Khi nào sẽ cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Tóm tắt tình huống:

Tôi là một sinh viên mới ra trường, tôi là một thực tập sinh tại Công ty TNHH X (THỎA THUẬN THỰC TẬP SINH INTERNSHIP AGREEMENT – tiêu đề của bản thỏa thuận) với thời gian 5 tháng.
Mỗi tháng công ty hỗ trợ cho tôi 15.750.000 VND.
Chương trình thực tập:  
– Chương trình thực tập sẽ bao gồm các chủ đề/ nghiệp vụ liên quan đến các chương trình học của sinh viên tại trường, đặc biệt là kỹ sư kết cấu. Sinh viên sẽ làm các công việc hỗ trợ theo sự điều động của quản lý.  
– Thời gian thực tập: 40 giờ/tuần, từ 01/07/2017 đến 30/11/2017  
– Địa điểm thực tập: Công ty TNHH X tại Quận 2, TPHCM 
– Phí hỗ trợ thực tập sinh: 15.750.000 VND  
– Hình thức trả phí: Một lần/ tháng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. 
Xin hỏi trong trường hợp này tôi có phải đóng thuế TNCN không? Và nếu có thì sẽ được tính như thế nào? Cô được miễn trừ gia cảnh và cho bản thân không?
Người gửi: Hoàng Văn Cương
mua tung lan va mua nhieu lan hoa don tren 20 trieu 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Việt Phong, về vấn đề của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

–  Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2012);
– Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và nghị định số 65/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân.

2. Khi nào sẽ cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

– Thứ nhất, về trường hợp của bạn có cần phải đoáng thuế thu nhập cá nhân không?
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 quy định về thu nhập chịu thuế và tại khoản 1 Điều 1 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2012, theo đó:
“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.”
Như vậy, mặc dù công ty đó chưa ký hợp đồng lao động đối với bạn để phát sinh ra thu nhập tiền lương, tiền công dành cho bạn, tuy nhiên Công ty TNHH X đó đã  “hỗ trợ cho bạn số tiền là 15.750.000 VND/tháng”, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2012 có quy định thì thu nhập chịu thuế sẽ là: “Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;”, khoản trợ cấp mà công ty dành cho bạn đây được xem là các khoản có tính chất tiền lương, tiền công, do đó bạn sẽ phải chịu mức đóng thuế thu nhập cá nhân. 
– Thứ hai, về việc có được miễn trừ gia cảnh hay không?
Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú
Theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 có quy định như sau:
“1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);
b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.”
Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn thì:
– Bạn sẽ được miễn trừ gia cảnh sẽ là 9 triệu đồng/tháng; 
– Nếu như mà bạn có người phụ thuộc thì mức giảm trừ đối với người phụ thuộc sẽ là 3.6 triệu/tháng.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật tại khoản 3 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 thì Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:
“a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh.”
– Thứ ba, về cách tính thuế dành cho bạn như sau:
Theo quy định tại Điều 21 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012) theo đó Thu nhập tính thuế sẽ được tính như sau:
“1. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này, trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này.
Chính phủ quy định mức tối đa được trừ đối với khoản đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện quy định tại khoản này.”
Theo quy định tại  Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, ở đây cách tính thuế thu nhập cá nhân sẽ là: 
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
Trong đó: Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế
Ở đây, do thông tin mà bạn cung cấp đến cho chúng tôi chưa đầy đủ (như số tiền mà bạn tham gia bảo hiểm xã hội đã đóng như thế nào?) nên do đó chúng tôi chưa thể tính ra một cách chính xác dành cho bạn. Nhưng để bạn có thể hiểu hơn về cách tính thì chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ sau đây:
Ví dụ: Ông A làm việc có một công ty với mức lương hàng tháng là 30.000.000 đồng, tiền ông A tham gia bảo hiểm xã hội là 5.000.000 đồng, ông A không có người phụ thuộc.
Theo đó số tiền thuế mà ông A cần phải nộp sẽ được tính như sau:
a. Thu nhập chịu thuế: 30.000.000 đồng;
b. Các khoản giảm trừ: 
Bản thân ông A: 9.000.000 đồng
Các khoản bảo hiểm: Bảo hiểm xã hội (8%)= 400.000 đồng;
Bảo hiểm y tế (1.5%)= 75.000 đồng;
Bảo hiểm thất nghiệm (1%)= 50.000 đồng.    
>>> Tổng các khoản bảo hiểm: 400.000 đồng + 75.000 đồng + 50.000 đồng = 525.000 đồng
>>> Tổng các khoản giảm trừ: 9.000.000 đồng + 525.000 đồng = 9.525.000 đồng
c. Thu nhập tính thuế của ông A sẽ là: 30.000.000 đồng –  9.525.000 đồng = 20.475.000 đồng
+ Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%: 
5 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng 
+ Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%: 
(10 triệu đồng – 5 triệu đồng) × 10% = 0,5 triệu đồng 
+ Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%: 
(18 triệu đồng – 10 triệu đồng) × 15% = 1,2 triệu đồng 
+ Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%: 
(20,475 triệu đồng – 18 triệu đồng) × 20% = 0,495 triệu đồng
Tổng số mà Ông A phải nộp trong 1 tháng sẽ là: 0,25 triệu đồng + 0,5 triệu đồng + 1,2 triệu đồng + 0,495 triệu đồng = 2,445 triệu đồng.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Khi nào sẽ cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Thị Châu

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Khi nào sẽ cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề