Khi bị mất tiền thì nên làm như thế nào?

Tóm tắt tình huống:

Luật sư cho em hỏi là bọn em đi làm công nhân về ngủ phòng có 3 người ngủ quên và bị trộm vào cắp mất 3 cái điện thoại. Trong đó có cái điện thoại của em mới mua trị giá 6 triệu, lấy cắp xong tên trộm thực hiện tin nhắn trực tiếp từ sim của em nạp thẻ qua ATM. Em đã đăng ký trước đó mất thêm 3 triệu nữa. Do vì hoang mang nên khi mất điện thoại em đã không biết báo tổng đài để khóa sim, khi đi làm lại sim về em mới phát hiện ra, vụ việc cách đây được 3 ngày ạ. Luật sư tư vấn giúp em ạ!
Người gửi: Phạm Tôn
kinh nghiem de khong mat tien oan lam so do 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Việt Phong, về vấn đề của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý 

– Thông tư số 12/2010/TT-BCA quy định cụ thể thi hành một số điều của pháp lệnh công an xã và nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh công an xã (Được sửa đổi bởi thông tư 14/2014/TT-BCA về việc sửa đổi khoản 2 điều 17 thông tư số 12/2010/TT-BCA ngày 08 tháng 4 năm 2010 quy định cụ thể thi hành một số điều của pháp lệnh công an xã và nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh công an xã).

2. Khi bị mất tiền thì nên làm như thế nào?

Thứ nhất: Bạn cần làm việc với ngân hàng
Hiện nay, pháp luật chưa có một văn bản nào hướng dẫn một cách cụ thể rằng khi đến bị mất tiền trong thẻ ATM thì bạn cần nên làm như thế nào? Do đó, chúng tôi đưa ra cách giải quyết của như sau: Vì là tên trộm chuyển thẻ bằng điện thoại của bạn, nên do đó bạn có thể đến ngân hàng nơi mà trước đó bạn đã từng làm thẻ ATM, tại đây ngân hàng sẽ hướng dẫn cho bạn thực hiện các thủ tục để bảo đảm an toàn đến số tiền trong thẻ ATM của bạn, chẳng hạn như: bắt đầu khóa thẻ ATM (để ngăn không để việc tiếp tục “trộm tiền” có thể xảy ra đối với tài khoản của bạn),…
Thứ hai: Bạn cần trình báo với công an xã
Theo quy định của pháp luật tại Điều 4 thông tư 12/2010/TT-BCA có quy định về việc Nắm tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tiếp nhận, phân loại, xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã của công an xã như sau: 
“1. Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà Công an xã phải nắm vững bao gồm những vấn đề chủ yếu sau đây:
a) Tình hình hoạt động của các đối tượng có tiền án, tiền sự; người được đặc xá, tha tù trước thời hạn; người chấp hành xong hình phạt tù; bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù hoặc được hưởng án treo; người phải chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân; người phải chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định; người nghiện ma túy hoặc sau cai nghiện ma túy;
b) Biểu hiện và hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; các hiện tượng tụ tập, gây rối trật tự công cộng, khiếu kiện đông người; chia rẽ, gây mất đoàn kết trong nhân dân; tổ chức, lôi kéo, kích động người khác chống lại chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các vụ việc về chính trị, hình sự, kinh tế; các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật khác xảy ra trên địa bàn xã;
c) Tình hình biến động về dân cư và những người ở nơi khác đến cư trú, làm ăn, sinh sống trên địa bàn xã. Đối với xã biên giới, bờ biển, hải đảo, cần nắm vững tình hình xâm nhập, hoạt động và cư trú trái phép của người nước ngoài trên địa bàn xã;
d) Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội xảy ra trong cơ quan, doanh nghiệp, trường học, tổ chức, đoàn thể ở cơ sở và tình hình khác có liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đề xuất biện pháp khắc phục.
2. Các tin tức, vụ việc về an ninh, trật tự, an toàn xã hội đều phải được thẩm tra, xác minh, phân loại để có biện pháp xử lý thích hợp:
a) Trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức phải xử lý bằng biện pháp pháp luật thì phải nhắc nhở, giải thích, giáo dục người có hành vi vi phạm, giúp họ có ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng đạo đức xã hội và quy định của địa phương;
b) Trường hợp hành vi vi phạm đến mức phải xử lý vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm đó thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng Công an xã thì tiến hành xử phạt; trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an xã thì chuyển hồ sơ vi phạm lên cấp có thẩm quyền để xử phạt theo quy định; trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm thuộc đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác thì lập hồ sơ chuyển lên cấp có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;
c) Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại, người biết việc, tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường (nếu có), thu giữ, bảo quản hiện vật, phương tiện vi phạm theo quy định của pháp luật và báo ngay cho cơ quan Công an cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời;
d) Trường hợp tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng hoặc những vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự, vượt quá thẩm quyền và khả năng giải quyết của Công an xã thì phải tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp có biện pháp xử lý phù hợp, không để tình hình phức tạp thêm, đồng thời phải báo ngay cho Công an cấp trên để có biện pháp xử lý thích hợp.
3. Tình hình an ninh, trật tự và các vụ việc, tin tức thu nhận được có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội đều phải lưu vào hồ sơ theo đúng quy định và hướng dẫn của Công an cấp trên. Những thông tin quan trọng phải báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp và Công an cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo.”
Với sự quy định của pháp luật về nhiệm vụ của công an xã như ở trên, nên bạn cần đến trình báo với công an xã về sự việc đã xảy ra đối với bạn, với nghiệp vụ chuyên nghiệp, công an xã sẽ sớm giúp bạn tìm ra được kẻ trộm đã lấy đi tài sản của bạn và các bạn của bạn.
Về mẫu đơn trình báo công an xã: bạn có thể tham khảo thêm tại mẫu đơn sau đây:
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong Khi bị mất tiền thì nên làm như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Thị Châu

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Khi bị mất tiền thì nên làm như thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề