Khi con đi học, thủ tục đóng bảo hiểm y tế sẽ như thế nào?

Tóm tắt tình huống:

Công nhân người lao động di cư có con đi học mà chưa có BHYT? Làm thế nào để bạn ấy đăng ký BHYT cho con?
Người gửi: Hoàng Anh
thebhyt1 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Việt Phong, về vấn đề của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH về Luật Bảo hiểm y tế;
– Nghị định số 105/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm y tế;
– Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC về hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế.

2. Khi con đi học, thủ tục đóng bảo hiểm y tế sẽ như thế nào?

Do thông tin mà bạn cung cấp đến cho chúng tôi chưa đầy đủ nên do đó chúng tôi sẽ chia ra hai trường hợp để cho bạn dễ theo dõi:
– Trường hợp 1: con bạn tham gia bảo hiểm y tế tại nhà trường nơi con bạn theo học
Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH quy định về Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế có quy định như sau:
” 4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
b) Học sinh, sinh viên.”
Như vậy, khi con của chị tham gia bảo hiểm y tế sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm xã hội.
Về mức đóng bảo hiểm xã hội: Theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế quy định về Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y, theo đó mức đóng bảo hiểm hàng tháng của con bạn sẽ là như sau:
“i) Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng”.
Bên cạnh đó tại điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định 105/2014/NĐ-CP quy định về mức kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng, theo đó nhà nước sẽ hỗ trợ việc đóng bảo hiểm xã cho con của bạn: tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng học sinh, sinh viên.
Về phương thức đóng bảo hiểm xã hội: theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC về hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế có quy định về phương thức đóng bảo hiểm y tế đối với một số đối tượng:
“5. Đối với học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 1 Thông tư này:
a) Cơ sở giáo dục thu tiền đóng phần thuộc trách nhiệm phải đóng của học sinh, sinh viên 6 tháng hoặc một năm một lần nộp vào quỹ BHYT;
b) Phần kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT thực hiện như sau:
– Đối với học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục do địa phương nào quản lý thì ngân sách địa phương đó hỗ trợ, không phân biệt hộ khẩu thường trú của học sinh, sinh viên: Định kỳ 6 tháng, tổ chức Bảo hiểm xã hội tổng hợp số thẻ BHYT đã phát hành, số tiền thu của học sinh, sinh viên và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ (mẫu Phụ lục 02), gửi cơ quan Tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ BHYT theo quy định tại Khoản 7 Điều này;
– Đối với học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục do Bộ, cơ quan Trung ương quản lý thì do ngân sách trung ương hỗ trợ: Định kỳ 6 tháng, tổ chức Bảo hiểm xã hội tổng hợp số thẻ BHYT đã phát hành, số tiền thu của học sinh, sinh viên và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ (mẫu Phụ lục 02), gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam để tổng hợp, gửi Bộ Tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ BHYT.
c) Đối với học sinh, sinh viên thuộc nhiều đối tượng khác nhau quy định tại Khoản 3 và Điểm a Khoản 4 Điều 1 Thông tư này đang theo học tại cơ sở giáo dục do Bộ, cơ quan Trung ương quản lý thì tham gia BHYT theo quy định tại Khoản 8 Điều này và xuất trình thẻ BHYT cho cơ sở giáo dục khi lập danh sách tham gia BHYT, tránh việc cấp trùng thẻ BHYT.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật tại điều luật trên, thì khi con của bạn đi học thì  nhà trường sẽ thu tiền đóng phần thuộc trách nhiệm phải đóng của học sinh 6 tháng hoặc một năm một lần nộp vào quỹ BHYT và sẽ được kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT.
Về hồ sơ tham gia bảo hiểm y tế:
Theo quy định tại Điều 17 Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH quy định về việc cấp thẻ bảo hiểm y tế như sau:
“1. Hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm:
a) Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đối với người tham gia bảo hiểm y tế lần đầu;
b) Danh sách tham gia bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này do người sử dụng lao động lập.
Danh sách tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 12 của Luật này do Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các điểm a, l và n khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này.
Danh sách tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý theo quy định tại các điểm n khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này do các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở dạy nghề lập.
Danh sách tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý quy định tại các điểm a khoản 1, điểm a và điểm n khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này và danh sách của các đối tượng quy định tại điểm l khoản 3 Điều 12 của Luật này do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an lập.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải chuyển thẻ bảo hiểm y tế cho cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng hoặc cho người tham gia bảo hiểm y tế.
3. Tổ chức bảo hiểm y tế ban hành mẫu hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế.”
Khi cấp thẻ bảo hiểm y tế thì hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế sẽ bao gồm:
– Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế;
– Danh sách tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý theo quy định tại các điểm n khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này do các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở dạy nghề lập;
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thì tổ chức bảo hiểm y tế phải chuyển thẻ bảo hiểm y tế cho cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng hoặc cho người tham gia bảo hiểm y tế.
Như vậy, ở trong trường hợp này thì nhà trường (nơi con của bạn đi học) sẽ chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục liên quan khác để cho con của bạn có thẻ bảo hiểm y tế và trách nhiệm của bạn ở trong trường hợp này sẽ là sẽ phải đóng số tiền bảo hiểm y tế đó cho nhà trường khi nhà trường thông báo việc đóng bảo hiểm y tế đó đối với con của bạn.
Trường hợp 2: con bạn tham gia bảo hiểm y tế tại gia đình
Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH có quy định như sau:
“5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này”
Ở trong trường hợp này, theo khoản 5 Điều 1 thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC: 
“5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, bao gồm:
a) Toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này và người đã khai báo tạm vắng;
b) Toàn bộ những người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này;
Ví dụ 1: Gia đình ông B có 05 người có tên trong sổ hộ khẩu, trong đó có 01 người hưởng lương hưu, 01 người là công chức; ngoài ra, có 01 người ở địa phương khác đến đăng ký tạm trú. Số người tham gia BHYT theo hộ gia đình ông B là 04 người.”
Về phương thức đóng bảo hiểm y tế: theo quy định tại khoản 6 Điều 2 thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC thì phương thức đóng bảo hiểm xã hội đối với gia đình của bạn sẽ như sau: Đối với nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình: Định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, người đại diện hộ gia đình trực tiếp nộp tiền đóng BHYT cho tổ chức Bảo hiểm xã hội hoặc đại lý thu BHYT tại cấp xã.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC Xác định số tiền đóng, hỗ trợ đóng đối với một số đối tượng khi Nhà nước điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế, mức lương cơ sở:
Đối với nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC này: Người tham gia BHYT đóng định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng thì số tiền đóng được xác định theo mức đóng giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 105/2014/NĐ-CP và mức lương cơ sở tại thời điểm đóng BHYT. Khi Nhà nước điều chỉnh mức đóng BHYT, điều chỉnh mức lương cơ sở thì người tham gia không phải đóng bổ sung phần chênh lệch do điều chỉnh mức đóng BHYT, mức lương cơ sở đối với thời gian còn lại đã đóng BHYT.
Ví dụ như: gia đình bạn có 4 người, có nhu cầu đóng BHYT một lần cho cả năm, hiện nay mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng, thì số tiền đóng BHYT được xác định như sau:
– Người thứ nhất: 1.300.000 đồng x 4,5% x 12 tháng = 702.000 đồng.
– Người thứ hai: 702.000 đồng x 70% = 491.400 đồng.
– Người thứ ba: 702.000 đồng x 60% = 421.200 đồng.
– Người thứ tư: 702.000 đồng x 50% = 351.000 đồng.
Về hồ sơ tham gia bảo hiểm y tế: Theo quy định tại Điều 17 Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH quy định về việc cấp thẻ bảo hiểm y tế, theo đó hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm:
– Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế của hộ gia đình đối với người tham gia bảo hiểm y tế lần đầu;
– Danh sách tham gia bảo hiểm y tế sẽ do Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo hộ gia đình.
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc tổ chức bảo hiểm y tế phải chuyển thẻ bảo hiểm y tế cho cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng hoặc cho người tham gia bảo hiểm y tế.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề Khi con đi học, thủ tục đóng bảo hiểm y tế sẽ như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý
Chuyên viên: Nguyễn Thị Châu

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Khi con đi học, thủ tục đóng bảo hiểm y tế sẽ như thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề