Làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012

Làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012

Làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012

1/ Căn cứ pháp luật

Bộ luật lao động năm 2012

2/ Làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012

Làm thêm giờ là nhu cầu khách quan của quá trình sản xuất, kinh doanh (doanh nghiệp cần giải quyết công việc đột xuất hay thực hiện các công việc gấp mà không muốn tuyển, thuê thêm lao động, người lao động làm thêm sẽ có thêm thu nhập). Tuy nhiên, trên thực tế có một số doanh nghiệp lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người lao động đã có những yêu cầu làm thêm giờ trái với quy định của pháp luật mà người lao động không biết. Bộ luật lao động năm 2012 quy định về làm thêm giờ đối với người lao động như sau:

Điều 106. Làm thêm giờ

“1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.”

Làm thêm giờ là nhu cầu khách quan của quá trình sản xuất, kinh doanh (doanh nghiệp cần giải quyết công việc đột xuất hay thực hiện các công việc gấp mà không muốn tuyển, thuê thêm lao động, người lao động làm thêm sẽ có thêm thu nhập). Do vậy, ILO và hầu hết các nước trên thế giới đều cho phép người sử dụng lao động được huy động người lao động làm thêm giờ. Tuy nhiên, do làm thêm giờ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, pháp luật lao động các nước đều quy định các điều kiện chặt chẽ khi người lao động làm thêm giờ. Tương đồng với pháp luật lao động của các nước trên thế giới, Điều 106 BLLĐ đưa ra định nghĩa làm thêm giờ và quy định cụ thể về điều kiện làm thêm giờ.

Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể các trường hợp được phép làm thêm giờ như trước đây, mà quy định người sử dụng lao động và đại diện tập thể lao động cùng thỏa thuận và ghi trong thỏa ước lao động tập thể hoặc người sử dụng lao động quyết định và ghi trong nội quy lao động của đom vị. Tuy nhiên, việc quyết định của các bên về làm thêm giờ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện quy định trong khoản 2 của Điều 106. Theo đó, người sử dụng lao động chỉ được quyền sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

–  Được sự đồng ý của người lao động: Bởi sau khi thực hiện nghĩa vụ làm việc theo giờ tiêu chuẩn bình thường, người lao động đã mệt mỏi hoặc không có nhu cầu thu nhập thêm hoặc vì lý do nào đó không muốn làm thêm. Như vậy, nếu yêu cầu người lao động làm thêm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nguyện vọng, các công việc khác của họ, cũng như hiệu quả, mục đích của quá trình lao động.

– Đảm bảo số giờ làm thêm theo quy định: số giờ làm thêm được pháp luật khống chế khắt khe theo ngày, tuần, tháng, năm. Theo đó, thời giờ làm thêm tối đa trong 1 ngày không quá 4 giờ, tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm trong 1 ngày không được quá 12 giờ. Thời giờ làm thêm tối đa trong năm đối với các doanh nghiệp bình thường là 200 giờ. Thời giờ làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm chỉ được áp dụng cho một số trường hợp (sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước và các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn) và người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

Việc khống chế số giờ làm thêm không chỉ nhằm mục đích bảo vệ người lao động, phòng tránh trường hợp người sử dụng lao động lạm dụng mà còn nhằm hướng đến mục đích tạo việc làm cho người lao động. Vì khi nhu cầu giải quyết công việc tăng lên thì buộc người sử dụng lao động phải tuyển thêm lao động, như vậy sẽ góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là trong bối cảnh cung lao động có xung hướng cao hơn cầu lao động.

– Bảo đảm quyền lợi cho người lao động: Người lao động được nghỉ bù sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng. Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 BLLĐ.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

 

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề