôi cần tiền gấp nên bảo cha tôi đến văn phòng công chứng để làm giấy thế chấp tài sản là miếng đất cùng với căn nhà thì mới chịu cho vay nhưng thật chất là bà Hoa muốn làm giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất để chiếm cả căn nhà và miếng đất với giá chỉ có 40 triệu đồng nhưng nói dối với cha tôi là chỉ làm giấy thế chấp, thấy tình nghĩa xóm làng nên cha tôi cũng tin mà không chút nghi ngờ và do cần tiền gấp nên cũng nghe theo bà Hoa. Đến phòng công chứng bà Hoa lập hợp đồng chuyển nhượng sau đó kêu cha tôi ký và do tin tưởng hàng xóm nên cha tôi không đọc kỹ mà chỉ biết ký, không để ý đó là hợp đồng chuyển nhượng mà tưởng là hợp đồng thế chấp. Sau đó bà Hoa lấy hợp đồng chuyển nhượng đã công chứng đó đi đăng ký quyền sử dụng đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vụ việc chỉ bị phát hiện khi bà Hoa yêu cầu cha tôi giao đất và nhà khi trong tay bà đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Gia đình tôi không biết có đòi lại phần đất đó được không trong khi cha tôi chỉ có ý muốn thế chấp để vay được tiền mà không phải là chuyển nhượng. Kính mong Luật sư tư vấn giúp gia đình tôi.
Người gửi: Quốc Hưng
tai xuong 9 1

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Dân sự 2015;
– Luật hôn nhân gia đình 2014.

2/ Hợp đồng dân sự có vô hiệu hay không?

Về mặt thủ tục pháp lý thì hợp đồng chuyển nhượng đất giữa ba bạn và bà Hoa đã hoàn thành (có công chứng, đã sang tên). Nếu bạn muốn tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu, bạn cần chứng minh bằng một trong hai phương án sau:
* Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối
Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép bộ luật Dân sự 2015
“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.”
Trong trường hợp của bạn bạn cần kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối và yêu cầu tòa hủy Quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Với yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối thì phải có chứng cứ chứng minh có sự lừa dối. Ý chí của ba bạn là vay nên khi ký hợp đồng thế chấp, chứ không chuyển nhượng QSDĐ. Vay thì phải có thời hạn vay, lãi suất và phương thức trả lãi và gốc. Vậy cha bạn vay bao lâu, có trả tiền lãi không? Có biên nhận vay và biên nhận trả lãi không? Nếu có trả tiền lãi thì đây là chứng cứ để chứng minh cho sự lừa dối, tức là thế chấp để vay chứ không phải chuyển nhượng. Ngoài ra còn có thể chứng minh sự bất hợp lý của hợp đồng chuyển nhượng đất. Vì dụ giá trị QSDĐ có thể ước tính  là rất lớn (vài trăm triệu đồng hoặc tỷ đồng) mà chuyển nhượng chỉ có 40 triệu.
* Hợp đồng vô hiệu do chủ thể không phù hợp
Căn cứ điểm a, khoản 1 Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự bộ luật Dân sự 2015
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;”
Khoản 2 Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình bộ luật Dân sự 2015
“2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.”
Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung luật Hôn nhân gia đình 2014
“1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”
Mặt khác có thể chứng minh hợp đồng vô hiệu do vi phạm chủ thể kí kết hợp đồng được quy định cụ thể trong bộ luật Dân sự 2015, và luật Hôn nhân gia đình 2014.
– Đất cấp cho hộ gia đình, nhưng hợp đồng không có sự đồng ý của các thành viên.
– Hoặc đất là tài sản chung của ba mẹ bạn, nhưng khi chuyển nhượng không có sự đồng ý của mẹ bạn.
Tóm lại cha bạn có thể khởi kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên phải có chứng cứ như đã trình bày ở trên (thỏa thuận về thời hạn vay, số tiền vay, lãi suất, biên nhận trả lãi; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất  cấp cho hộ gia đình; hoặc đất là tài sản chung của ba mẹ bạn…).
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về vấn đề hiếp dâm người chuyển giới. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Đỗ Thị Minh Phương

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Hợp đồng dân sự có vô hiệu hay không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề