Lấy lại tiền gửi cho chồng khi đi xuất khẩu lao động có được không?

Tóm tắt câu hỏi:

Lấy lại tiền gửi cho chồng khi đi xuất khẩu lao động có được không?

Tôi đi xuất khẩu lao động từ năm 2013, đến nay đã được hơn 3 năm, trong thời gian đó tôi mỗi tháng tôi được lĩnh 30 triệu đồng, tôi gửi về nhà 25 triệu để chồng tôi lo toan cuộc sống và đóng học phí cho 2 con đang học đại học.Tháng trước tôi trở về Việt Nam thì phát hiện chồng tôi có bồ nhí, số tiền mà tôi gửi về thì một phần anh ta cho các con ăn học một phần thì cho bồ, còn mua cho cô kia một chiếc xe SH, tôi rất đau khổ, tôi có nói chuyện với chồng tôi về số tiền tôi gửi tổng cộng là hơn 700 triệu đồng, thì anh ta nói đã chi tiêu gần hết rồi, chỉ còn lại 100 triệu. Tiền mà tôi gửi về dự định để khi tôi về nước gia đình sẽ xây một căn nhà mới, nhưng giờ coi như là tan tành. Bây giờ tôi không biết làm thế nào cả, cho tôi hỏi, nếu tôi viết đơn xin ly hôn gửi tòa thì tôi có đòi được số tiền đó không?

Người gửi: Nguyễn Thị Oanh (Lạng Sơn)

Lấy lại tiền gửi cho chồng khi đi xuất khẩu lao động có được không?

( Ảnh minh họa:Internet)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589

 

Luật sư tư vấn:

1/ Căn cứ pháp lý

– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

2/ Lấy lại tiền gửi cho chồng khi đi xuất khẩu lao động có được không?

Về vấn đề của chị, chúng tôi có đưa ra một số nhận định sau:

Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định như sau:

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản vợ chồng khi ly hôn như sau:

“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”

Đối chiếu quy định này với trường hợp của chị, nếu anh chị không thỏa thuận về chế độ tài sản trước hoặc trong hôn nhân thì số tiền mà chị gửi về có thể được xem như là tài sản chung của hai vợ chồng, chồng chị được dùng số tiền này để đảm bảo nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng: nuôi con, chu cấp tiền ăn học cho con. Tuy nhiên, theo thông tin chị cung cấp thì chồng chị đã vi phạm nghĩa vụ vợ chồng, ngoại tình, mang tiền của chị đi cho bồ thì quyền lợi của chị không được đảm bảo, chị cần thực hiện một số việc sau để đòi được quyền lợi chính đáng cho mình:

– Chị cần có chứng cứ chứng minh được mình đã gửi số tiền hơn 700 triệu về cho gia đình, bằng các tài liệu chứng cứ như các hóa đơn gửi tiền về cho gia đình;

– Chứng minh khả năng thu nhập của chồng chị không nhiều, số tiền chi tiêu trong gia đình đều là do chị gửi về, trong khi đó, trừ đi các khoản phí sinh hoạt trong suốt 3 năm, cùng số tiền nuôi 2 con ăn học so với số tiền 700 triệu mà chồng chị đã chi tiêu gần hết có sự chênh lệch lớn không, chồng chị đã dùng số tiền đó vào những việc gì, có để phục vụ lợi ích chung của gia đình không hay chỉ để tiêu dùng, phục vụ nhu cầu riêng cho anh ta?

– Chứng minh anh ta có lỗi vì đã vi phạm nghĩa vụ vợ chồng (ngoại tình còn mua cả xe cho bồ).

Theo đó, bằng những chứng cứ chứng minh đó, khi Tòa xử ly hôn thì sẽ căn cứ vào đó mà chia tài sản một cách hợp lý nhất và bảo đảm quyền lợi được cho chị.

Thủ tục yêu cầu chia tài sản: Vợ chồng chị có thể chia tài sản theo thỏa thuận hoặc nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ tiến hành chia tài sản theo quy định của pháp luật. Trường hợp của chị là ly hôn đơn phương nên trước khi Tòa thực hiện phiên tòa giải quyết ly hôn thì chị cần phải qua bước hòa giải cơ sở, không nhất thiết phải là hòa giải của UBND cấp xã, có thể là hòa giải từ phía gia đình, hòa giải do tổ dân phố, hội phụ nữ, đoàn thanh niên tiến hành.

Hồ sơ ly hôn gồm:

– Đơn xin ly hôn;

– Giấy đăng kí kết hôn

– Giấy khai sinh của con chung( Nếu có);

– Giấy chứng minh thư và sổ hộ khẩu;

– Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng nếu có tranh chấp về tài sản;

Về thủ tục xin ly hôn đơn phương thì chị cần làm những bước sau:

Thứ nhất: chị nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND cấp quận/huyện nơi chồng chị đang cư trú, làm việc

Thứ hai:  Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán sẽ ra thông báo ngay cho chị để chị đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp chị phải nộp tiền tạm ứng án phí.Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, chị phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Thứ ba: chị phải chờ một khoảng thời gian nhất định thì mới hoàn thành việc ly hôn của mình được, cụ thể là thời hạn chuẩn bị xét xử: 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án hoặc có thể lâu hơn; thời hạn mở phiên  tòa: từ 01 đến 02 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về vấn đề Lấy lại tiền gửi cho chồng khi đi xuất khẩu lao động có được không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Lấy lại tiền gửi cho chồng khi đi xuất khẩu lao động có được không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề