Làm gì để được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi bị hại không nhận bồi thường?

Tóm tắt câu hỏi:

Làm gì để được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi bị hại không nhận bồi thường? 

Chào luật sư, Chồng tôi lúc uống say rượu không làm chủ được mình và lời qua tiếng lại nên đã dùng chai bia đánh vào đầu một người trên bàn uống rượu khiến anh ta phải nhập viện. Sáng hôm sau khi tỉnh dậy thì chồng tôi đã biết lỗi nên đã đến bệnh viện thăm gia đình nhà bị hại và có bồi thường một số tiền. Nhưng gia đình nhà bị hại nhất định không lấy và nhất quyết gửi đơn để cho chồng tôi phải ngồi tù trả giá cho hành vi của mình. Hơn nữa còn đuổi chồng tôi về. Chồng tôi bị truy tố về tội cố ý gây thương tích. Hiện nay sắp đến ngày phiên tòa bắt đầu. Tôi muốn bồi thường cho gia đình nhà bị hại một khoản tiền để được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Nhưng gia đình người bị hại không nhận tôi đang rất lo lắng. Xin hỏi luật sư tôi phải làm gì? Tôi cảm ơn.

Người gửi: Đặng Thị Loan (Nam Định)

Làm gì để được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi bị hại không nhận bồi thường?

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào anh! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của anh, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn anh như sau:

1/ Cơ sở pháp lý

– Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. 

2/ Làm gì để được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi bị hại không nhận bồi thường?

 Trước tiên, bạn và gia đình cần bình tĩnh để đưa ra phương án giải quyết tốt nhất cho chồng bạn. Trường hơp của bạn, chồng bạn có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Về vấn đề này, Điều 46, Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau: 

“1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
k) Phạm tội do lạc hậu;
l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
m) Người phạm tội là người già;
n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
o) Người phạm tội tự thú;
p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.”

Trường hợp của bạn, gia đình bạn đã có hành vi đến thăm hỏi và bồi thường cho phía gia đình bị hại một khoản tiền. Đây là một trong những tình tiết được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 46, Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009: “b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;”

Nếu chồng bạn thực sự muốn bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả cho phía bị hại nhưng bị hại lại từ chối nhận thì bạn có thể thực hiện theo 2 cách như sau: 

Cách 1: Chồng bạn tiến hành giao số tiền, tài sản mà chồng bạn định bồi thường cho cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác quản lý để thực hiện việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả cho phía bị hại; sau đó xuất trình chứng từ liên quan đến việc giao tiền, tài sản đó cho Tòa án xem xét;
Cách 2: Gia đình bạn xuất trình cho Tòa án chứng cứ chứng minh là chồng bạn đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả cho phía bị hại, nhưng phía bị hại từ chối nhận và chồng bạn đã đem số tiền, tài sản đó về nhà cất giữ để sẵn sàng thực hiện việc bồi thường khi có yêu cầu.

Mong rằng gia đình bạn có thể sớm thực hiện xong các thủ tục để chồng bạn có thể hưởng các tình tiết giảm nhẹ theo đúng quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Làm gì để được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi bị hại không nhận bồi thường?  Chúng tôi hi vọng rằng anh có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn anh vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Làm gì để được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi bị hại không nhận bồi thường?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề