Khả năng nhận thức và trách nhiệm pháp lý của chủ thể.

Tóm tắt câu hỏi:

Khả năng nhận thức và trách nhiệm pháp lý của chủ thể

Trên đường đi làm về, A rẽ vào quán uống rượu. Sau khi đi từ quán về nhà, A bị say rượu và rẽ vào mua xăng. Trong lúc chờ bơm xăng, A châm thuốc lá hút. Sau đó, A sơ ý vứt điếu thuốc đang cháy dở xuống đất, gây cháy. Hỏi A có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?

Người gửi: Nguyễn Trọng Hoàn 

Khả năng nhận thức và trách nhiệm pháp lý của chủ thể

( Ảnh minh họa:Internet)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn ! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009;

– Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

–  Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

2/ Khả năng nhận thức và trách nhiệm pháp lý của chủ thể

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì A bị say rượu và rẽ vào mua xăng, trong lúc chờ bơm xăng, A châm thuốc lá hút. Sau đó, A sơ ý vứt điếu thuốc đang cháy dở xuống đất, gây cháy thì trong trường hợp này A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi nói trên tùy theo mức độ thiệt hại mà hành vi gây ra. Xác định lỗi của A trong trường hợp này: việc A bị say không phải do lỗi của một chủ thể nào khác chuốc rượu hoặc buộc A phải uống, A uống rượu là do tự A thực hiện cho nên A có lỗi với tình trạng say của mình.

Tại Điều 14 Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) quy định: “Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”. 

Theo đó, A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 240 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy như sau:

“1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 năm đến 8 năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm”.

Trong trường hợp hậu quả của hành vi vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy của A không đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì A sẽ bi xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ:

“1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại dưới 2.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vô ý vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, ngây thiệt hại từ 2.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vô ý vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy đxảy ra cháy, ngây thiệt hại từ 10.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vô ý để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi do thiếu trách nhiệm để xảy ra cháy, nổ.

6. Phạt tiền t30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vô ý để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại trên 50.000.000 đồng.”

Giả sử, trường hợp A chỉ hút thuốc tại trạm xăng mà không vứt tàn thuốc gây cháy tại trạm xăng thì A vẫn bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định pháp luật. Hành vi của A trong trường hợp trên là hút thuốc lá tại khu vực có nguy cơ cháy nổ cao, cụ thể: trạm xăng. Theo quy định của pháp luật, đây là hành vi bị cấm, được quy định cụ thể tại Luật phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2012 như sau:

“Điều 11. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn

Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:

a) Cơ sở y tế;

b) Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

c) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;

d) Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.”…

Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy là cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 5 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP nhưng có yêu cầu cao về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Theo đó, cửa hàng kinh doanh xăng dầu thuộc vào danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ được ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.

Vì vậy, nghĩa vụ của người hút thuốc lá là không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá. Nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt bằng các hình thức sau:

“Điều  23. Vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng;

b) Bỏ mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.”

Theo đó, nếu A hút thuốc tại nơi công cộng như vậy thì sẽ bị xử phạt mức phạt hành chính như trên.

Trên đây là tư vấn  của công ty Luật Việt Phong về Khả năng nhận thức và trách nhiệm pháp lý của chủ thể. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Khả năng nhận thức và trách nhiệm pháp lý của chủ thể.
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề