Khám chữa bệnh vượt tuyến, chi chả thế nào?

Tóm tắt tình huống

Thời gian qua vì sức khỏe không được tốt nên tôi đã đăng ký khám chữa bệnh ở bệnh viện huyện. Ngày 12/6 tôi phải vào nhà dì ở thành phố vì có việc riêng và ngày hôm đó tôi bị đau ruột thừa cấp tính  cần phải nhập viện phẫu thuật gấp, vì vậy tôi đã vào nhập viện và phẫu thuật tại bệnh viện đa khoa tỉnh. Ngày 20/6/2017 tôi được ra viện. Khi thanh toán viện phí tôi phải đóng 100% tiền chi phí thuốc và được trả lời là do vượt tuyến nên phải thanh toán toàn bộ 100% viện phí. Tôi xin hỏi bệnh viện làm thế có đúng không? Quy định pháp luật cụ thể thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: Phan Lê Ánh Nguyệt
co duoc huong che do bao hiem y te 17277 1

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến luật Việt Phong. Về vấn đề của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn giúp bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung 2014;
– Thông tư số 40/2015/TT-BYT Thông tư Quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

2. Khám chữa bệnh vượt tuyến, chi chả thế nào?

Căn cứ Thông tư số 40/2015/TT-BYT, Điều 4 quy định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tuyến huyện và tương đương trong đó có:
Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Trung tâm y tế huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh; Trung tâm y tế huyện có phòng khám đa khoa
Điều 5:Thông tư này quy định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tuyến tỉnh và tương đương trong đó có bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Với trường hợp của bạn, bạn chưa nêu cụ thể bệnh viện đa khoa tỉnh nơi bạn thực hiện phẫu thuật thuộc tuyến nào. Vì thế vấn đề của bạn chia thành hai khả năng có thể xảy ra như sau:
Trường hợp 1: bệnh viện đa khoa tỉnh nơi bạn thực hiện phẫu thuật thuộc tuyến huyện và tương đương theo Thông tư 40/2015/TT-BYT Điều 4
Trong trường hợp này bạn đã điều trị ở hai cơ sở khám, chữa bệnh cùng tuyến. Theo Thông tư số 40/2015/TT-BYT Điều 11:
“Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.”
Như vậy, bạn có thể khám chữa bệnh tại hai nơi mà quyền lợi về BHYT vẫn được giữ nguyên.
Trường hợp 2: bệnh viện đa khoa tỉnh nơi bạn thực hiện phẫu thuật thuộc tuyến tỉnh và tương đương theo Thông tư số 40/2015/TT-BYT Điều 5
Trong trường hợp này bạn đã điều trị vượt tuyến và do đó sẽ phải chịu chi phí căn cứ theo Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung 2014, Điều 22 khoản 3 quy định: “Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”
Như vậy, quỹ bảo hiểm y tế sẽ thanh toán 70% chi phí điều trị nội trú vượt tuyến. 30% còn lại là chi phí do bạn tự chi trả.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Khám chữa bệnh vượt tuyến, chi chả thế nào?. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Bảo Linh

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Khám chữa bệnh vượt tuyến, chi chả thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề