“Hợp đồng tình ái” qua tin nhắn có được coi là bằng chứng?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư, tôi năm nay 25 tuổi có quen một anh là chủ doanh nghiệp bất động sản đã có gia đình. Anh ta và tôi thỏa thuận với nhau qua tin nhắn điện thoại rằng nếu tôi đáp ứng nhu cầu về tình cảm cho anh ta trong 6 tháng thig anh ta sẽ đáp lại bằng 500 triệu đồng. Sau khi kết thúc 6 tháng,anh ta tiếp tục muốn quan hệ tình cảm với tôi nhưng tôi không đồng ý nên anh  ta dọa sẽ tố cáo tôi về tội lừa đảo. Vậy tôi muốn hỏi, liệu tôi phạm tội lừa đảo hay không? Tin nhắn thỏa thuận của tôi và anh ta tôi vẫn còn lưu trong điện thoại, liệu tôi có thể sử dụng để chứng minh mình vô tội?
Rất mong luật sư có thể tư vấn giúp tôi trong trường hợp này. Tôi xin chân thành cảm ơn:
Người gửi giấu tên.
1474613859 147461384162194 thumbnail 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Việt Phong, về vấn đề của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:

1, Căn cứ pháp lí

– Bộ luật tố tụng hình sự 2003;
– Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009.

2, “Hợp đồng tình ái” qua tin nhắn có được coi là bằng chứng?

Trước hết, theo khoản 1, khoản 4, điều 139, Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: 
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Trong trường hợp của bạn, hai người hoàn toàn tự nguyện để đi đến thỏa thuận về tình cảm chứ không hề có sự lừa dối ở đây. Vì vậy, bạn sẽ không bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Về vấn đề chứng cứ, được quy định cụ thể tại Điều 64, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 như sau:
1. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
2. Chứng cứ được xác định bằng:
a) Vật chứng;
b) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
c) Kết luận giám định;
d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.
Thực tế trong lĩnh vực tố tụng hình sự hiện nay chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về việc thu thập chứng cứ điện tử. Theo Tiến sĩ Trần Văn Hòa, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống Tội phạm công nghệ cao cho rằng: “Chứng cứ điện tử là những chứng cứ được lưu giữ dưới dạng tín hiệu điện tử trong máy tính hoặc trong các thiết bị có bộ nhớ kỹ thuật số có liên quan đến vụ án hình sự”. 
Như vậy, tin nhắn điện thoại cũng có thể được coi là chứng cử điện tử với điều kiện khách quan, không làm thay đổi thông tin được lưu trữ và dữ liệu phải được lưu lại đúng quy trình.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về “Hợp đồng tình ái” qua tin nhắn có được coi là bằng chứng? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Hoàng Phương Dung

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: “Hợp đồng tình ái” qua tin nhắn có được coi là bằng chứng?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề