Khung hình phạt trong trường hợp phạm tội cướp tài sản.

Tóm tắt câu hỏi:

Khung hình phạt trong trường hợp  phạm tội cướp tài sản.

Xin hỏi: Tôi có anh trai 38 tuổi, năm 2002 anh tôi phạm tội cướp 1 chiếc xe máy dream của 1 người đàn ông, chiếc xe trị giá lúc đó khoảng 25 triệu. Sau đó bị công an phát hiện anh tôi đã bỏ trốn. Tham gia lấy xe còn có thêm 1 người bạn của anh tôi nữa. Người bị mất xe thì không bị thương tích gì và xe cũng đã trả lại cho họ. Bây giờ anh tôi muốn ra đầu thú nhưng không biết mức án là bao lâu xin nhờ luật sư tư vấn dùm. Sau khi gây án đến nay cũng đã rất lâu, không biết khi ra đầu thú thì tội có nặng hơn lúc mới phạm hay không,mặc dù từ đó đến nay anh tôi không phạm thêm bất cứ tội nào nữa. Rất mong được sự tư vấn của luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người gửi: Nguyễn Quang

khung hinh phat trong truong hop pham toi cuop tai san 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

Luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009;

2/ Khung hình phạt trong trường hợp phạm tội cướp tài sản.

Điều 133 Luật Hình sự về tội cướp tài sản quy định như sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”
Theo như bạn trình bày thì anh bạn có phạm tội cùng một người nữa, thì tùy vào trường hợp cụ thể mà có thể xác định tuộc trường hợp đồng phạm thông thường hay phạm tội có tổ chức.
Theo đó, Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Bạn có thể tham khảo quy định sau đây của Nghị quyết số 02/HĐTP/NQ ngày 16/11/1988 (Hướng dẫn Bộ luật hình sự năm 1985) để phân biệt đồng phạm giản đơn với tội phạm có tổ chức.
Ví dụ trường hợp Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính toán kỹ càng, chu đáo, có chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi còn chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm. Thí dụ: Trong các trường hợp trộm cắp, cướp tài sản của công dân mà có phân công điều tra trước về nơi ở, quy luật sinh hoạt của gia đình chủ nhà, phân công chuẩn bị phương tiện và hoạt động của mỗi người đồng phạm; tham ô mà có bàn bạc trước về kế hoạch sửa chữa chứng từ sổ sách, hủy chứng từ, tài liệu hoặc làm giả giấy tờ; giết người mà có bàn bạc hoặc phân công điều tra sinh hoạt của nạn nhân, chuẩn bị phương tiện và kế hoạch che giấu tội phạm v.v…

Vì vậy phải dựa vào tình tiết cụ thể của tội phạm để xác định phạm tội có tổ chức hay không? Nói chung, trong các trường hợp đồng phạm những người phạm tội thường có bàn bạc trước và sự phân công thực hiện tội phạm, nhưng không phải bắt cứ trường hợp nào có bàn bạc trước và có phân công thực hiện tội phạm đều là phạm tội có tổ chức, vì phạm tội có tổ chức phải có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Vì vậy, nếu việc thực hiện tội phạm giản đơn, không đòi hỏi phải có sự tính toán và chuẩn bị kỹ càng, chu đáo thì không phải là phạm tội có tổ chức.

Nếu trường hợp của anh trai bạn không có các tình tiết định khung khác chỉ là trường hợp đồng phạm thông thường thì khung hình phạt là từ ba năm đến mười năm. Nếu thuộc trường hợp phạm tội có tổ chức thì khung hình phạt từ bảy năm đến mười lăm năm.
Ngoài ra, bạn còn thắc mắc là có bị kết án nặng hơn khi trốn tội lâu mới ra đầu thú hay không thì theo quy định tại điều 48 Luật Hình sự thì trường hợp này không thuộc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Nên anh bạn sẽ không tăng mức án vì lý do trên. Thêm nữa, khi anh bạn ra đầu thú còn có thể được giảm nhẹ mức án theo quy định của khoản 2 điều 46 Luật Hình sự, nhưng trường hợp này Luật quy định chưa rõ ràng nên còn tùy thuộc vào quyết định của Thẩm phán xét xử.
Trên đây là tư vấn của công ty luật Việt Phong về Khung hình phạt trong trường hợp phạm tội cướp tài sản.Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Triệu Ngoan

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Khung hình phạt trong trường hợp phạm tội cướp tài sản.
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề