Hủ tục kết hôn “nối dây” lạc hậu bị pháp luật cấm

Posted on Tư vấn luật hôn nhân 425 lượt xem

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư! Tôi có người chị họ  kết hôn cùng với anh rể tôi từ năm 2007, hai người chung sống cùng gia đình anh rể tôi và có với nhau 2 người con, Đến năm 2015, anh rể tôi bị bệnh chết đột ngột. Theo phong tục của vùng, chị họ tôi phải kết hôn ” nối dây ” cùng  em trai của anh rể tôi. Chị họ tôi mặc dù không đồng ý song do hai bên gia đình cưỡng ép, chị họ tôi và em trai của anh rể tôi đã phải sống với nhau như vợ chồng. Xin hỏi: trường hợp của chị họ tôi có vi phạm pháp luật không? nếu có vi phạm thì vi phạm những quy định nào của pháp luật?

Người gửi: Hà Thị Hoa (Hà Giang)

Hủ tục kết hôn

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn ! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn , công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Văn bản Danh mục các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ hoặc cấm áp dụng ban hành kèm Nghị định 126/2014/NĐ-CP.

 – Luật hôn nhân gia đình 2014

2/ Tục kết hôn” nối dây” có vi phạm pháp luật hay không?

Căn cứ văn bản Danh mục các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ hoặc cấm áp dụng ban hành kèm Nghị định 126/2014/NĐ-CP.

Việc kết hôn theo tập tục ” nối dây ” là một trong những tập quán bị cấm áp dụng vì vậy việc thực hiện kết hôn theo tập tục nối dây được xem là vi phạm quy định của pháp luật.

Đồng thời  Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn:

“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

  Điều 12 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật:

“1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

3. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này.”

Theo tình huống bạn đưa ra, chị họ của bạn không đồng ý kết hôn cùng em trai của anh rể bạn anh C song gia đình hai bên cưỡng ép hai người chung sống như vợ chồng. Vậy khoản 2  Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình:

” 2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Vậy gia đình chị họ bạn và gia đình anh rể bạn đã thực hiện hành vi cưỡng ép kết hôn một trong những hành vi bị pháp luật cấm.

Do chị họ bạn và em trai của anh rể bạn  là quan hệ em trai, chị dâu nên việc kết hôn của hai người không được pháp luật cho phép. Hành vi kết hôn ” nối dây ” không chỉ vi phạm quy định của pháp luật còn xâm phạm đạo đức chuẩn mực của xã hội. 

Như vậy gia đình chị họ bạn và gia đình anh rể bạn đã có hành vi vi phạm quy định của pháp luật khi cưỡng ép chị họ của bạn kết hôn cùng em trai của anh rể bạn  anh. Ngoài ra, tập tục kết hôn ” nối dây ” là một tập tục bị pháp luật cấm áp dụng được quy định tại Danh mục các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ hoặc cấm áp dụng ban hành kèm Nghị định 126/2014/NĐ-CP.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về hủ tục kết hôn “nối dây” lạc hậu bị pháp luật cấm. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý

LUẬT VIỆT PHONG – PHÒNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Hủ tục kết hôn “nối dây” lạc hậu bị pháp luật cấm
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề