Khi nào gây thương tích cho người khác được xác định là phòng vệ chính đáng?

Tóm tắt câu hỏi

Xin chào luật sư, em có câu hỏi như sau rất mong được luật sư tư vấn: 
Hôm trước khi tôi vừa sang nhà người yêu chơi thì thấy bạn của cô ấy (anh A) có những hành động sàm sỡ bạn gái tôi và bạn gái tôi có kháng cự lại. Khi chứng kiến cảnh đó, do quá tức giận nên tôi đã xông vào đánh anh A dẫn đến làm anh ta bị thương. Theo tôi được biết thì tỉ lệ thương tật là 35%. Luật sư cho tôi hỏi nếu gia đình anh A không kiện thì tôi có bị xử lý gì không và anh ta có phạm tội gì không? Xin cám ơn luật sư!
Người gửi: Lê Bình (Hải Dương)
Bài viết liên quan:
co y gay thuong tich 18060417183927496 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, Luật Việt Phong xin tư vấn cho bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
– Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
– Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình

2/ Khi nào gây thương tích cho người khác được xác định là phòng vệ chính đáng?

Theo như thông tin bạn cung cấp thì mức độ thương tật của anh A là 35% vì vậy bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích. Vì bạn trình bày không cụ thể các hành vi nên chúng tôi không thể tư vấn một cách chính xác cho bạn tuy nhiên, chúng tôi có thể đưa ra một số nhận định như sau:
Thứ nhất, hành vi của bạn không được xác định là cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Vì dựa theo khoản 1 Điều 135 Bộ luật hình sự thì trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ở đây là “do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó”. Theo đó, anh A chỉ mới dừng lại ở các hành vi sàm sỡ, không được xác định là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng vì vậy bạn không thuộc trường hợp rơi vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Thứ hai, tùy vào mức độ hành vi của của anh A đối với người yêu bạn mà bạn có thể thuộc vào trường hợp vượt qua giới hạn của phòng vệ chính đáng. Cụ thể theo quy định tại Điều 22 Bộ luật hình sự: 
Điều 22. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”
Như vậy trong trường hợp này, nếu để ngăn cản hành vi của anh A bạn có thể thực hiện những hành động khác mà không nhất thiết phải gây thương tích như vậy cho anh A. Vì vậy bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo một trong hai trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Trường hợp 2: Nếu vào thời điểm bạn vào hành vi của anh A đã dừng hoặc hành vi của anh A chỉ là có những hành động hơi thái quá, vượt quá giới hạn mà bạn hành động như vậy thì không được xác định là phòng vệ chính đáng. Theo đó, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 Bộ luật Hình sự. Cụ thể như sau:
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Ngoài ra, liên quan đến câu hỏi của bạn về việc nếu gia đình anh A không kiện thì bạn có thể bị xử lý không, chúng tôi xin khẳng định là có. Bởi lẽ ngoài trường hợp có đơn tố giác của gia đình nạn nhân thì cơ quan điều tra có thể tiến hành khởi tố vụ án dựa trên các căn cứ sau:
Điều 143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
1. Tố giác của cá nhân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
6. Người phạm tội tự thú.
Căn cứ theo quy định trên thì có thể xác định việc tố cáo của gia đình nạn nhân chỉ là một trong những căn cứ để khởi tố vụ án, ngoài ra bạn có thể bị khởi tố dựa trên đơn tố cáo của những người khác như người chứng kiến sự việc hay cơ quan có thẩm quyền phát hiện…..
Ngoài ra, liên quan đến anh A. Trong trường hợp này A vì anh A chưa thực hiện các hành vi giao cấu nên không cấu thành tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Vì vậy A có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình như sau:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Khi nào gây thương tích cho người khác được xác định là phòng vệ chính đáng? Chúng tôi hy vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài 1900 6589 tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Phùng Thị Mai

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Khi nào gây thương tích cho người khác được xác định là phòng vệ chính đáng?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề