Không tố giác tội phạm theo Bộ luật Hình sự 2015

Tóm tắt tình huống:

Tôi được biết Bộ luật Hình sự gần đây có quy định về việc luật sư phải tố cáo thân chủ của mình nếu thân chủ phạm tội. Vậy luật quy định ra sao về vấn đề này? Phải chăng những người phạm tội đều không có khả năng giảm nhẹ tội và những luật sư sẽ dễ dàng trở thành tội phạm.
Người gửi: Cao Cường
to 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến luật Việt Phong. Về vấn đề của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn giúp bạn như sau:

1.Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Hình sự 2015 (chưa có hiệu lực thi hành).

2. Không tố giác tội phạm theo Bộ luật Hình sự 2015

Điều 390 – Bộ luật Hình sự 2015 quy định về không tố giác tội phạm:
“1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.”
*Phân tích tội không tố giác tội phạm:
– Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
Có hành vi (không hành động) không báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc một tội phạm đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã được thực hiện xong mà mình biết rõ.
Lưu ý: Người nào biết người khác đang chuẩn bị, đang hoặc đã thực hiện tội phạm quy định tại Điều 389 – Bộ luật Hình sự 2015 thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm.
-Mặt chủ quan:
Do lỗi cố ý không tố giác tội phạm dù biết
-Khách thể:
Hành vi không tố giác tội phạm ảnh hưởng đến việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm
-Chủ thể:
Bất kì ai có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ
Căn cứ Điều 19 – Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội Không tố giác tội phạm:
“Điều 19. Không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
3. Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.”
Dựa theo quy định trên, người bào chữa sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm với tội phạm do người mình bào chữa thực hiện hoặc tham gia thực hiện khi người bào chữa biết được. Tuy nhiên, nếu người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội đặc biệt nghiêm trọng (pháp luật quy định tội đặc biệt nghiêm trọng hình phạt trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình) mà người bào chữa biết nhưng không tố giác thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm. 
Hiện tại có rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề người bào chữa sẽ trở thành tội phạm khi không tố giác thân chủ của mình nếu người đó phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và xâm phạm an ninh quốc gia. Có ý kiến cho rằng như vậy là trái với quy tắc nghề luật sư, thu hẹp quyền hạn của luật sư khiến họ không dám hành nghề vì sợ thành tội phạm, có ý kiến cho rằng thể hiện được sự bình đẳng trong tố giác tội phạm giữa người dân với luật sư. Thực tiễn, đến khi được áp dụng chúng ta mới biết hệ quả của việc người bào chữa phải tố giác thân chủ của mình.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Không tố giác tội phạm theo Bộ luật Hình sự 2015. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Trần Đạt

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Không tố giác tội phạm theo Bộ luật Hình sự 2015
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề