Làm thầu đề bị xử lý như thế nào theo quy định hiện hành?

Tóm tắt tình huống:

Chào anh, chị cho em hỏi ví dụ vợ em làm thầu đề được có 3 ngày mà bị họ giật tiền rồi em báo công an như vậy vợ em bị xử lý thế nào? Trong lúc đó vợ em đang nuôi con nhỏ 4 tháng tuổi, xin anh, chị tư vấn giúp em!
Người gửi: Quang Tuấn
lo de 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009
– Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại điều 248 và 249 của bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009.

2/ Làm thầu đề bị xử lý như thế nào theo quy định hiện hành?

Theo những gì bạn đã trình bày thì khi bạn trình bày vụ việc, thông tin trên với Cơ quan điều tra thì không chỉ người giựt tiền của vợ bạn mà vợ bạn cũng có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp của vợ bạn sẽ có thể cấu thành thành tội đánh bạc quy định tại Điều 249 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009:
Điều 249. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 248 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Cụ thể hơn, theo Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại điều 248 và 249 của bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009:
Điều 2. Về một số quy định tại Điều 249 của Bộ luật hình sự
1. Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc một trong các trường hợp sau đây là “với quy mô lớn”:
a) Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
b) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; khi đánh bạc có phân công người canh gác, người phục vụ, có sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện như ô tô, xe máy, xe đạp, điện thoại… để trợ giúp cho việc đánh bạc;
c) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng một lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên.
2. Người tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc trường hợp chưa đến mức được hướng dẫn tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, nếu tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì tuy họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về “tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc” nhưng họ phải chịu trách nhiệm hình sự về đồng phạm tội đánh bạc.
3. “Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn” được xác định như sau:
a) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng là thu lợi bất chính
b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;
c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.
4. Khi xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc cần phân biệt:
a) Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc được hướng dẫn tại khoản 3 Điều này;
b) Trường hợp đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa… thì một lần chơi số đề, một lần cá độ bóng đá, một lần cá độ đua ngựa… (để tính là một lần đánh bạc) được hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong một trận bóng đá, tham gia cá độ trong một kỳ đua ngựa… trong đó người chơi có thể chơi làm nhiều đợt. Trách nhiệm hình sự được xác định đối với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong các đợt đó.”
Tổ chức đánh bạc là những hành vi cần thiết cho việc đánh bạc có thể diễn ra từ hành vi rủ rê, tập hợp người đánh bạc cho đến chuẩn bị địa điểm và các điều kiện khác cũng như điều hành hoạt động đánh bạc… Hành vi gá bạc được hiểu là hành vi tạo điều kiện về địa điểm cho việc đánh bạc để thu lời. Như vậy, hành vi “thầu đề” của vợ bạn là hành vi tổ chức đánh bạc. Nếu hành vi “thầu đề” của vợ bạn mà có số người tham gia trên mười người hoặc có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; khi đánh bạc có phân công người canh gác, người phục vụ, có sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện như ô tô, xe máy, xe đạp, điện thoại… để trợ giúp cho việc đánh bạc(đánh lô, đề); hoặc Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng một lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên thì vợ bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 điều 249 Bộ luật Hình sự. Do đó, nếu thuộc trường hợp này, vợ bạn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
Tương tự, nếu vợ của bạn chưa đến mức được hướng dẫn tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 7 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP, nếu tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì vợ bạn phải chịu trách nhiệm hình sự về đồng phạm tội đánh bạc. Nếu hành vi “thầu đề” của vợ bạn thỏa mãn những điều kiện tại khoản 3, điều 7 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP thì vợ của bạn có thể bị phạt tù từ 03 đến 15 năm.
Ngoài ra, bạn có trình bày rằng vợ bạn đang nuôi con 4 tháng tuổi, tuy nhiên đây không phải tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mà là một tình tiết hoãn chấp hành hình phạt tù theo quy định tại điểm b, khoản 1, điều 61 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009:
“1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;”
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về câu hỏi Làm thầu đề bị xử lý như thế nào. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Thanh Bình

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Làm thầu đề bị xử lý như thế nào theo quy định hiện hành?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề