Không được trả tiền công khi làm công việc giúp việc gia đình thì phải làm thế nào?

Tóm tắt tình huống:

Em làm việc thuê cho người khác nhưng không có hợp đồng lao động chỉ nói bằng miệng với nhau. Em chịu trách nhiệm trông coi quản lý công cán thuốc xịt của vườn ớt và vườn cà tím khoảng gần 3 hecta. Nhưng sau khi trồng xong, ông chủ không trông coi giao hết cho em mọi thứ. Em phải bỏ tiền ra chăm sóc cho vườn mọi thứ đều có giấy tờ chi tiền. Giờ đến lúc có thu thì vườn xảy ra tranh chấp không ai chịu trả lại tiền công và số tiền em bỏ ra chăm sóc cho vườn. Giờ em phải làm sao để lấy lại tiền và công mình bỏ ra ạ. Mong luật sư tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn.
Người gửi: Nguyễn Thị Thu
ca tim

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Lao động 2012 (BLLĐ);
– Nghị định 27/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình;
– Thông tư 19/2014/ TT- BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy đinh chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đình;

2. Không được trả tiền công khi làm công việc giúp việc gia đình thì phải làm thế nào?

Công việc làm vườn của bạn có thể được xếp vào những công việc giúp việc gia đình “Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại” (Khoản 1 Điều 179 BLLĐ).
Khi ký kết hợp đồng lao động với bạn, chủ nhà phải tuân thủ nguyên tắc: “Người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình”. Việc vi phạm hình thức giao kết hợp đồng, chủ nhà sẽ phải gánh chịu mức phạt cảnh cáo đối với hành vi “Không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình” (Khoản 1 Điều 20 Nghị định 88/NĐ-CP), bạn có thể có đơn đề nghị lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn lao động để xử lý đối với hành vi này của chủ nhà.
Ngoài ra, đối với hành vi không thanh toán tiền công cũng như khoản tiền bạn đã bỏ ra để chăm sóc vườn của chủ nhà, bạn có thể tiến hành đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước ít nhất 03 ngày do: “Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng kỳ hạn theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác” (Điểm b Khoản 2 Điều 11 Nghị định 27/2014/NĐ-CP). Khi bạn chấm dứt hợp đồng theo trường hợp này, bạn sẽ được hưởng những quyền lợi sau quy định tại Điều 13 Nghị định 27/2014/NĐ-CP:
– Người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên trong hợp đồng lao động. Trường hợp đặc biệt do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Quyền lợi này bao gồm:
+ Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động tính đến thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Tiền lương cho những ngày nghỉ hàng năm mà người lao động chưa nghỉ (nếu có);
+ Chi phí ăn, chỗ ở của người lao động (nếu có);
+ Tiền hỗ trợ học văn hóa, học nghề (nếu có);
+ Tiền tàu xe đi đường khi người lao động về nơi cư trú, trừ trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Các khoản đã thỏa thuận khác trong hợp đồng lao động (nếu có)
– Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều 10 và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 11, Khoản 1, Điểm b Khoản 2, Điểm c Khoản 3 Điều 12 Nghị định này, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.
Như vậy trong trường hợp này, các bên cùng nhau thương lượng, giải quyết. Trường hợp một trong hai bên không thống nhất thì có thể yêu cầu hòa giải viên lao động hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo quy định tại Điều 201 của BLLĐ.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Không được trả tiền công khi làm công việc giúp việc gia đình thì phải làm thế nào?. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Hương Diền

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Không được trả tiền công khi làm công việc giúp việc gia đình thì phải làm thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề