Luật Chứng khoán năm 2006.

Posted on Luật 200 lượt xem

QUỐC HỘI
——–

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

Luật số: 70/2006/QH11

Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2006

QUỐCHỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOÁ XI, KỲ HỌP THỨ 9

(Từngày 16 tháng 5 đến ngày 29 tháng 6 năm 2006)

LUẬT

CHỨNG KHOÁN

Căn cứ vào Hiến pháp nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghịquyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ10;

Luật này quy định về chứng khoánvà thị trường chứng khoán.

Chương I

NHỮNG QUYĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luậtnày quy định về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giaodịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trườngchứng khoán.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổchức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư chứngkhoán và hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

2. Tổchức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứngkhoán.

Điều 3. Áp dụng Luật chứng khoán, các luậtcó liên quan và điều ước quốc tế

1. Hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết,giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trườngchứng khoán áp dụng theo quy định của Luật này và các quy định khác của phápluật có liên quan.

2.Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viêncó quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điềuước quốc tế đó. Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện điều ước quốc tế phùhợp với lộ trình hội nhập và cam kết quốc tế.

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động chứng khoánvà thị trường chứng khoán

1. Tôntrọng quyền tự do mua, bán, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán của tổ chức, cánhân.

2.Công bằng, công khai, minh bạch.

3. Bảovệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

4. Tựchịu trách nhiệm về rủi ro.

5.Tuân thủ quy định của pháp luật.

Điều 5. Chính sách phát triển thị trườngchứng khoán

1. Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuậnlợi để tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dântham gia đầu tư và hoạt động trên thị trường chứng khoán nhằm huy động cácnguồn vốn trung hạn và dài hạn cho đầu tư phát triển.

2. Nhànước có chính sách quản lý, giám sát bảo đảm thị trường chứng khoán hoạt độngcông bằng, công khai, minh bạch, an toàn và hiệu quả.

3. Nhànước có chính sách đầu tư hiện đại hoá cơ sở hạ tầng cho hoạt động của thịtrường chứng khoán, phát triển nguồn nhân lực cho ngành chứng khoán, tuyêntruyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Điều 6. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chứng khoánlà bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tàisản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hìnhthức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:

a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyềnchọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ sốchứng khoán.

2. Cổ phiếu là loại chứng khoán xácnhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phầncủa tổ chức phát hành.

3. Trái phiếu là loại chứng khoánxác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ củatổ chức phát hành.

4. Chứng chỉ quỹ là loại chứngkhoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đạichúng.

5. Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán docông ty cổ phần phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm bảo đảmcho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xácđịnh.

6. Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc pháthành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng khoán đượcquyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác địnhtrước trong thời kỳ nhất định.

7. Quyền chọn mua, quyền chọn bán là quyền được ghi trong hợp đồngcho phép người mua lựa chọn quyền mua hoặc quyền bán một số lượng chứng khoánđược xác định trước trong khoảng thời gian nhất định với mức giá được xác địnhtrước.

8. Hợp đồng tương lai là cam kết mua hoặc bán các loại chứng khoán,nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán nhất định với một số lượng và mức giánhất định vào ngày xác định trước trong tương lai.

9. Cổ đông lớn là cổ đông sở hữutrực tiếp hoặc gián tiếp từ năm phần trăm trở lên số cổ phiếu có quyền biểuquyết của tổ chức phát hành.

10. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổchức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán.

11. Nhà đầu tư chứng khoán chuyênnghiệp là ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tàichính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán.

12. Chào bán chứng khoán ra công chúnglà việc chào bán chứng khoán theo một trong các phương thức sau đây:

a) Thông qua phương tiện thông tin đạichúng, kể cả Internet;

b) Chào bán chứng khoán cho từ một trămnhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

c) Chào bán cho một số lượng nhà đầu tưkhông xác định.

13. Tổ chức pháthành là tổ chức thực hiện phát hành chứng khoán ra công chúng.

14. Tổ chức bảo lãnh phát hành làcông ty chứng khoán được phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và ngânhàng thương mại được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bảo lãnh phát hànhtrái phiếu theo điều kiện do Bộ Tài chính quy định.

15. Tổ chức kiểm toán được chấp thuậnlà công ty kiểm toán độc lập thuộc danh mục các công ty kiểm toán được Uỷ banChứng khoán Nhà nước chấp thuận kiểm toán theo điều kiện do Bộ Tài chính quyđịnh.

16. Bản cáo bạch là tài liệu hoặcdữ liệu điện tử công khai những thông tin chính xác, trung thực, khách quanliên quan đến việc chào bán hoặc niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành.

17. Niêm yết chứng khoán là việcđưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoánhoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán.

18. Thị trường giao dịch chứng khoánlà địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịchchứng khoán.

19. Kinh doanh chứng khoán là việcthực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh pháthành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹđầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.

20. Môi giới chứngkhoán là việc công ty chứng khoán làm trung gian thực hiện mua, bán chứngkhoán cho khách hàng.

21. Tự doanh chứng khoán là việccông ty chứng khoán mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình.

22. Bảo lãnh pháthành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chứcphát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua mộtphần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứngkhoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chứcphát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng.

23. Tư vấn đầu tưchứng khoán là việc công ty chứng khoán cung cấp cho nhà đầu tư kết quảphân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến chứng khoán.

24. Lưu ký chứng khoán là việc nhậnký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng, giúp khách hàng thựchiện các quyền liên quan đến sở hữu chứng khoán.

25. Đăng ký chứng khoán là việc ghinhận quyền sở hữu và các quyền khác của người sở hữu chứng khoán.

26. Quản lý danhmục đầu tư chứng khoán là việc công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thựchiện quản lý theo uỷ thác của từng nhà đầu tư trong mua, bán, nắm giữ chứngkhoán.

27. Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầutư với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tàisản đầu tư khác, kể cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểmsoát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ.

28. Quỹ đại chúng là quỹ đầu tưchứng khoán thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng.

29. Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán có số thành viên thamgia góp vốn không vượt quá ba mươi thành viên và chỉ bao gồm thành viên là phápnhân.

30. Quỹ mở là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra côngchúng phải được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư.

31. Quỹ đóng là quỹ đạichúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng không được mua lại theo yêucầu của nhà đầu tư.

32. Thông tin nội bộ là thông tinliên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếuđược công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúnghoặc quỹ đại chúng đó.

33. Người biết thông tin nội bộ là:

a) Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểmsoát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc của côngty đại chúng; thành viên Ban đại diện quỹ đại chúng;

b) Cổ đông lớn của công ty đại chúng, quỹđại chúng;

c) Người kiểm toánbáo cáo tài chính của công ty đại chúng, quỹ đại chúng;

d) Người khác tiếp cận được thông tin nộibộ trong công ty đại chúng, quỹ đại chúng;

đ) Công ty chứng khoán, công ty quản lýquỹ đầu tư chứng khoán và người hành nghề chứng khoán của công ty;

e) Tổ chức, cá nhân có quan hệ hợp táckinh doanh, cung cấp dịch vụ với công ty đại chúng, quỹ đại chúng và cá nhânlàm việc trong tổ chức đó;

g) Tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc giántiếp có được thông tin nội bộ từ những đối tượng quy định tại các điểm a, b, c,d, đ và e khoản này.

34. Người có liên quan là cá nhânhoặc tổ chức có quan hệ với nhau trong các trường hợp sau đây:

a) Cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, vợ, chồng,con, con nuôi, anh, chị em ruột của cá nhân;

b) Tổ chức mà trong đó có cá nhân là nhânviên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, chủ sở hữu trên mười phần trăm số cổ phiếulưu hành có quyền biểu quyết;

c) Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểmsoát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và cácchức danh quản lý khác của tổ chức đó;

d) Người mà trong mối quan hệ với ngườikhác trực tiếp, gián tiếp kiểm soát hoặc bị kiểm soát bởi người đó hoặc cùngvới người đó chịu chung một sự kiểm soát;

đ) Công tymẹ, công ty con;

e) Quan hệhợp đồng trong đó một người là đại diện cho người kia.

Điều 7. Quản lý nhà nước về chứng khoán vàthị trường chứng khoán

1. Chính phủthống nhất quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

2. Bộ Tàichính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về chứngkhoán và thị trường chứng khoán và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) TrìnhChính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược, quy hoạch, chính sách pháttriển thị trường chứng khoán;

b) Trình cấpcó thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm phápluật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

c) Chỉ đạo Uỷban Chứng khoán Nhà nước thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triểnthị trường chứng khoán và các chính sách, chế độ để quản lý và giám sát hoạtđộng về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

3. Các bộ, cơquan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phốihợp với Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trườngchứng khoán.

4. Uỷ bannhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thựchiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán tại địa phương.

Điều 8. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

1. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quanthuộc Bộ Tài chính, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Cấp, giahạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động chứng khoán vàthị trường chứng khoán; chấp thuận những thay đổi liên quan đến hoạt động chứngkhoán và thị trường chứng khoán;

b) Quản lý, giám sát hoạt động của Sở giao dịch chứngkhoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán và các tổchức phụ trợ; tạm đình chỉ hoạt động giao dịch, hoạt động lưu ký của Sởgiao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứngkhoán trong trường hợp có dấu hiệu ảnh hưởngđến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;

c)Thanh tra, giám sát, xử phạt vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáotrong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán;

d) Thực hiệnthống kê, dự báo về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; hiện đạihoá công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;

đ) Tổ chức,phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức ngành chứng khoán; phổ cập kiến thức về chứng khoán và thịtrường chứng khoán cho công chúng;

e) Hướng dẫnquy trình nghiệp vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán và các mẫu biểu cóliên quan;

g) Thực hiệnhợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

2. Tổ chức,bộ máy quản lý, điều hành của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước do Chính phủ quyđịnh.

Điều 9. Các hành vi bị cấm

1. Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện cáchành vi gian lận, lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót thông tincần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán chứngkhoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịchvụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

2. Công bố thông tin sai lệch nhằm lôikéo, xúi giục mua, bán chứng khoán hoặc công bố thông tin không kịp thời, đầyđủ về các sự việc xảy ra có ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán trên thị trường.

3. Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bánchứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nộibộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.

4. Thông đồng để thực hiện việc mua, bánchứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thứccấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kếthợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác để thao túng giá chứng khoán.

Chương II

CHÀO BÁNCHỨNG KHOÁN RA CÔNG CHÚNG

Điều 10. Mệnh giá chứng khoán

1. Chứng khoán chào bán ra công chúng trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam được ghi bằng đồng Việt Nam.

2. Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán lần đầu ra công chúng là mườinghìn đồng Việt Nam. Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là một trămnghìn đồng Việt Nam và bội số của một trăm nghìn đồng Việt Nam.

Điều 11. Hình thức chào bán chứng khoán racông chúng

1. Hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng bao gồm chào bán chứngkhoán lần đầu ra công chúng, chào bán thêm cổ phần hoặc quyền mua cổ phần racông chúng và các hình thức khác.

2. Chính phủ quy định cụ thể hình thứcchào bán chứng khoán ra công chúng.

Điều 12. Điều kiện chào bán chứng khoán racông chúng

1. Điều kiện chào báncổ phiếu ra công chúng bao gồm:

a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góptại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giátrị ghi trên sổ kế toán;

b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trướcnăm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến nămđăng ký chào bán;

c) Có phương án phát hành và phương án sửdụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

2. Điều kiện chào bán trái phiếu ra côngchúng bao gồm:

a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góptại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giátrị ghi trên sổ kế toán;

b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trướcnăm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến nămđăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm;

c) Có phương án phát hành, phương án sửdụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Hội đồng quản trị hoặc Hộiđồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua;

d) Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổchức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảmquyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.

3. Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ racông chúng bao gồm:

a) Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chàobán tối thiểu năm mươi tỷ đồng Việt Nam;

b) Có phương án phát hành và phương án đầutư số vốn thu được từ đợt chào bán chứng chỉ quỹ phù hợp với quy định của Luậtnày.

4. Chính phủ quyđịnh điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng đối với doanh nghiệp nhànước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần,doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao;chào bán chứng khoán ra nước ngoài và các trường hợp cụ thể khác.

Điều 13. Đăng ký chào bán chứng khoán racông chúng

1. Tổ chức phát hành thực hiện chào bánchứng khoán ra công chúng phải đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

2. Các trường hợp sau đây không phải đăngký chào bán chứng khoán ra công chúng:

a) Chào bán trái phiếu của Chính phủ ViệtNam;

b) Chào bán tráiphiếu của tổ chức tài chính quốc tế được Chính phủ Việt Nam chấp thuận;

c) Chào bán cổ phiếu ra công chúng củadoanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần;

d) Việc bán chứng khoán theo bảnán, quyết định của Toà án hoặc việc bán chứng khoán của người quản lý hoặcngười được nhận tài sản trong các trường hợp phá sản hoặc mất khả năng thanhtoán.

Điều 14. Hồ sơ đăng ký chào bán chứngkhoán ra công chúng

1. Hồ sơ đăng kýchào bán cổ phiếu ra công chúng gồm có:

a) Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra côngchúng;

b) Bản cáo bạch;

c) Điều lệ của tổ chức phát hành;

d) Quyết định của Đại hội đồng cổ đôngthông qua phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào báncổ phiếu ra công chúng;

đ) Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).

2. Hồ sơ đăng kýchào bán trái phiếu ra công chúng gồm có:

a) Giấy đăng ký chào bán trái phiếu racông chúng;

b) Bản cáo bạch;

c) Điều lệ của tổ chức phát hành;

d) Quyết định của Hội đồng quản trị hoặcHội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua phương án phát hành,phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán trái phiếu ra côngchúng;

đ) Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chứcphát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyềnvà lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác;

e) Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).

3. Hồ sơ đăng kýchào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng gồm có:

a) Giấy đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ racông chúng;

b) Bản cáo bạch;

c) Dự thảo Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán;

d) Hợp đồng giám sát giữa ngân hàng giámsát và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;

đ) Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).

4. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng phải kèm theoquyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu côngty thông qua hồ sơ. Đối với việc chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chứctín dụng, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

5. Trường hợp một phần hoặc toàn bộ hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán racông chúng được tổ chức, cá nhân có liên quan xác nhận thì tổ chức phát hànhphải gửi văn bản xác nhận của tổ chức, cá nhân đó cho Uỷ ban Chứng khoán Nhànước.

6. Các thông tin trong hồ sơ phải chính xác, trung thực, không gây hiểunhầm và có đầy đủ những nội dung quan trọng ảnh hưởng đến việc quyết định củanhà đầu tư.

7. Bộ Tài chính quy định cụ thể về hồ sơđăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần, doanh nghiệpthành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao; chào bán chứngkhoán ra nước ngoài và các trường hợp cụ thể khác.

Điều 15. Bản cáo bạch

1. Đối với việc chào bán cổ phiếu, tráiphiếu ra công chúng, Bản cáo bạch bao gồm các nội dung sau đây:

a) Thông tin tóm tắt về tổ chức phát hànhbao gồm mô hình tổ chức bộ máy, hoạt động kinh doanh, tài sản, tình hình tàichính, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty, Giámđốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và cơ cấu cổ đông(nếu có);

b) Thông tin về đợt chào bán và chứngkhoán chào bán bao gồm điều kiện chào bán, các yếu tố rủi ro, dự kiến kế hoạchlợi nhuận và cổ tức của năm gần nhất sau khi phát hành chứng khoán, phương ánphát hành và phương án sử dụng tiền thu được từ đợt chào bán;

c) Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong hai năm gần nhất theo quyđịnh tại Điều 16 của Luật này;

d) Các thông tin khác quy định trong mẫu Bản cáo bạch.

2. Đối với việc chào bán chứng chỉ quỹ racông chúng, Bản cáo bạch bao gồm các nội dung sau đây:

a) Loại hình và quy mô quỹ đầu tư chứngkhoán;

b) Mục tiêu đầu tư, chiến lược đầu tư,phương pháp và quy trình đầu tư, hạn chế đầu tư, các yếu tố rủi ro của quỹ đầutư chứng khoán;

c) Tóm tắt các nội dung cơ bản của dự thảoĐiều lệ quỹ đầu tư chứng khoán;

d) Phương án phát hành chứng chỉ quỹ vàcác thông tin hướng dẫn tham gia đầu tư vào quỹ đầu tư chứng khoán;

đ) Thông tin tóm tắt về công ty quản lýquỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát và quy định về giao dịch với ngườicó liên quan của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát;

e) Các thông tin khác quy định trong mẫuBản cáo bạch.

3. Chữ ký trong Bản cáo bạch:

a) Đối với việc chào bán cổ phiếu, tráiphiếu ra công chúng, Bản cáo bạch phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quảntrị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc,Giám đốc tài chính hoặc Kế toán trưởng của tổ chức phát hành và người đại diệntheo pháp luật của tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hànhchính (nếu có). Trường hợp ký thay phải có giấy uỷ quyền;

b) Đối với việc chào bán chứng chỉ quỹ racông chúng, Bản cáo bạch phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hộiđồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công tyquản lý quỹ đầu tư chứng khoán và người đại diện theo pháp luật của tổ chức bảolãnh phát hành (nếu có). Trường hợp ký thay phải có giấy uỷ quyền.

4. Bộ Tài chính ban hành mẫu Bản cáo bạch.

Điều 16. Báo cáo tài chính

1. Báo cáo tài chính bao gồm bảngcân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, báo cáo lưuchuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.

2. Trường hợp tổ chức phát hành là công tymẹ thì tổ chức phát hành phải nộp báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định củapháp luật về kế toán.

3. Báo cáo tài chính năm phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đượcchấp thuận.

4. Trường hợp hồ sơ được nộp trước ngày 01 tháng 3 hằng năm, báo cáo tàichính năm của năm trước đó trong hồ sơ ban đầu có thể là báo cáo chưa có kiểmtoán, nhưng phải có báo cáo tài chính được kiểm toán của hai năm trước liền kề.

5. Trường hợp ngày kết thúc kỳ kế toán của báo cáo tài chính gần nhất cáchthời điểm gửi hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng hợp lệ cho Uỷban Chứng khoán Nhà nước quá chín mươi ngày, tổ chức phát hành phải lập báo cáotài chính bổ sung đến tháng hoặc quý gần nhất.

Điều 17. Tráchnhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán racông chúng

1. Tổ chức phát hành phải chịu trách nhiệmvề tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoánra công chúng.

2. Tổ chức tư vấn phát hành, tổ chức bảolãnh phát hành, tổ chức kiểm toán được chấp thuận, người ký báo cáo kiểm toánvà bất kỳ tổ chức, cá nhân nào xác nhận hồ sơ phải chịu trách nhiệm trong phạmvi liên quan đến hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng.

Điều 18. Sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng kýchào bán chứng khoán ra công chúng

1. Trong thời gian hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng đangđược xem xét, tổ chức phát hành có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu pháthiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung quan trọng theo quy địnhphải có trong hồ sơ hoặc thấy cần thiết phải giải trình về vấn đề có thể gây hiểunhầm.

2. Trong thời gian xem xét hồ sơ, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có quyền yêucầu tổ chức phát hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán racông chúng để bảo đảm thông tin được công bố chính xác, trung thực, đầy đủ, bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

3. Sau khi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận chào bán chứngkhoán ra công chúng mà phát sinh thông tin quan trọng liên quan đến hồ sơ đăngký chào bán chứng khoán ra công chúng thì trong thời hạn bảy ngày, tổ chức pháthành phải công bố thông tin phát sinh theo phương thức quy định tại khoản 3Điều 20 của Luật này và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

4. Văn bản sửa đổi, bổ sung gửi cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phải có chữký của những người đã ký trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúnghoặc của những người có cùng chức danh với những người đó.

5. Thời hạn xem xét hồ sơ đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 vàkhoản 2 Điều này được tính từ ngày Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nhận được vănbản sửa đổi, bổ sung.

Điều 19. Thông tin trước khi chào bánchứng khoán ra công chúng

Trong thời gian Uỷ ban Chứng khoán Nhànước xem xét hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, tổ chức pháthành, tổ chức bảo lãnh phát hành và tổ chức, cá nhân có liên quan chỉ được sửdụng trung thực và chính xác các thông tin trong Bản cáo bạch đã gửi Uỷ banChứng khoán Nhà nước để thăm dò thị trường, trong đó phải nêu rõ các thông tinvề ngày phát hành và giá bán chứng khoán là thông tin dự kiến. Việc thăm dò thịtrường không được thực hiện trên phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 20. Hiệu lực đăng ký chào bán chứngkhoán ra công chúng

1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ banChứng khoán Nhà nước xem xét và cấp Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán racông chúng. Trường hợp từ chối, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằngvăn bản và nêu rõ lý do.

2. Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng củaUỷ ban Chứng khoán Nhà nước là văn bản xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán chứngkhoán ra công chúng đáp ứng đủ điều kiện, thủ tục theo quy định của pháp luật.

3. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngàyGiấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng có hiệu lực, tổ chứcphát hành phải công bố Bản thông báo phát hành trên một tờ báo điện tử hoặc báoviết trong ba số liên tiếp.

4. Chứng khoán chỉ được chào bán ra côngchúng sau khi đã công bố theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 21. Phân phối chứng khoán

1. Việc phân phối chứng khoán chỉ được thực hiện sau khi tổ chức phát hànhbảo đảm người mua chứng khoán tiếp cận Bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chàobán chứng khoán ra công chúng được công bố tại các địa điểm ghi trong Bản thôngbáo phát hành.

2. Tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnhphát hành hoặc tổ chức đại lý phải phân phối chứng khoán công bằng, công khaivà bảo đảm thời hạn đăng ký mua chứng khoán cho nhà đầu tư tối thiểu là haimươi ngày; thời hạn này phải được ghi trong Bản thông báo phát hành.

Trường hợp số lượng chứng khoán đăng kýmua vượt quá số lượng chứng khoán được phép phát hành thì tổ chức phát hànhhoặc tổ chức bảo lãnh phát hành phải phân phối hết số chứng khoán được phépphát hành cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ đăng ký mua của từng nhà đầu tư.

3. Tiền mua chứng khoán phải được chuyểnvào tài khoản phong toả mở tại ngân hàng cho đến khi hoàn tất đợt chào bán vàbáo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

4. Tổ chức phát hành phải hoàn thành việcphân phối chứng khoán trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày Giấy chứng nhậnchào bán chứng khoán ra công chúng có hiệu lực. Trường hợp tổ chức phát hànhkhông thể hoàn thành việc phân phối chứng khoán ra công chúng trong thời hạnnày, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xem xét gia hạn việc phân phối chứng khoánnhưng tối đa không quá ba mươi ngày.

Trường hợp đăng ký chào bán chứng khoáncho nhiều đợt thì khoảng cách giữa đợt chào bán sau với đợt chào bán trướckhông quá mười hai tháng.

5. Tổ chức phát hành hoặc tổ chức bảo lãnhphát hành phải báo cáo kết quả đợt chào bán cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nướctrong thời hạn mười ngày, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, kèm theo bản xácnhận của ngân hàng nơi mở tài khoản phong toả về số tiền thu được trong đợtchào bán.

6. Tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnhphát hành hoặc tổ chức đại lý phải chuyển giao chứng khoán hoặc giấy chứng nhậnquyền sở hữu chứng khoán cho người mua trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngàykết thúc đợt chào bán.

Điều 22. Đình chỉchào bán chứng khoán ra công chúng

1. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có quyềnđình chỉ chào bán chứng khoán ra công chúng tối đa là sáu mươi ngày trong cáctrường hợp sau đây:

a) Khi phát hiện hồ sơ đăng ký chào bánchứng khoán ra công chúng có những thông tin sai lệch, bỏ sót nội dung quantrọng có thể ảnh hưởng tới quyết định đầu tư và gây thiệt hại cho nhà đầu tư;

b) Việc phân phối chứng khoán không thựchiện đúng quy định tại Điều 21 của Luật này.

2. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày đợtchào bán chứng khoán ra công chúng bị đình chỉ, tổ chức phát hành phải công bốviệc đình chỉ chào bán chứng khoán ra công chúng theo phương thức quy định tạikhoản 3 Điều 20 của Luật này và phải thu hồi các chứng khoán đã phát hành nếunhà đầu tư có yêu cầu, đồng thời hoàn trả tiền cho nhà đầu tư trong thời hạnmười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

3. Khi những thiếu sót dẫn đến việc đìnhchỉ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng được khắc phục, Uỷ ban Chứng khoánNhà nước ra văn bản thông báo huỷ đình chỉ và chứng khoán được tiếp tục chàobán.

4. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày cóthông báo hủy đình chỉ, tổ chức phát hành phải công bố việc hủy đình chỉ theophương thức quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật này.

Điều 23. Huỷ bỏ chào bán chứng khoán racông chúng

1. Quá thời hạn đình chỉ quy định tạikhoản 1 Điều 22 của Luật này, nếu những thiếu sót dẫn đến việc đình chỉ đợtchào bán chứng khoán ra công chúng không được khắc phục, Uỷ ban Chứng khoán Nhànước huỷ bỏ đợt chào bán và cấm bán chứng khoán đó.

2. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày đợtchào bán chứng khoán ra công chúng bị huỷ bỏ, tổ chức phát hành phải công bốviệc huỷ bỏ chào bán chứng khoán ra công chúng theo phương thức quy định tạikhoản 3 Điều 20 của Luật này và phải thu hồi các chứng khoán đã phát hành, đồngthời hoàn trả tiền cho nhà đầu tư trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày đợtchào bán bị huỷ bỏ. Quá thời hạn này, tổ chức phát hành phải bồi thường thiệthại cho nhà đầu tư theo các điều khoản đã cam kết với nhà đầu tư.

Điều 24. Nghĩa vụ của tổ chức phát hành

1. Tổ chức phát hànhđã hoàn thành việc chào bán cổ phiếu ra công chúng trở thành công ty đại chúngvà phải thực hiện các nghĩa vụ của công ty đại chúng quy định tại khoản 2 Điều27 của Luật này. Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng được coi làhồ sơ công ty đại chúng và tổ chức phát hành không phải nộp hồ sơ công ty đạichúng quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này cho Uỷ ban Chứng khoán Nhànước.

2. Tổ chức phát hành hoàn thành việc chàobán trái phiếu ra công chúng phải tuân thủ nghĩa vụ công bố thông tin quy địnhtại Điều 102 của Luật này.

Chương III

CÔNG TY ĐẠICHÚNG

Điều 25. Công ty đại chúng

1. Công ty đại chúnglà công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình sau đây:

a) Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếura công chúng;

b) Công ty có cổ phiếu được niêm yết tạiSở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán;

c) Công ty có cổ phiếu được ít nhất mộttrăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốnđiều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên.

2. Công ty cổ phần theo quy định tại điểm c khoản 1 Điềunày phải nộp hồ sơ công ty đại chúng quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật nàycho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày trởthành công ty đại chúng.

Điều 26. Hồ sơ công ty đại chúng

1. Hồ sơ công ty đại chúng bao gồm:

a) Điều lệ công ty;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh của công ty;

c) Thông tin tóm tắt về mô hình tổ chứckinh doanh, bộ máy quản lý và cơ cấu cổ đông;

d) Báo cáo tài chính năm gần nhất.

2. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngàynhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm công bố tên,nội dung kinh doanh và các thông tin khác liên quan đến công ty đại chúng trênphương tiện thông tin của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của công ty đạichúng

1. Công ty đại chúng có các quyền theo quyđịnh của Luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Công ty đại chúng có các nghĩa vụ sauđây:

a) Công bố thông tin theo quy định tạiĐiều 101 của Luật này;

b) Tuân thủ các nguyên tắc quản trị côngty theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

c) Thực hiện đăng ký, lưu ký chứng khoántập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán theo quy định tại Điều 52 và Điều 53của Luật này;

d) Các nghĩa vụ khác theo quy định củaLuật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 28. Nguyên tắc quản trị công ty

1. Công ty đại chúng phải tuân thủ các quyđịnh của Luật doanh nghiệp về quản trị công ty.

2. Bộ Tài chính quy định cụ thể về quảntrị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng có cổ phiếu niêm yết tạiSở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán.

Điều 29. Báo cáo về sở hữu của cổ đông lớn

1. Tổ chức, cá nhân trở thành cổ đông lớncủa công ty đại chúng phải báo cáo công ty đại chúng, Uỷ ban Chứng khoán Nhànước và Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán nơi cổphiếu của công ty đại chúng đó được niêm yết trong thời hạn bảy ngày, kể từngày trở thành cổ đông lớn.

2. Báo cáo về sở hữu của cổ đông lớn baogồm các nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ, ngành, nghề kinh doanhđối với cổ đông lớn là tổ chức; họ tên, tuổi, quốc tịch, nơi cư trú, nghềnghiệp đối với cổ đông lớn là cá nhân;

b) Số lượng và tỷ lệ phần trăm cổ phiếu dotổ chức, cá nhân sở hữu hoặc cùng với tổ chức, cá nhân khác sở hữu trên tổng sốcổ phiếu đang lưu hành.

3. Khi có sự thay đổi quan trọng về thôngtin nêu trong báo cáo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc có thay đổi về sốlượng cổ phiếu sở hữu vượt quá một phần trăm số lượng cổ phiếu cùng loại đanglưu hành, thì trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày có sự thay đổi trên, cổ đônglớn phải nộp báo cáo sửa đổi, bổ sung cho công ty đại chúng, Uỷ ban Chứng khoánNhà nước và Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán nơicổ phiếu được niêm yết.

4. Quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điềunày cũng áp dụng đối với nhóm người có liên quan sở hữu từ năm phần trăm trởlên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành.

Điều 30. Công ty đại chúng mua lại cổphiếu của chính mình

1. Công ty đại chúng không có cổ phiếuniêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán khimua lại cổ phiếu của chính mình phải thực hiện theo quy định tại các điều 90,91 và 92 của Luật doanh nghiệp.

2. Công ty đại chúng có cổ phiếu niêm yếttại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán khi mua lạicổ phiếu của chính mình phải công khai thông tin về việc mua lại chậm nhất làbảy ngày, trước ngày thực hiện việc mua lại. Thông tin bao gồm các nội dung sauđây:

a) Mục đích mua lại;

b) Số lượng cổ phiếu được mua lại;

c) Nguồn vốn để mua lại;

d) Thời gian thực hiện.

Việc công ty đạichúng mua lại cổ phiếu của chính mình, bán lại số cổ phiếu đã mua được thựchiện theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 31. Thu hồi lợi nhuận đối với cácgiao dịch không công bằng

1. Công ty đại chúng có quyền thu hồi mọikhoản lợi nhuận do thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc,Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, người phụ trách tài chính, phụ trách kếtoán và người quản lý khác trong bộ máy quản lý của công ty đại chúng thu đượctừ việc tiến hành mua và bán hoặc bán và mua chứng khoán của công ty trong thờihạn sáu tháng, kể từ ngày mua hoặc bán.

2. Công ty đại chúng hoặc cổ đông của côngty có quyền khởi kiện tại Toà án để thu hồi khoản lợi nhuận từ các giao dịchkhông công bằng quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 32. Chào mua công khai

1. Các trường hợp phải chào mua công khai:

a) Chào mua cổ phiếu có quyền biểu quyếtdẫn đến việc sở hữu từ hai mươi lăm phần trăm trở lên số cổ phiếu đang lưu hànhcủa một công ty đại chúng;

b) Chào mua mà đối tượng được chào mua bịbắt buộc phải bán cổ phiếu mà họ sở hữu.

2. Tổ chức, cá nhân chào mua công khai cổphiếu của công ty đại chúng phải gửi đăng ký chào mua đến Uỷ ban Chứng khoánNhà nước. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được đăng ký chào mua, Uỷban Chứng khoán Nhà nước phải có ý kiến trả lời bằng văn bản; trường hợp khôngchấp thuận, thì phải nêu rõ lý do.

3. Việc chào mua công khai chỉ được thựchiện sau khi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận và đã được tổ chức, cá nhânchào mua công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng trước thời điểm dựkiến thực hiện.

4. Bản đăng ký chào mua công khai bao gồmcác thông tin sau đây:

a) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chàomua;

b) Loại cổ phiếu được chào mua;

c) Số lượng cổ phiếu được chào mua mà tổchức, cá nhân đó hiện đang nắm giữ;

d) Số lượng cổ phiếu dự kiến chào mua;

đ) Thời gian thực hiện chào mua;

e) Giá chào mua;

g) Các điều kiện chào mua.

5. Trong quá trình chào mua công khai, tổchức, cá nhân chào mua không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Trực tiếp hoặc gián tiếp mua hoặc camkết mua cổ phiếu đang được chào mua bên ngoài đợt chào mua;

b) Bán hoặc cam kết bán cổ phiếu mà mìnhđang chào mua;

c) Đối xử không công bằng với những ngườisở hữu cùng loại cổ phiếu đang được chào mua;

d) Cung cấp thông tin riêng cho một số cổđông nhất định hoặc cung cấp thông tin cho cổ đông ở mức độ không giống nhauhoặc không cùng thời điểm. Quy định này cũng được áp dụng đối với tổ chức bảolãnh phát hành có cổ phiếu là đối tượng chào mua.

6. Thời gian thực hiện một đợt chào mua công khai khôngđược ngắn hơn ba mươi ngày và không dài quá sáu mươi ngày, kể từ ngày công bố.Việc chào mua bao gồm cả việc chào mua bổ sung hoặc có sự điều chỉnh so vớiđăng ký ban đầu. Việc chào mua bổ sung hoặc có sự điều chỉnh so với đăng ký banđầu phải được thực hiện với các điều kiện ưu đãi không thấp hơn các đợt chàomua trước.

7. Tổ chức, cá nhân sở hữu cổ phiếu đã đặtcọc cổ phiếu theo một đợt chào mua công khai có quyền rút cổ phiếu vào bất cứthời điểm nào trong thời gian chào mua.

8. Trường hợp số cổ phiếu chào mua nhỏ hơnsố cổ phiếu đang lưu hành của một công ty hoặc số cổ phiếu đặt bán lớn hơn sốcổ phiếu chào mua thì cổ phiếu được mua trên cơ sở tỷ lệ tương ứng.

9. Sau khi thực hiện chào mua công khai,đối tượng chào mua nắm giữ từ tám mươi phần trăm trở lên số cổ phiếu đang lưuhành của một công ty đại chúng phải mua tiếp trong thời hạn ba mươi ngày số cổphiếu cùng loại do các cổ đông còn lại nắm giữ theo giá chào mua đã công bố,nếu các cổ đông này có yêu cầu.

10. Công ty đại chúng có cổ phiếu đượcchào mua công khai phải công bố ý kiến của công ty về việc chấp thuận hoặc từchối việc chào mua. Trường hợp từ chối, công ty phải trả lời bằng văn bản vànêu rõ lý do. Văn bản trả lời của công ty phải có chữ ký của ít nhất hai phầnba số thành viên Hội đồng quản trị.

11. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngàykết thúc đợt chào mua công khai, tổ chức, cá nhân thực hiện chào mua phải báocáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước bằng văn bản về kết quả đợt chào mua.

Chương IV

THỊ TRƯỜNGGIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

Điều 33. Tổ chức thị trường giao dịchchứng khoán

1. Sở giao dịchchứng khoán tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán của tổchức phát hành đủ điều kiện niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán.

2. Trung tâm giao dịch chứng khoán tổ chứcthị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán của tổ chức phát hành không đủđiều kiện niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán.

3. Ngoài Sở giao dịch chứng khoán và Trungtâm giao dịch chứng khoán, không tổ chức, cá nhân nào được phép tổ chức thịtrường giao dịch chứng khoán.

Điều 34. Tổ chức và hoạt động của Sở giaodịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán

1. Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán là pháp nhânthành lập và hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổphần theo quy định của Luật này.

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập, giải thể, chuyển đổi cơcấu tổ chức, hình thức sở hữu của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịchchứng khoán theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

3. Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán có chức năngtổ chức và giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịchchứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán.

4. Hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán, Trungtâm giao dịch chứng khoán phải tuân thủ quy định của Luật này và Điều lệ Sởgiao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán.

5. Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâmgiao dịch chứng khoán chịu sự quản lý và giám sát của Uỷ ban Chứng khoán Nhànước.

Điều 35. Bộ máy quản lý, điều hành của Sởgiao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán

1. Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán có Hội đồngquản trị, Giám đốc, Phó Giám đốc và Ban kiểm soát.

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Sở giaodịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính phêchuẩn theo đề nghị của Hội đồng quản trị, sau khi có ý kiến của Chủ tịch Uỷ banChứng khoán Nhà nước.

3. Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị, Giám đốc, Phó Giám đốc và Bankiểm soát được quy định tại Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giaodịch chứng khoán.

Điều 36. Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán,Trung tâm giao dịch chứng khoán

1. Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán đượcBộ Tài chính phê chuẩn theo đề nghị của Hội đồng quản trị Sở giao dịch chứngkhoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán sau khi có ý kiến của Chủ tịch Uỷ banChứng khoán Nhà nước.

2. Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán có cácnội dung chính sau đây:

a) Tên, địa chỉ;

b) Mục tiêu hoạt động;

c) Vốn điều lệ; cách thức tăng vốn, giảm vốn hoặc chuyển nhượng vốn điềulệ;

d) Tên, địa chỉ và các thông tin cơ bản của cổ đông sáng lập hoặc thànhviên góp vốn hoặc Chủ sở hữu;

đ) Phần vốn góp hoặc số cổ phần và giá trị vốn góp của cổ đông sáng lậphoặc thành viên góp vốn;

e) Người đại diện theo pháp luật;

g) Cơ cấu tổ chức quản lý;

h) Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn hoặc cổ đông;

i) Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị, Giám đốc, Phó Giám đốc và Bankiểm soát;

k) Thể thức thông qua quyết định của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâmgiao dịch chứng khoán;

l) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ;

m) Chế độ kế toán, kiểm toán được áp dụng;

n) Việc thành lập các quỹ, cơ chế sử dụng quỹ; nguyên tắc sử dụng lợinhuận, xử lý lỗ và chế độ tài chính khác;

o) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.

Điều 37. Quyền của Sở giao dịch chứngkhoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán

1. Ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán,công bố thông tin và thành viên giao dịch sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhànước chấp thuận.

2. Tổ chức và điều hành hoạt động giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịchchứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán.

3. Tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ giao dịch chứng khoán theo Quy chế giaodịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoántrong trường hợp cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư.

4. Chấp thuận, huỷ bỏ niêm yết chứng khoán và giám sát việc duy trì điềukiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết tại Sở giao dịch chứngkhoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán.

5. Chấp thuận, huỷ bỏ tư cách thành viên giao dịch; giám sát hoạt động giaodịch chứng khoán của các thành viên giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán,Trung tâm giao dịch chứng khoán.

6. Giám sát hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, thànhviên giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán.

7. Cung cấp thông tin thị trường và các thông tin liên quan đến chứng khoánniêm yết.

8. Làm trung gian hoà giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phátsinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán.

9. Thu phí theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 38. Nghĩa vụ của Sở giao dịch chứngkhoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán

1. Bảo đảm hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường được tiến hànhcông khai, công bằng, trật tự và hiệu quả.

2. Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính theoquy định của pháp luật.

3. Thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Điều 107 của Luật này.

4. Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyềntrong công tác điều tra và phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về chứngkhoán và thị trường chứng khoán.

5. Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứngkhoán và thị trường chứng khoán cho nhà đầu tư.

6. Bồi thường thiệt hại cho thành viên giao dịch trong trường hợp Sở giaodịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán gây thiệt hại cho thành viêngiao dịch, trừ trường hợp bất khả kháng.

Điều 39. Thành viên giao dịch

1. Thành viên giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịchchứng khoán là công ty chứng khoán được Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâmgiao dịch chứng khoán chấp thuận trở thành thành viên giao dịch.

2. Điều kiện, thủ tục trở thành thành viên giao dịch tại Sở giao dịch chứngkhoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán quy định tại Quy chế thành viên giaodịch của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán.

3. Thành viên giao dịch có các quyền sau đây:

a) Sử dụng hệ thống giao dịch và các dịch vụ do Sở giao dịch chứng khoán,Trung tâm giao dịch chứng khoán cung cấp;

b) Nhận các thông tin về thị trường giao dịch chứng khoán từ Sở giao dịchchứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán;

c) Đề nghị Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán làmtrung gian hoà giải khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứngkhoán của thành viên giao dịch;

d) Đề xuất và kiến nghị các vấn đề liên quan đến hoạt động của Sở giao dịchchứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán;

đ) Các quyền khác quy định tại Quy chế thành viên giao dịch của Sở giaodịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán.

4. Thành viên giao dịch có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 71 của Luật này;

b) Chịu sự giám sát của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứngkhoán;

c) Nộp phí thành viên, phí giao dịch vàcác phí dịch vụ khác theo quy định của Bộ Tài chính;

d) Công bố thông tin theo quy định tại Điều 104 của Luật này và Quy chếcông bố thông tin của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứngkhoán;

đ) Hỗ trợ các thành viên giao dịch khác theo yêu cầu của Sở giao dịch chứngkhoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán trong trường hợp cần thiết;

e) Các nghĩa vụ khác quy định tại Quy chế thành viên giao dịch của Sở giaodịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán.

Điều 40. Niêm yết chứng khoán

1. Tổ chức phát hành khi niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán,Trung tâm giao dịch chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện về vốn, hoạt độngkinh doanh và khả năng tài chính, số cổ đông hoặc số người sở hữu chứng khoán.

2. Tổ chức phát hành nộp hồ sơ niêm yết phải chịu trách nhiệm về tính chínhxác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ niêm yết. Tổ chức tư vấn niêm yết, tổ chứckiểm toán được chấp thuận, người ký báo cáo kiểm toán và bất cứ tổ chức, cánhân nào xác nhận hồ sơ niêm yết phải chịu trách nhiệm trong phạm vi liên quanđến hồ sơ niêm yết.

3. Chính phủ quy định điều kiện, hồ sơ,thủ tục niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịchchứng khoán và việc niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán nướcngoài.

Điều 41. Giao dịch chứng khoán

1. Giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán:

a) Sở giao dịch chứng khoán tổ chức giao dịch chứng khoán niêm yết theophương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch khác quy định tại Quychế giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán.

b) Chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán không được giao dịchbên ngoài Sở giao dịch chứng khoán, trừ trường hợp quy định tại Quy chế giaodịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán.

2. Giao dịch chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán:

a) Trung tâm giao dịch chứng khoán tổ chức giao dịch chứng khoán niêm yếttheo phương thức thoả thuận và các phương thức giao dịch khác quy định tại Quychế giao dịch chứng khoán của Trung tâm giao dịch chứng khoán.

b) Chứng khoán niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán được giao dịchtại công ty chứng khoán là thành viên giao dịch của Trung tâm giao dịch chứngkhoán theo Quy chế giao dịch chứng khoán của Trung tâm giao dịch chứng khoán.

3. Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán tổ chức giaodịch loại chứng khoán mới, thay đổi và áp dụng phương thức giao dịch mới, đưavào vận hành hệ thống giao dịch mới phải được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấpthuận.

Chương V

ĐĂNG KÝ, LƯUKÝ, BÙ TRỪ VÀ THANH TOÁN CHỨNG KHOÁN

Điều 42. Tổ chức và hoạt động của Trungtâm lưu ký chứng khoán

1. Trung tâm lưu ký chứng khoán là pháp nhân thành lập và hoạt động theo môhình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luậtnày.

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập, giải thể, chuyển đổi cơcấu tổ chức, hình thức sở hữu của Trung tâm lưu ký chứng khoán theo đề nghị củaBộ trưởng Bộ Tài chính.

3. Trung tâm lưu ký chứng khoán có chức năng tổ chức và giám sát hoạt độngđăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.

4. Hoạt động của Trung tâm lưu ký chứng khoán phải tuân thủ quy định củaLuật này và Điều lệ Trung tâm lưu ký chứng khoán.

5. Trung tâm lưu ký chứng khoán chịu sự quản lý và giám sát của Uỷ banChứng khoán Nhà nước.

Điều 43. Bộ máy quản lý, điều hành củaTrung tâm lưu ký chứng khoán

1. Trung tâm lưu ký chứng khoán có Hội đồng quản trị, Giám đốc, Phó Giámđốc và Ban kiểm soát.

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Trung tâm lưu ký chứng khoán do Bộtrưởng Bộ Tài chính phê chuẩn theo đề nghị của Hội đồng quản trị sau khi có ýkiến của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

3. Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị, Giám đốc, Phó Giám đốc và Bankiểm soát được quy định tại Điều lệ Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Điều 44. Điều lệ Trung tâm lưu ký chứngkhoán

1. Điều lệ Trung tâm lưu ký chứng khoán được Bộ Tài chính phê chuẩn theo đềnghị của Hội đồng quản trị sau khi có ý kiến của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoánNhà nước.

2. Điều lệ Trung tâm lưu ký chứng khoán có các nội dung chính sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh;

b) Mục tiêu hoạt động;

c) Vốn điều lệ; cách thức tăng vốn, giảm vốn hoặc chuyển nhượng vốn điềulệ;

d) Tên, địa chỉ và các thông tin cơ bản của cổ đông sáng lập hoặc thànhviên góp vốn hoặc Chủ sở hữu;

đ) Phần vốn góp hoặc số cổ phần và giá trị vốn góp của cổ đông sáng lậphoặc thành viên góp vốn;

e) Người đại diện theo pháp luật;

g) Cơ cấu tổ chức quản lý;

h) Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn hoặc cổ đông;

i) Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị, Giám đốc, Phó Giám đốc và Bankiểm soát;

k) Thể thức thông qua quyết định của Trung tâm lưu ký chứng khoán;

l) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ;

m) Chế độ kế toán, kiểm toán được áp dụng;

n) Việc thành lập các quỹ, cơ chế sử dụng quỹ; nguyên tắc sử dụng lợinhuận, xử lý lỗ và chế độ tài chính khác;

o) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.

Điều 45. Quyền của Trung tâm lưu ký chứngkhoán

1. Ban hành quychế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán sau khi được Uỷ ban Chứngkhoán Nhà nước chấp thuận.

2. Chấp thuận, huỷ bỏ tư cách thành viênlưu ký; giám sát việc tuân thủ quy định của thành viên lưu ký theo quy chế củaTrung tâm lưu ký chứng khoán.

3. Cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký, bùtrừ và thanh toán chứng khoán và dịch vụ khác có liên quan đến lưu ký chứngkhoán theo yêu cầu của khách hàng.

4. Thu phí theoquy định của Bộ Tài chính.

Điều 46. Nghĩa vụ của Trung tâm lưu kýchứng khoán

1. Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật phụcvụ cho các hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.

2. Xây dựng quy trình hoạt động và quản lýrủi ro cho từng nghiệp vụ.

3. Quản lý tách biệt tài sản của kháchhàng.

4. Bồi thường thiệt hại cho khách hàngtrong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ gây thiệt hại đến lợi ích hợp phápcủa khách hàng, trừ trường hợp bất khả kháng.

5. Hoạt động vì lợi ích của người gửichứng khoán hoặc người sở hữu chứng khoán.

6. Có biện pháp bảo vệ cơ sở dữ liệu vàlưu giữ các chứng từ gốc về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoántheo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.

7. Trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệpvụ để bù đắp các tổn thất cho khách hàng do sự cố kỹ thuật, do sơ suất của nhânviên trong quá trình hoạt động. Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ được trích lậptừ các khoản thu nghiệp vụ theo quy định của Bộ Tài chính.

8. Cung cấp các thông tin liên quan đếnviệc sở hữu chứng khoán của khách hàng theo yêu cầu của công ty đại chúng, tổchức phát hành.

9. Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán,thống kê, nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báocáo về hoạt động lưu ký chứng khoán theo quy định của Bộ Tài chính.

10. Chịu trách nhiệm về hoạt động lưu ký,thanh toán tại trụ sở chính, chi nhánh đã đăng ký hoạt động lưu ký.

Điều 47. Thành viên lưu ký

1. Thành viên lưu ký là công ty chứngkhoán, ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam được Uỷ ban Chứng khoán Nhànước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán và được Trung tâmlưu ký chứng khoán chấp thuận trở thành thành viên lưu ký.

2. Thành viên lưu ký có các quyền sau đây:

a) Cung cấp dịch vụ lưu ký và thanh toáncác giao dịch chứng khoán cho khách hàng;

b) Thu phí theo quy định của Bộ Tài chính;

c) Các quyền khác theo quy định của phápluật và theo quy chế của Trung tâm lưu ký chứng khoán.

3. Thành viên lưu ký có các nghĩa vụ sauđây:

a) Tuân thủ các nghĩa vụ quy định tại Điều46 của Luật này;

b) Đóng góp quỹ hỗ trợ thanh toán theo quyđịnh tại quy chế của Trung tâm lưu ký chứng khoán;

c) Các nghĩa vụ khác theo quy định củapháp luật và theo quy chế của Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Điều 48. Điều kiện đăng ký hoạt động lưuký chứng khoán

1. Điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán đối với ngân hàng thươngmại bao gồm:

a) Có Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam;

b) Nợ quá hạn không quá năm phần trăm tổng dư nợ, có lãi trong năm gầnnhất;

c) Có địa điểm, trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động đăng ký, lưu ký, thanhtoán các giao dịch chứng khoán.

2. Điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán đối với công ty chứngkhoán bao gồm:

a) Có Giấy phép thành lập và hoạt động thực hiện nghiệp vụ môi giới hoặc tựdoanh chứng khoán;

b) Có địa điểm, trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động đăng ký, lưu ký, thanhtoán các giao dịch chứng khoán.

Điều 49. Hồ sơ đăng ký hoạt động lưu kýchứng khoán

1. Giấy đề nghị đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán.

2. Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động.

3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảmthực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán.

4. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất,trừ trường hợp công ty chứng khoán mới thành lập.

Điều 50. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăngký hoạt động lưu ký chứng khoán

1. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu kýchứng khoán là mười lăm ngày, kể từ ngày Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nhận đượchồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằngvăn bản và nêu rõ lý do.

2. Trong thời hạn mười hai tháng, kể từngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán, công tychứng khoán, ngân hàng thương mại phải làm thủ tục đăng ký thành viên lưu kýtại Trung tâm lưu ký chứng khoán và tiến hành hoạt động.

Điều 51. Đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhậnđăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán

1. Thành viên lưu ký bị đình chỉ hoạt độnglưu ký chứng khoán tối đa là chín mươi ngày trong các trường hợp sau đây:

a) Thường xuyên vi phạm nghĩa vụ của thànhviên lưu ký do Trung tâm lưu ký chứng khoán quy định;

b) Để xảy ra thiếu sót gây tổn thất nghiêmtrọng cho khách hàng.

2. Thành viên lưu ký bị thu hồi Giấy chứngnhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán trong các trường hợp sau đây:

a) Hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động lưuký mà không khắc phục được các vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Không tiến hành hoạt động lưu ký chứngkhoán trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăngký hoạt động lưu ký chứng khoán;

c) Bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạtđộng;

d) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyểnđổi, giải thể, phá sản;

đ) Tự nguyện chấm dứt hoạt động lưu kýchứng khoán sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

3. Khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng kýhoạt động lưu ký chứng khoán, thành viên lưu ký phải làm thủ tục tất toán tàikhoản lưu ký chứng khoán theo quy chế của Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Điều 52. Đăng ký chứng khoán

1. Chứng khoán của công ty đại chúng phải được đăng kýtập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán.

2. Chứng khoán của tổ chức phát hành khác uỷ quyền choTrung tâm lưu ký chứng khoán làm đại lý chuyển nhượng được đăng ký tại Trungtâm lưu ký chứng khoán.

3. Công ty đại chúng, tổ chức phát hành theo quy định tạikhoản 1 và khoản 2 Điều này thực hiện đăng ký loại chứng khoán và thông tin vềngười sở hữu chứng khoán với Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Điều 53. Lưu ký chứng khoán

1. Chứng khoán của công ty đại chúng phảiđược lưu ký tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán trước khi thực hiện giaodịch.

2. Chứng khoán lưu ký tại Trung tâm lưu kýchứng khoán dưới hình thức lưu ký tổng hợp. Người sở hữu chứng khoán là ngườiđồng sở hữu chứng khoán lưu ký tổng hợp theo tỷ lệ chứng khoán được lưu ký.

3. Trung tâm lưu ký chứng khoán được nhậnlưu ký riêng biệt đối với chứng khoán ghi danh và các tài sản khác theo yêu cầucủa người sở hữu.

Điều 54. Chuyển quyền sở hữu chứng khoán

1. Việc chuyển quyền sở hữu đối với các loại chứng khoánđã đăng ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán được thực hiện qua Trung tâm lưu kýchứng khoán.

2. Hiệu lực của việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán tạiTrung tâm lưu ký chứng khoán được quy định như sau:

a) Trường hợp chứng khoán đã được lưu ký tập trung tạiTrung tâm lưu ký chứng khoán, việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán có hiệu lựcvào ngày thực hiện bút toán ghi sổ trên tài khoản lưu ký chứng khoán tại Trungtâm lưu ký chứng khoán;

b) Trường hợp chứng khoán chưa được lưu ký tập trung tạiTrung tâm lưu ký chứng khoán, việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán có hiệu lựcvào ngày ghi sổ đăng ký chứng khoán do Trung tâm lưu ký chứng khoán quản lý.

Điều 55. Bù trừ và thanh toán giao dịchchứng khoán

1. Việc bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán được thực hiện theo quychế của Trung tâm lưu ký chứng khoán.

2. Thanh toán chứng khoán được thực hiện qua Trung tâm lưu ký chứng khoán,thanh toán tiền giao dịch chứng khoán được thực hiện qua ngân hàng thanh toánvà phải tuân thủ nguyên tắc chuyển giao chứng khoán đồng thời với thanh toántiền.

Điều 56. Bảo vệ tài sản của khách hàng

1. Chứng khoán dưới dạng vật chất hoặc phivật chất, các tài sản khác của khách hàng do Trung tâm lưu ký chứng khoán hoặcthành viên lưu ký quản lý là tài sản của chủ sở hữu và không được coi là tàisản của Trung tâm lưu ký chứng khoán hoặc của thành viên lưu ký.

2. Trung tâm lưu ký chứng khoán hoặc thànhviên lưu ký không được sử dụng chứng khoán của khách hàng gửi tại Trung tâm lưuký chứng khoán hoặc tại thành viên lưu ký để thanh toán các khoản nợ của Trungtâm lưu ký chứng khoán hoặc thành viên lưu ký.

Điều 57. Bảo mật

1. Trung tâm lưu ký chứng khoán và thànhviên lưu ký có trách nhiệm bảo mật các thông tin liên quan đến sở hữu chứngkhoán của khách hàng, từ chối việc điều tra, phong toả, cầm giữ, trích chuyểntài sản của khách hàng mà không có sự đồng ý của khách hàng.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không ápdụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán báocáo tài chính của Trung tâm lưu ký chứng khoán hoặc báo cáo tài chính của thànhviên lưu ký;

b) Khách hàng của Trung tâm lưu ký chứngkhoán hoặc thành viên lưu ký muốn biết thông tin liên quan đến sở hữu chứngkhoán của chính họ;

c) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơquan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 58. Quỹ hỗ trợ thanh toán

1. Quỹ hỗ trợ thanh toán hình thành từ sựđóng góp của các thành viên lưu ký để thanh toán thay cho thành viên lưu kýtrong trường hợp thành viên lưu ký tạm thời mất khả năng thanh toán giao dịchchứng khoán.

2. Quỹ hỗ trợ thanh toán do Trung tâm lưuký chứng khoán quản lý và phải được tách biệt với tài sản của Trung tâm lưu kýchứng khoán.

3. Mức đóng góp vào quỹ hỗ trợ thanh toán,phương thức hỗ trợ thanh toán, phương thức quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ thanhtoán thực hiện theo quy chế của Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Chương VI

CÔNG TYCHỨNG KHOÁN, CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Điều 59. Thành lập và hoạt động của côngty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán

1. Công ty chứng khoán, công ty quản lýquỹ đầu tư chứng khoán (sau đây gọi là công ty quản lý quỹ) được tổ chức dướihình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định củaLuật doanh nghiệp.

2. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấyphép thành lập và hoạt động cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Giấyphép này đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Điều 60. Nghiệp vụ kinh doanh của công tychứng khoán

1. Công ty chứng khoán được thực hiện một,một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây:

a) Môi giớichứng khoán;

b) Tự doanhchứng khoán;

c) Bảo lãnhphát hành chứng khoán;

d) Tư vấn đầu tư chứng khoán.

2. Công ty chứng khoán chỉ được phép thựchiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanhchứng khoán.

3. Ngoài các nghiệp vụ kinhdoanh quy định tại khoản 1 Điều này, công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụtư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác.

Điều 61. Nghiệp vụ kinh doanh của công tyquản lý quỹ

1. Công ty quản lýquỹ được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh sau đây:

a) Quản lýquỹ đầu tư chứng khoán;

b) Quản lý danh mục đầu tư chứngkhoán.

2. Các nghiệpvụ kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này được cấp chung trong một Giấy phépthành lập và hoạt động của công ty quản lý quỹ.

3. Ngoài cácnghiệp vụ kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này, công ty quản lý quỹ đượchuy động và quản lý các quỹ đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư vào Việt Nam.

Điều 62. Điều kiệncấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lýquỹ

1. Điều kiệncấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lýquỹ bao gồm:

a) Có trụ sở;có trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán, đối với nghiệpvụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán thì không phảiđáp ứng điều kiện về trang bị, thiết bị;

b) Có đủ vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;

c) Giám đốchoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứngkhoán quy định tại khoản 1 Điều 60 và khoản 1 Điều 61 của Luật này phảicó Chứng chỉ hành nghề chứng khoán.

2. Trường hợp cổ đông sáng lậphoặc thành viên sáng lập là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,không thuộc trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấmhành nghề kinh doanh; trường hợp là pháp nhân phải đang hoạt động hợp pháp vàcó đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn. Các cổ đông sáng lập hoặc thànhviên sáng lập phải sử dụng nguồn vốn của chính mình để góp vốn thành lập côngty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.

Điều 63. Hồ sơ đềnghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quảnlý quỹ

1. Giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập vàhoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.

2. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹthuật bảo đảm thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.

3. Xác nhận của ngân hàng về mức vốn pháp định gửi tại tài khoản phong toảmở tại ngân hàng.

4. Danh sách dự kiến Giám đốc hoặc Tổnggiám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán kèm theobản sao Chứng chỉ hành nghề chứng khoán.

5. Danh sách cổ đông sáng lập hoặc thànhviên sáng lập kèm theo bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu đối vớicá nhân và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với pháp nhân.

6. Bản sao báo cáo tài chính năm gần nhấtcó xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập của cổ đông sáng lập hoặc thành viênsáng lập là pháp nhân tham gia góp vốn từ mười phần trăm trở lên vốn điều lệ đãgóp của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

7. Dự thảo Điều lệ công ty.

8. Dự kiến phương án hoạt động kinh doanhtrong ba năm đầu phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh đề nghị cấp phép kèm theo cácquy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản lý rủi ro.

Điều 64. Điều lệ công ty chứng khoán, côngty quản lý quỹ

1. Điều lệ công ty chứng khoán, công tyquản lý quỹ có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Các nội dung quy định tại Điều 22 của Luật doanh nghiệp;

b) Quyền và nghĩa vụ của công ty chứngkhoán, công ty quản lý quỹ không trái với quy định của Luật này;

c) Các quy định về cấm và hạn chế đối vớicông ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, ngườihành nghề chứng khoán của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.

2. Bộ Tài chính ban hành mẫu Điều lệ côngty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.

Điều 65. Thời hạn cấp Giấy phép thành lậpvà hoạt động

1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ banChứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty chứngkhoán, công ty quản lý quỹ. Trường hợp từ chối, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nướcphải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Trường hợp cần làm rõ vấn đề liên quanđến hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán,công ty quản lý quỹ, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có quyền đề nghị người đạidiện trong số thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập hoặc người dự kiến đượcbổ nhiệm, tuyển dụng làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của tổ chức đề nghị cấpgiấy phép giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản.

Điều 66. Công bố Giấy phép thành lập vàhoạt động

1. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngàyđược cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, công ty chứng khoán, công ty quản lýquỹ phải công bố Giấy phép thành lập và hoạt động trên phương tiện thông tincủa Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và một tờ báo điện tử hoặc báo viết trong ba sốliên tiếp.

2. Việc công bố Giấy phép thành lập vàhoạt động quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên công ty chứng khoán, công ty quảnlý quỹ;

b) Địa chỉ đặt trụ sở chính của công ty,chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);

c) Số Giấy phép thành lập và hoạt động,ngày cấp, các nghiệp vụ kinh doanh được phép thực hiện;

d) Vốn điều lệ;

đ) Người đại diện theo pháp luật.

Điều 67. Bổ sung Giấy phép thành lập vàhoạt động

1. Công ty chứng khoán đã được cấp Giấyphép thành lập và hoạt động khi bổ sung nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán phảiđề nghị cấp bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động.

2. Hồ sơ đề nghị cấp bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:

a) Giấy đề nghị cấp bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động;

b) Các tài liệu quy định tại các khoản 2, 3 và 8 Điều 63 của Luật này;

c) Điều lệ sửa đổi, bổ sung đã được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồngthành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua;

d) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị hoặc quyết địnhcủa Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty về việc bổ sung nghiệp vụ kinhdoanh chứng khoán.

3. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ,Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động.Trường hợp từ chối, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản vànêu rõ lý do.

4. Công ty chứng khoán được cấp bổ sungGiấy phép thành lập và hoạt động phải công bố Giấy phép bổ sung trong thời hạnvà theo phương thức quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này.

Điều 68. Những thay đổi phải được Uỷ banChứng khoán Nhà nước chấp thuận

1. Công ty chứng khoán, công ty quản lýquỹ phải được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khithực hiện những thay đổi sau đây:

a) Thành lập, đóng cửa chi nhánh, vănphòng đại diện, phòng giao dịch;

b) Thay đổi tên công ty; địa điểm đặt trụsở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng giao dịch;

c) Giao dịch làm thay đổi quyền sở hữu cổphần hoặc phần vốn góp chiếm từ mười phần trăm trở lên vốn điều lệ đã góp củacông ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, trừ trường hợp cổ phiếu của công tychứng khoán, công ty quản lý quỹ đã được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán,Trung tâm giao dịch chứng khoán;

d) Tạm ngừng hoạt động, trừ trường hợp tạmngừng hoạt động do nguyên nhân bất khả kháng.

2. Hồ sơ, thủ tục chấp thuận các thay đổiđược thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

3. Thời hạn chấp thuận các thay đổi làmười lăm ngày, kể từ ngày Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ hợp lệ.Trường hợp từ chối, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản vànêu rõ lý do.

Điều 69. Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất,chuyển đổi công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ

1. Công ty chứng khoán, công ty quản lýquỹ thực hiện việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi phải được sự chấpthuận của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Thời hạn chấp thuận việc chia, tách, sápnhập, hợp nhất, chuyển đổi là ba mươi ngày, kể từ ngày Uỷ ban Chứng khoán Nhànước nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nướcphải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc chia,tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi được thực hiện theo quy định của Bộ Tàichính.

3. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ thực hiện việc chia, tách, sápnhập, hợp nhất, chuyển đổi theo quy định của Luật doanh nghiệp.

4. Công ty mới hình thành từ việc chia,tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi phải làm thủ tục đề nghị cấp lại Giấy phépthành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 63 của Luật này.

Điều 70. Đình chỉ,thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quảnlý quỹ

1. Công ty chứng khoán, công ty quảnlý quỹ bị đình chỉ hoạt động trong các trường hợp sau đây:

a) Hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung Giấy phépthành lập và hoạt động có thông tin sai sự thật;

b) Sau khi hết thời hạn cảnh báo quy địnhtại Điều 74 của Luật này, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ vẫn khôngkhắc phục được tình trạng cảnh báo và có lỗ gộp đạt mức năm mươi phần trăm vốnđiều lệ hoặc không còn đáp ứng đủ điều kiện về vốn hoạt động kinh doanhchứng khoán;

c) Hoạt động sai mục đích hoặc không đúngvới nội dung quy định trong Giấy phép thành lập và hoạt động;

d) Không duy trì các điều kiện cấp Giấyphép thành lập và hoạt động quy định tại Điều 62 của Luật này.

2. Công ty chứng khoán, công ty quản lýquỹ bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động trong các trường hợp sau đây:

a) Không tiến hành hoạt động kinh doanhchứng khoán trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép thànhlập và hoạt động;

b) Không khắc phục được tình trạng quy định tại điểm b khoản 1 Điều nàytrong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị đình chỉ hoạt động;

c) Không khắc phục được các vi phạm quyđịnh tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này trong thời hạn sáu mươi ngày, kểtừ ngày bị đình chỉ hoạt động;

d) Giải thể, phá sản.

3. Đối với trường hợp thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động quy định tạiđiểm b khoản 2 Điều này, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có thể chỉ định công tychứng khoán khác thay thế để hoàn tất các giao dịch, hợp đồng của côngty bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động; trong trường hợp này, quan hệuỷ quyền mặc nhiên được xác lập giữa hai công ty.

4. Khi bị thu hồi Giấy phép thành lập vàhoạt động, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải chấm dứt ngay mọi hoạtđộng ghi trong Giấy phép và thông báo trên một tờ báo điện tử hoặc báo viếttrong ba số liên tiếp. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm công bố vềviệc thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, công tyquản lý quỹ trên phương tiện thông tin của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Điều 71. Nghĩa vụ của công ty chứng khoán

1. Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ,quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ côngty và trong giao dịch với người có liên quan.

2. Quản lý tách biệt chứng khoán của từngnhà đầu tư, tách biệt tiền và chứng khoán của nhà đầu tư với tiền và chứngkhoán của công ty chứng khoán.

3. Ký hợp đồng bằng văn bản với khách hàngkhi cung cấp dịch vụ cho khách hàng; cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin chokhách hàng.

4. Ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàngtrước lệnh của công ty.

5. Thu thập, tìm hiểu thông tin về tìnhhình tài chính, mục tiêu đầu tư, khả năng chấp nhận rủi ro của khách hàng; bảođảm các khuyến nghị, tư vấn đầu tư của công ty cho khách hàng phải phù hợp vớikhách hàng đó.

6. Tuân thủ các quy định bảo đảm vốn khảdụng theo quy định của Bộ Tài chính.

7. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệpcho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại công ty hoặc trích lập quỹ bảo vệ nhàđầu tư để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật và sơ suất củanhân viên trong công ty.

8. Lưu giữ đầy đủ các chứng từ và tàikhoản phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch của khách hàng và của công ty.

9. Thực hiện việc bán hoặc cho khách hàngbán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán và cho khách hàng vay chứng khoánđể bán theo quy định của Bộ Tài chính.

10. Tuân thủ các quy định của Bộ Tài chínhvề nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.

11. Thực hiện chếđộ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính theo quy định của phápluật.

12. Thực hiện công bố thông tin theo quyđịnh tại Điều 104 của Luật này và chế độ báo cáo theo quy định của Bộ Tàichính.

Điều 72. Nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ

1. Tuân thủ các nghĩa vụ quy định tại cáckhoản 1, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 10, 11 và 12 Điều 71 của Luật này.

2. Thực hiện hoạt động quản lý quỹ đầu tưchứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán theo quy định của Luật này,Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, hợp đồng ký với khách hàng uỷ thác đầu tư vàhợp đồng ký với ngân hàng giám sát.

3. Thực hiện việc xác định giá trị tài sảnròng của quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định tại Điều 88 của Luật này, Điều lệquỹ đầu tư chứng khoán và hợp đồng ký với khách hàng uỷ thác đầu tư.

Điều 73. Quy định về hạn chế đối với côngty chứng khoán, công ty quản lý quỹ

1. Không được đưa ra nhận định hoặc bảođảm với khách hàng về mức thu nhập hoặc lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tưcủa mình hoặc bảo đảm khách hàng không bị thua lỗ, trừ trường hợp đầu tư vàochứng khoán có thu nhập cố định.

2. Không được tiết lộ thông tin về kháchhàng, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo yêu cầu của cơ quan quảnlý nhà nước có thẩm quyền.

3. Không được thực hiện những hành vi làmcho khách hàng và nhà đầu tư hiểu nhầm về giá chứng khoán.

4. Không được cho khách hàng vay tiền đểmua chứng khoán, trừ trường hợp Bộ Tài chính có quy định khác.

5. Cổ đông sáng lập, thành viên sáng lậpcủa công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ không được chuyển nhượng cổ phầnhoặc phần vốn góp của mình trong thời hạn ba năm, kể từ ngày được cấp Giấy phépthành lập và hoạt động, trừ trường hợp chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập,thành viên sáng lập khác trong công ty.

Điều 74. Quy định về cảnh báo

Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹbị cảnh báo trong trường hợp vốn khả dụng giảm xuống dưới một trăm hai mươiphần trăm mức quy định tại khoản 6 Điều 71 của Luật này. Công ty chứng khoán,công ty quản lý quỹ phải khắc phục tình trạng cảnh báo trong thời hạn bamươi ngày, kể từ ngày bị cảnh báo.

Điều 75. Giải thể, phá sản công ty chứngkhoán, công ty quản lý quỹ

1. Việc giải thể công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹđược thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp. Trường hợp công ty chứngkhoán, công ty quản lý quỹ tự giải thể trước khi kết thúc thời hạn hoạt độngthì phải được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

2. Việc phá sản công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹđược thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản đối với các doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Điều 76. Cấp Giấy phép thành lập và hoạtđộng của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ có vốn đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam

1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ có vốn đầu tưnước ngoài tại Việt Nam được thành lập dưới hình thức liên doanh, góp vốn cổphần, công ty một trăm phần trăm vốn nước ngoài do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nướccấp Giấy phép thành lập và hoạt động.

2. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động củacông ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Namđược thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật này.

3. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấyphép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ có vốnđầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Chính phủ quy định.

Điều 77. Cấp Giấy phép thành lập và hoạtđộng của chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại ViệtNam

1. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của chinhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:

a) Là tổ chức kinh doanh chứng khoán đang hoạt động hợppháp tại nước ngoài;

b) Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật này.

2. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấyphép thành lập và hoạt động của chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lýquỹ nước ngoài tại Việt Nam do Chính phủ quy định.

Điều 78. Văn phòng đại diện công ty chứngkhoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam

1. Công ty chứng khoán, công ty quản lýquỹ nước ngoài được lập văn phòng đại diện tại Việt Nam sau khi đăng ký hoạtđộng với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

2. Hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòngđại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam baogồm:

a) Giấy đăng ký hoạt động của văn phòngđại diện;

b) Bản sao Giấy phép hoạt động của công tychứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài;

c) Bản sao Điều lệ của công ty chứngkhoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài;

d) Lý lịch của người dự kiến được bổ nhiệmlàm Trưởng văn phòng đại diện tại Việt Namvà danh sách nhân viên làm việc tại văn phòng đại diện (nếu có).

3. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngàynhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng kýhoạt động của văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nướcngoài tại Việt Nam. Trường hợp từ chối, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phải trảlời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Phạm vi hoạt động của văn phòng đạidiện bao gồm một, một số hoặc toàn bộ nội dung sau đây:

a) Thực hiện chức năng văn phòng liên lạcvà nghiên cứu thị trường;

b) Xúc tiến xây dựng các dự án hợp táctrong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt Nam;

c) Thúc đẩy, giám sát thực hiện các hợpđồng thoả thuận đã ký kết giữa công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nướcngoài với các tổ chức kinh tế của Việt Nam;

d) Thúc đẩy, giám sát thực hiện các dự ándo công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tài trợ tại Việt Nam.

5. Văn phòng đại diện không được thực hiệncác hoạt động kinh doanh chứng khoán.

6. Văn phòng đại diện chịu sự quản lý,giám sát của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Điều 79. Chứng chỉ hành nghề chứng khoán

1. Chứng chỉ hành nghề chứng khoán đượccấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;không thuộc trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấmhành nghề kinh doanh;

b) Có trình độ đại học; có trình độ chuyênmôn về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

c) Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch do Uỷban Chứng khoán Nhà nước tổ chức; đối với người nước ngoài có chứng chỉ chuyênmôn về thị trường chứng khoán hoặc những người đã hành nghề chứng khoán hợppháp ở nước ngoài thì chỉ cần thi sát hạch pháp luật về chứng khoán của ViệtNam.

2. Hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề chứngkhoán bao gồm:

a) Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghềchứng khoán;

b) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quanchính quyền địa phương nơi cá nhân đó cư trú;

c) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chuyênmôn.

3. Đối với người nước ngoài quy định tạiđiểm c khoản 1 Điều này, hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề chứng khoán baogồm:

a) Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghềchứng khoán;

b) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quancó thẩm quyền của nước mà người đó mang quốc tịch kèm theo bản sao Hộ chiếu;

c) Bản sao chứng chỉ chuyên môn hoặc tàiliệu chứng minh đã hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài.

4. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngàynhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Chứng chỉ hành nghềchứng khoán. Trường hợp từ chối, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời vànêu rõ lý do bằng văn bản.

5. Chứng chỉ hành nghề chứng khoán chỉ cógiá trị khi người được cấp chứng chỉ làm việc tại một công ty chứng khoán hoặccông ty quản lý quỹ và được công ty đó thông báo với Uỷ ban Chứng khoán Nhànước.

6. Công ty chứng khoán, công ty quản lýquỹ có trách nhiệm thông báo với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn haingày, kể từ ngày người được cấp Chứng chỉ hành nghề chứng khoán không còn làmviệc cho công ty của mình.

Điều 80. Thu hồi chứng chỉ hành nghề chứngkhoán

1. Người hành nghề chứng khoán bị thu hồiChứng chỉ hành nghề chứng khoán trong các trường hợp sau đây:

a) Không còn đáp ứng điều kiện cấp Chứngchỉ hành nghề chứng khoán quy định tại điểm a khoản 1 Điều 79 của Luật này;

b) Vi phạm các quy định tại Điều 9, khoản1 và khoản 3 Điều 81 của Luật này;

c) Không hành nghề chứng khoán trong banăm liên tục.

2. Người hành nghề chứng khoán bị thu hồiChứng chỉ hành nghề chứng khoán trong các trường hợp quy định tại điểm b khoản1 Điều này không được cấp lại Chứng chỉ hành nghề chứng khoán.

Điều 81. Trách nhiệm của người hành nghềchứng khoán

1. Người hành nghề chứng khoán không được:

a) Đồng thời làm việc cho tổ chức khác cóquan hệ sở hữu với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nơi mình đang làmviệc;

b) Đồng thời làm việc cho công ty chứngkhoán, công ty quản lý quỹ khác;

c) Đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giámđốc của một tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc tổ chức niêm yết.

2. Người hành nghề chứng khoán khi làmviệc cho công ty chứng khoán chỉ được mở tài khoản giao dịch chứng khoán chomình tại chính công ty chứng khoán đó.

3. Người hành nghề chứng khoán không đượcsử dụng tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khi không được kháchhàng uỷ thác.

4. Người hành nghề chứng khoán phải thamgia các khoá tập huấn về pháp luật, hệ thống giao dịch, loại chứng khoán mới doUỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịchchứng khoán tổ chức.

Chương VII

QUỸ ĐẦU TƯCHỨNG KHOÁN, CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ NGÂN HÀNG GIÁM SÁT

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUỸ ĐẦUTƯ CHỨNG KHOÁN

Điều 82. Các loại hình quỹ đầu tư chứngkhoán

1. Quỹ đầu tư chứng khoán bao gồm quỹ đạichúng và quỹ thành viên.

2. Quỹ đại chúng bao gồm quỹ mở và quỹđóng.

Điều 83. Thành lập quỹ đầu tư chứng khoán

1. Việc thành lập và chào bán chứng chỉquỹ ra công chúng của quỹ đại chúng do công ty quản lý quỹ thực hiện theo quyđịnh tại Điều 90 của Luật này và phải đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

2. Việc thành lập quỹ thành viên do côngty quản lý quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 95 của Luật này và phải báo cáoUỷ ban chứng khoán Nhà nước.

Điều 84. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tưtham gia vào quỹ đầu tư chứng khoán

1. Nhà đầu tư có các quyền sau đây:

a) Hư­ởng lợi từ hoạt động đầu tư­ của quỹ đầu tư chứng khoán tương ứng vớitỷ lệ vốn góp;

b) Hưởng các lợi ích và tài sản được chia hợp pháp từ việc thanh lý tài sảnquỹ đầu tư chứng khoán;

c) Yêu cầu công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát mua lại chứng chỉquỹ mở;

d) Khởi kiện công ty quản lý quỹ, ngân hàng giámsát hoặc tổ chức liên quan nếu tổ chức này vi phạm quyền và lợi ích hợp phápcủa mình;

đ) Thực hiện quyền của mình thông qua Đại hội nhà đầu tư­;

e) Chuyển nhượng chứng chỉ quỹ theo quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứngkhoán;

g) Các quyền khác quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.

2. Nhà đầu tư có các nghĩa vụ sau đây:

a) Chấp hành quyết định của Đại hội nhà đầu tư­;

b) Thanh toán đủ tiền mua chứng chỉ quỹ;

c) Các nghĩa vụ khác quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.

Điều 85. Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tưchứng khoán

1. Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứngkhoán gồm tất cả các nhà đầu tư, là cơ quan quyết định cao nhất của quỹ đầu tưchứng khoán.

2. Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứngkhoán có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

a) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch và thành viên Banđại diện quỹ đầu tư chứng khoán;

b) Quyết định mức thù lao và chi phí hoạt động của Banđại diện quỹ đầu tư chứng khoán;

c) Thay đổi mức phí trả cho công ty quản lý quỹ và ngânhàng giám sát;

d) Xem xét và xử lý vi phạm của công ty quản lý quỹ, ngânhàng giám sát và Ban đại diện quỹ gây tổn thất cho quỹ đầu tư chứng khoán;

đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ đầu tư chứngkhoán, Hợp đồng giám sát; quyết định việc niêm yết chứng chỉ quỹ đóng;

e) Quyết định các thay đổi cơ bản trong chính sách đầutư, phương án phân phối lợi nhuận, mục tiêu đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoánvà giải thể quỹ đầu tư chứng khoán;

g) Quyết định thay đổi công ty quản lý quỹ, ngân hànggiám sát;

h) Yêu cầu công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát trìnhsổ sách hoặc giấy tờ giao dịch tại Đại hội nhà đầu tư;

i) Thông qua các báo cáo về tình hình tài chính, tài sảnvà hoạt động hàng năm của quỹ đầu tư chứng khoán;

k) Thông qua việc lựa chọn tổ chức kiểm toán được chấpthuận để kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm của quỹ đầu tư chứng khoán;

l) Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tạiĐiều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.

3. Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứngkhoán được triệu tập hàng năm hoặc bất thường nhằm xem xét và quyết định cácnội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội nhà đầu tư. Việc triệu tập, thể thức tiếnhành Đại hội nhà đầu tư và thông qua quyết định của Đại hội nhà đầu tư đượcthực hiện theo quy định của Bộ Tài chính và Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.

Điều 86. Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán

1. Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ dự thảo và đượcĐại hội nhà đầu tư thông qua.

2. Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên quỹ đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát;

b) Ngày thành lập quỹ đầu tư chứng khoán;

c) Mục tiêu hoạt động; lĩnh vực đầu tư; thời hạn hoạt động của quỹ đầu tưchứng khoán;

d) Vốn góp và quy định về tăng vốn của quỹ đầu tư chứng khoán;

đ) Quyền và nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát; cáctrường hợp thay đổi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát; quy định về việcuỷ quyền cho công ty quản lý quỹ ký hợp đồng giám sát với ngân hàng giám sát;

e) Quy định về Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán, Đại hội nhà đầu tư;

g) Các hạn chế đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán;

h) Quy định về việc đăng ký sở hữu chứng chỉ quỹ và lưu giữ sổ đăng ký nhàđầu tư của quỹ;

i) Quy định về việc lựa chọn ngân hàng giám sát; lựa chọn và thay đổi tổchức kiểm toán được chấp thuận;

k) Quy định về chuyển nhượng, phát hành, mua lại chứng chỉ quỹ mở; quy địnhvề việc niêm yết chứng chỉ quỹ đóng;

l) Các loại chi phí và thu nhập của quỹ đầu tư chứng khoán; mức phí, thưởngđối với công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát; các trường hợp và phương phápphân chia thu nhập của quỹ đầu tư chứng khoán cho nhà đầu tư;

m) Phương thức xác định giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư chứng khoán,giá trị tài sản ròng của mỗi chứng chỉ quỹ;

n) Quy định về giải quyết xung đột lợi ích;

o) Quy định về chế độ báo cáo;

p) Quy định về giải thể quỹ đầu tư chứng khoán;

q) Cam kết của ngân hàng giám sát và công ty quản lý quỹ về việc thực hiệnnghĩa vụ với quỹ đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư và tuân thủ Điều lệ quỹ đầu tưchứng khoán;

r) Thể thức tiến hành sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.

3. Mẫu Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán do Bộ Tài chính quy định.

Điều 87. Giải thể quỹ đầu tư chứng khoán

1. Quỹ đầu tư chứng khoán giải thể trong các trường hợp sau đây:

a) Kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán;

b) Đại hội nhà đầu tư quyết định giải thể quỹ đầu tư chứng khoán trước khikết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.

2. Tối thiểu ba tháng trước ngày tiến hành giải thể, Ban đại diện quỹ phảitriệu tập Đại hội nhà đầu tư để thông qua phương án giải thể quỹ đầu tư chứngkhoán.

3. Công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát chịu trách nhiệm hoàn tất việcthanh lý tài sản quỹ và phân chia tài sản quỹ cho nhà đầu tư theo phương ánđược Đại hội nhà đầu tư thông qua.

4. Tiền thu được từ thanh lý tài sản quỹ đầu tư chứng khoán và các tài sảncòn lại khi giải thể được thanh toán theo thứ tự sau đây:

a) Nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;

b) Các khoản phải trả cho công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, cáckhoản phải trả khác và chi phí giải thể quỹ đầu tư chứng khoán;

c) Phần còn lại được dùng để thanh toán cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệgóp vốn của nhà đầu tư trong quỹ.

5. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày hoàn tất việc giải thể quỹ đầu tưchứng khoán, công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát phải báo cáo Uỷ banChứng khoán Nhà nước về kết quả giải thể quỹ đầu tư chứng khoán.

Điều 88. Xác định giá trị tài sản ròng củaquỹ đầu tư chứng khoán

1. Việc xác định giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ đầu tư chứngkhoán do công ty quản lý quỹ thực hiện và được ngân hàng giám sát xác nhận.

2. Việc xác định giá trị tài sản ròng củaquỹ đầu tư chứng khoán phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

a) Đối với chứng khoán niêm yết tại Sởgiao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán, giá của các chứngkhoán được xác định là giá đóng cửa hoặc giá trung bình của ngày giao dịchtrước ngày định giá;

b) Đối với các tài sản không phải là chứngkhoán quy định tại điểm a khoản này, việc xác định giá trị tài sản phải dựatrên quy trình và phương pháp xác định giá trị tài sản được nêu rõ trong Điềulệ quỹ đầu tư chứng khoán. Quy trình và phương pháp định giá phải rõ ràng, hợplý để áp dụng thống nhất và phải được ngân hàng giám sát xác nhận và Ban đạidiện quỹ đầu tư chứng khoán, Đại hội nhà đầu tư phê chuẩn. Các bên tham giađịnh giá tài sản phải độc lập với công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sáthoặc ngân hàng lưu ký;

c) Các tài sản bằng tiền bao gồm cổ tức,tiền lãi được tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán tại thời điểm xác định.

3. Giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư chứng khoán phải được công bố côngkhai định kỳ theo quy định tại Điều 105 của Luật này.

Điều 89. Báo cáo về quỹ đầu tư chứng khoán

1. Công ty quản lý quỹ phải báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước định kỳ vàbất thường về danh mục đầu tư, hoạt động đầu tư, tình hình tài chính của quỹđầu tư chứng khoán.

2. Bộ Tài chính quy định chi tiết chế độ báo cáo về quỹ đầu tư chứng khoán.

Mục 2. QUỸ ĐẠI CHÚNG VÀ QUỸ THÀNHVIÊN

Điều 90. Huy động vốn để thành lập quỹ đạichúng

1. Việc huy động vốn của quỹ đại chúngđược công ty quản lý quỹ thực hiện trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngàyGiấy chứng nhận chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng có hiệu lực. Quỹ đại chúngđược thành lập nếu có ít nhất một trăm nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứngkhoán chuyên nghiệp mua chứng chỉ quỹ và tổng giá trị chứng chỉ quỹ đã bán đạtít nhất là năm mươi tỷ đồng Việt Nam.

2. Toàn bộ vốn góp của nhà đầu tư phảiđược phong tỏa tại một tài khoản riêng đặt dưới sự kiểm soát của ngân hàng giámsát và không được sử dụng cho đến khi hoàn tất đợt huy động vốn. Công ty quảnlý quỹ phải báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước kết quả huy động vốn có xácnhận của ngân hàng giám sát trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày kết thúc việchuy động vốn.

3. Trường hợp việc huy động vốn của quỹ đại chúng không đáp ứng quy địnhtại khoản 1 Điều này thì công ty quản lý quỹ phải hoàn trả cho nhà đầu tư mọikhoản tiền đã đóng góp trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc việchuy động vốn. Công ty quản lý quỹ phải chịu mọi phí tổn và nghĩa vụ tài chínhphát sinh từ việc huy động vốn.

Điều 91. Ban đại diện quỹ đại chúng

1. Ban đại diện quỹ đại chúng đại diện cho quyền lợi của nhà đầu tư, do Đạihội nhà đầu tư bầu. Quyền và nghĩa vụ của Ban đại diện quỹ đại chúng được quyđịnh tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.

2. Quyết định của Ban đại diện quỹ đại chúng đ­ược thông qua bằng biểuquyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo quyđịnh tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán. Mỗi thành viên Ban đại diện quỹ đạichúng có một phiếu biểu quyết.

3. Ban đại diện quỹ đại chúng có từ ba đếnmười một thành viên, trong đó có ít nhất hai phần ba số thành viên Ban đại diệnquỹ là thành viên độc lập, không phải là ngư­ời có liên quan của công ty quảnlý quỹ và ngân hàng giám sát.

4. Nhiệm kỳ, tiêu chuẩn, số lượng thành viên, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm vàbãi nhiệm, bổ sung thành viên Ban đại diện quỹ, Chủ tịch Ban đại diện quỹ, điềukiện, thể thức họp và thông qua quyết định của Ban đại diện quỹ được quy địnhtại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.

Điều 92. Hạn chế đối với quỹ đại chúng

1. Công ty quản lý quỹ không được sử dụng vốn và tài sản của quỹ đầu tưchứng khoán để thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Đầu tư vào chứng chỉ quỹ của chính quỹ đại chúng đó hoặc của một quỹ đầutư khác;

b) Đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành quá mười lăm phần trămtổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó;

c) Đầu tư quá hai mươi phần trăm tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứngkhoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành;

d) Đầu tư quá mười phần trăm tổng giá trịtài sản của quỹ đóng vào bất động sản; đầu tư vốn của quỹ mở vào bất động sản;

đ) Đầu tư quá ba mươi phần trăm tổng giá trị tài sản của quỹ đại chúng vàocác công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau;

e) Cho vay hoặc bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào.

2. Công ty quản lý quỹ không được phép vay để tài trợ cho hoạt động của quỹđại chúng, trừ trường hợp vay ngắn hạn để trang trải các chi phí cần thiết choquỹ đại chúng. Tổng giá trị các khoản vay ngắn hạn của quỹ đại chúng không đượcquá năm phần trăm giá trị tài sản ròng của quỹ đại chúng tại mọi thời điểm vàthời hạn vay tối đa là ba mươi ngày.

3. Trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này, cơ cấu đầu tư củaquỹ đại chúng có thể sai lệch nhưng không quá mười lăm phần trăm so với các hạnchế đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này. Các sai lệch phải là kết quả của việctăng hoặc giảm giá trị thị trường của tài sản đầu tư và các khoản thanh toánhợp pháp của quỹ đại chúng.

4. Công ty quản lý quỹ có nghĩa vụ báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước vàcông bố thông tin về các sai lệch trên. Trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày sailệch phát sinh, công ty quản lý quỹ phải điều chỉnh lại danh mục đầu tư để bảođảm các hạn mức đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 93. Quỹ mở

1. Việc công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát thay mặt quỹ mở mua lạichứng chỉ quỹ mở từ nhà đầu tư và bán lại hoặc phát hành thêm chứng chỉ quỹ mởtrong phạm vi vốn góp tối đa của quỹ không cần có quyết định của Đại hội nhàđầu tư.

2. Tần suất và thời gian cụ thể mua lại chứng chỉ quỹ mở được quy định cụthể trong Điều lệ quỹ.

3. Công ty quản lý quỹ không phải thay mặt quỹ mở thực hiện việc mua lạichứng chỉ quỹ mở khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

a) Công ty quản lý quỹ không thể thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ mởtheo yêu cầu do nguyên nhân bất khả kháng;

b) Công ty quản lý quỹ không thể xác định giá trị tài sản ròng của quỹ mởvào ngày định giá mua lại chứng chỉ quỹ mở do Sở giao dịch chứng khoán hoặcTrung tâm giao dịch chứng khoán quyết định đình chỉ giao dịch chứng khoán trongdanh mục đầu tư của quỹ;

c) Các sự kiện khác do Điều lệ quỹ quy định.

4. Công ty quản lý quỹ báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạnhai mươi bốn giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện quy định tại khoản 3Điều này và phải tiếp tục thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ mở sau khi cácsự kiện này chấm dứt.

5. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc phát hành vàmua lại chứng chỉ quỹ mở.

Điều 94. Quỹ đóng

1. Việc tăng vốn của quỹ đóng phải được sựchấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Điều lệ quỹ có quy định việc tăng vốncủa quỹ;

b) Lợi nhuận của quỹ trong năm liền trướcnăm đề nghị tăng vốn phải là số dương;

c) Công ty quản lý quỹ không bị xử phạt viphạm hành chính về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán trong thờihạn hai năm, tính đến thời điểm đề nghị tăng vốn;

d) Phương án phát hành thêm chứng chỉ quỹđóng phải được Đại hội nhà đầu tư thông qua.

2. Chứng chỉ quỹ đóng chỉ được phát hànhcho nhà đầu tư hiện hữu của quỹ thông qua phát hành quyền mua chứng chỉ quỹđóng được chuyển nhượng.

3. Hồsơ, thủ tục đề nghị tăng vốn của quỹ đóng do Bộ Tài chính quy định.

Điều 95. Thành lập quỹ thành viên

1. Quỹ thành viên do các thành viên góp vốn thành lập trên cơ sở hợp đồnggóp vốn và Điều lệ quỹ.

2. Việc thành lập quỹ thành viên phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Vốn góp tối thiểu là năm mươi tỷ đồng Việt Nam;

b) Có tối đa ba mươi thành viên góp vốn và chỉ bao gồm thành viên là phápnhân;

c) Do một công ty quản lý quỹ quản lý;

d) Tài sản của quỹ thành viên được lưu ký tại một ngân hàng lưu ký độc lậpvới công ty quản lý quỹ.

Mục 3. CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Điều 96. Công ty đầu tư chứng khoán

1. Công ty đầu tư chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phầntheo quy định của Luật doanh nghiệp để đầu tư chứng khoán.

2. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động củacông ty đầu tư chứng khoán. Giấy phép này đồng thời là Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh.

Điều 97. Thành lập và hoạt động của côngty đầu tư chứng khoán

1. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứngkhoán bao gồm:

a) Có vốn tối thiểu là năm mươi tỷ đồng Việt Nam;

b) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và nhân viên quản lý có Chứng chỉ hành nghềchứng khoán trong trường hợp công ty đầu tư chứng khoán tự quản lý vốn đầu tư.

2. Công ty đầu tư chứng khoán phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Các hạn chế đầu tư quy định tại Điều 92 của Luật này;

b) Các nội dung liên quan đến định giá tài sản và chế độ báo cáo quy địnhtại Điều 88 và Điều 89 của Luật này;

c) Các nghĩa vụ của công ty đại chúng quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luậtnày;

d) Toàn bộ tiền và tài sản của công ty đầu tư chứng khoán phải được lưu kýtại một ngân hàng giám sát.

3. Chính phủ quy định cụ thể việc thànhlập, tổ chức, hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán.

Mục 4. NGÂN HÀNG GIÁM SÁT

Điều 98. Ngân hàng giám sát

1. Ngân hàng giám sát là ngân hàng thương mại có Giấy chứng nhận đăng kýhoạt động lưu ký chứng khoán có chức năng thực hiện các dịch vụ lưu ký và giámsát việc quản lý quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán.

2. Ngân hàng giám sát có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này;

b) Thực hiện lưu ký tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán;quản lý tách biệt tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán và cáctài sản khác của ngân hàng giám sát;

c) Giám sát để bảo đảm công ty quản lý quỹ quản lý quỹ đại chúng, Giám đốchoặc Tổng giám đốc công ty đầu tư chứng khoán quản lý tài sản của công ty tuânthủ quy định tại Luật này và Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, Điều lệ công tyđầu tư chứng khoán;

d) Thực hiện hoạt động thu, chi, thanh toán và chuyển giao tiền, chứngkhoán liên quan đến hoạt động của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoántheo yêu cầu hợp pháp của công ty quản lý quỹ hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốccông ty đầu tư chứng khoán;

đ) Xác nhận báo cáo do công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán lậpcó liên quan đến quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán;

e) Giám sát việc tuân thủ chế độ báo cáo và công bố thông tin của công tyquản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của Luật này;

g) Báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước khi phát hiện công ty quản lý quỹ,công ty đầu tư chứng khoán và tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm pháp luậthoặc Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán;

h) Định kỳ cùng công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán đối chiếusổ kế toán, báo cáo tài chính và hoạt động giao dịch của quỹ đại chúng, công tyđầu tư chứng khoán;

i) Các nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, Điềulệ công ty đầu tư chứng khoán.

Điều 99. Hạn chế đối với ngân hàng giámsát

1. Ngân hàng giám sát, thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành vànhân viên trực tiếp của ngân hàng giám sát làm nhiệm vụ giám sát hoạt động quỹđại chúng và bảo quản tài sản quỹ của ngân hàng giám sát không được là người cóliên quan hoặc có quan hệ sở hữu, vay hoặc cho vay với công ty quản lý quỹ,công ty đầu tư chứng khoán và ngược lại.

2. Ngân hàng giám sát, thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành vànhân viên của ngân hàng giám sát trực tiếp làm nhiệm vụ giám sát và bảo quảntài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán không được là đối tácmua, bán trong giao dịch mua, bán tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tưchứng khoán.

Chương VIII

CÔNG BỐTHÔNG TIN

Điều 100. Đối tượng và phương thức công bốthông tin

1. Tổ chức pháthành, tổ chức niêm yết, công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lýquỹ, công ty đầu tư chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịchchứng khoán có nghĩa vụ công bố thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quyđịnh của Luật này.

2. Các đối tượngquy định tại khoản 1 Điều này khi công bố thông tin phải đồng thời báocáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về nội dung thông tin được công bố.

3. Việc công bốthông tin phải do Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc người được uỷ quyền công bốthông tin thực hiện.

4. Việc công bốthông tin được thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng, ấn phẩm củatổ chức, công ty và các phương tiện thông tin của Sở giao dịch chứng khoán,Trung tâm giao dịch chứng khoán.

5. Bộ Tài chính quy định cụ thể nội dung,phương thức công bố thông tin của từng đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 101. Công bố thông tin của công tyđại chúng

1. Trong thờihạn mười ngày, kể từ ngày có báo cáo tài chính năm được kiểm toán, công ty đạichúng phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính năm theo quy định tạikhoản 1 và khoản 2 Điều 16 của Luật này.

2. Công ty đạichúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn hai mươi bốn giờ, kể từkhi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

a) Tài khoản của công ty tại ngân hàng bịphong toả hoặc tài khoản được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong toả;

b) Tạm ngừng kinh doanh;

c) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép hoạt động;

d) Thông qua các quyết định của Đại hộiđồng cổ đông theo quy định tại Điều 104 của Luật doanh nghiệp;

đ) Quyết định của Hội đồng quản trị vềviệc mua lại cổ phiếu của công ty mình hoặc bán lại số cổ phiếu đã mua; về ngàythực hiện quyền mua cổ phiếu của người sở hữu trái phiếu kèm theo quyền mua cổphiếu hoặc ngày thực hiện chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi sang cổ phiếu và cácquyết định liên quan đến việc chào bán theo quy định tại khoản 2Điều 108 của Luật doanh nghiệp;

e) Có quyết định khởi tố đối với thànhviên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổnggiám đốc, Kế toán trưởng của công ty; có bản án, quyết định của Toà án liênquan đến hoạt động của công ty; có kết luận của cơ quan thuế về việc công ty viphạm pháp luật về thuế.

3. Công ty đạichúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn bảy mươi hai giờ, kể từkhi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

a) Quyết định vay hoặc phát hành tráiphiếu có giá trị từ ba mươi phần trăm vốn thực có trở lên;

b) Quyết định của Hội đồng quản trị vềchiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm củacông ty; quyết định thay đổi phương pháp kế toán áp dụng;

c) Công ty nhận được thông báo của Toà ánthụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp.

4. Công ty đạichúng phải công bố thông tin theo yêu cầu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước khixảy ra một trong các sự kiện sau đây:

a) Có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đếnlợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;

b) Có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng lớn đến giá chứngkhoán và cần phải xác nhận thông tin đó.

Điều 102. Công bố thông tin của tổ chứcphát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng

1. Tổ chức phát hành thực hiện chào bántrái phiếu ra công chúng phải công bố thông tin định kỳ theo quy định tại khoản1 Điều 101 của Luật này.

2. Tổ chức phát hành thực hiện chào bántrái phiếu ra công chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn bảymươi hai giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện quy định tại các điểm a, bvà c khoản 2 và khoản 3 Điều 101 của Luật này.

Điều 103. Công bố thông tin của tổ chứcniêm yết

1. Ngoài nghĩa vụ công bố thông tin quyđịnh tại Điều 101 của Luật này, tổ chức niêm yết còn phải công bố các thông tinsau đây:

a) Công bố thông tin trong thời hạn haimươi bốn giờ, kể từ khi bị tổn thất tài sản có giá trị từ mười phần trăm vốnchủ sở hữu trở lên;

b) Công bố thông tin về báo cáo tài chínhquý trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày hoàn thành báo cáo tài chính quý;

c) Công bố thông tin theo quy chế của Sởgiao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán.

2. Tổ chức niêm yết khi công bố thông tinphải đồng thời báo cáo Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứngkhoán về nội dung thông tin được công bố.

Điều 104. Công bố thông tin của công tychứng khoán, công ty quản lý quỹ

1. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày cóbáo cáo tài chính năm được kiểm toán, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹphải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính năm.

2. Trong thời hạn haimươi bốn giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây, công ty chứngkhoán, công ty quản lý quỹ phải báo cáo Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâmgiao dịch chứng khoán để các tổ chức này công bố thông tin theo quy định tạikhoản 2 Điều 107 của Luật này:

a) Có quyết định khởi tố đối với thành viên Hội đồngquản trị hoặc Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng;

b) Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồngthành viên thông qua hợp đồng sáp nhập với một công ty khác;

c) Công ty bị tổn thất từ mười phần trăm giá trị tài sản trở lên;

d) Công ty có sự thay đổi về thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giámđốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc; công ty bổ nhiệm hay miễn nhiệm ngườiđiều hành quỹ đầu tư chứng khoán;

đ) Công ty có những thay đổi quan trọng trong hoạt động kinh doanh.

3. Công ty chứngkhoán phải công bố thông tin tại trụ sở chính, các chi nhánh và đại lý nhậnlệnh về các thay đổi liên quan đến địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh và các đạilý nhận lệnh; các nội dung liên quan đến phương thức giao dịch, đặt lệnh, kýquỹ giao dịch, thời gian thanh toán, phí giao dịch, các dịch vụ cung cấp vàdanh sách những người hành nghề chứng khoán của công ty.

4. Công ty chứng khoán, công ty quản lýquỹ phải công bố thông tin theo yêu cầu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước khi cóthông tin liên quan đến công ty ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp củanhà đầu tư.

Điều 105. Công bố thông tin về quỹ đại chúng

1. Công ty quản lý quỹ phải công bố thôngtin định kỳ về báo cáo tài sản hàng năm của quỹ đại chúng trong thời hạn mườingày, kể từ ngày báo cáo tài sản được kiểm toán.

2. Công ty quản lý quỹ công bố thông tinđịnh kỳ về quỹ đại chúng trong các trường hợp sau đây:

a) Thay đổi giá trị tài sản ròng của quỹ đại chúng hằng tuần, tháng, quý vàhằng năm;

b) Tài sản của quỹ đại chúng hằng tháng, quý và hằng năm;

c) Tình hình và kết quả hoạt động đầu tư của quỹ đại chúng hằng tháng, quývà hằng năm.

3. Trong thời hạn hai mươi bốn giờ, kể từkhi xảy ra một trong các sự kiện sau đây của quỹ đại chúng, công ty quản lý quỹ phải báo cáo Sở giaodịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán để các tổ chức này côngbố thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 107 của Luật này:

a) Thông qua quyết định của Đại hội nhà đầu tư;

b) Quyết định chào bán chứng chỉ quỹ đại chúng;

c) Quyết định thay đổi vốn đầu tư của quỹ đại chúng;

d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận chào bán chứng chỉ quỹ đại chúng ra côngchúng;

đ) Bị đình chỉ, huỷ bỏ đợt chào bán chứng chỉ quỹ đại chúng.

4. Công ty quảnlý quỹ công bố thông tin về quỹ đại chúng theo yêu cầu của Uỷ ban Chứng khoánNhà nước khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

a) Có tin đồn ảnh hưởng đến việc chào bán, giá chứng chỉ quỹ đại chúng;

b) Có thay đổi bất thường về giá và khối lượng giao dịch chứng chỉ quỹ đạichúng.

Điều 106. Công bố thông tin của công tyđầu tư chứng khoán

1. Công ty đầu tư chứng khoán chào bán cổphiếu ra công chúng phải công bố thông tin theo quy định tại Điều 101 và khoản2 Điều 105 của Luật này.

2. Công ty đầu tưchứng khoán có cổ phiếu niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giaodịch chứng khoán phải công bố thông tin theo quy định tại Điều 103 của Luậtnày.

Điều 107. Công bốthông tin của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán Sở giaodịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán phải công bố các thông tinsau đây:

1. Thông tin vềgiao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứngkhoán;

2. Thông tin vềtổ chức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán;thông tin về công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán,công ty đầu tư chứng khoán;

3. Thông tingiám sát hoạt động của thị trường chứng khoán.

Chương IX

THANH TRA VÀXỬ LÝ VI PHẠM

Mục 1. THANH TRA

Điều 108. Thanh tra chứng khoán

1. Thanh tra chứng khoán là thanh trachuyên ngành về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

2. Thanh tra chứng khoán có Chánh thanhtra, Phó Chánh thanh tra và các Thanh tra viên.

3. Thanh tra chứng khoán chịu sự chỉ đạovề nghiệp vụ của Thanh tra Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật về thanhtra và quy định tại Luật này.

Điều 109. Đối tượng và phạm vi thanh tra

1. Đối tượng thanh tra bao gồm:

a) Tổ chức chào bán chứng khoán ra côngchúng;

b) Công ty đại chúng;

c) Tổ chức niêm yết chứng khoán;

d) Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâmgiao dịch chứng khoán;

đ) Trung tâm lưu ký chứng khoán, thànhviên lưu ký;

e) Công ty chứng khoán, công ty quản lýquỹ, công ty đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát; chi nhánh và văn phòng đạidiện của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam;

g) Người hành nghề chứng khoán;

h) Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vàhoạt động trên thị trường chứng khoán;

i) Tổ chức, cá nhân khác liên quan đếnhoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.

2. Phạm vi thanh tra bao gồm:

a) Hoạt động chào bán chứng khoán ra côngchúng;

b) Hoạt độngniêm yết chứng khoán;

c) Hoạt độnggiao dịch chứng khoán;

d) Hoạt độngkinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứngkhoán;

đ) Hoạt độngcông bố thông tin;

e) Các hoạtđộng khác có liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Điều 110. Hình thức thanh tra

1. Thanh tratheo chương trình, kế hoạch đã được Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phêduyệt.

2. Thanh trađột xuất được tiến hành khi phát hiện tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và hoạtđộng trên thị trường chứng khoán có dấu hiệu vi phạm pháp luật về chứng khoánvà thị trường chứng khoán; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáohoặc do Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước giao.

Điều 111. Thẩm quyền, căn cứ ra quyết địnhthanh tra

1. Hoạt độngthanh tra chứng khoán chỉ được thực hiện khi có quyết định thanh tra của ngườicó thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này.

2. ChánhThanh tra chứng khoán ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra. Khixét thấy cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thanhtra và thành lập Đoàn thanh tra.

Đoàn thanh tra có Trưởng Đoàn thanh tra và cácthành viên Đoàn thanh tra.

3. Việc raquyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây:

a) Chươngtrình, kế hoạch thanh tra đã được Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phêduyệt;

b) Yêu cầucủa Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước;

c) Khi pháthiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Điều 112. Nội dung quyết định thanh tra

1. Quyết địnhthanh tra phải bao gồm các nội dung sau đây:

a) Căn cứpháp lý để thanh tra;

b) Đối tượng,nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra;

c) Thời hạntiến hành thanh tra;

d) TrưởngĐoàn thanh tra và các thành viên Đoàn thanh tra.

2. Trong thờihạn ba ngày, kể từ ngày ký, quyết định thanh tra phải được gửi cho đối tượngthanh tra, trừ trường hợp thanh tra đột xuất.

3. Quyết địnhthanh tra phải được công bố trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyếtđịnh thanh tra. Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập thành văn bản.

Điều 113. Thời hạn thanh tra

1. Thời hạnthực hiện một cuộc thanh tra không quá ba mươi ngày, kể từ ngày công bố quyếtđịnh thanh tra đến khi kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.

2. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết địnhthanh tra có thể gia hạn một lần. Thời gian gia hạn không vượt quá thời hạn quyđịnh tại khoản 1 Điều này.

Điều 114. Quyền và nghĩa vụ của đối tượngthanh tra

1. Quyền củađối tượng thanh tra:

a) Giải trìnhnhững vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra;

b) Bảo lưu ýkiến trong biên bản thanh tra;

c) Từ chốicung cấp thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước khi pháp luật có quy định vàthông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra;

d) Khiếu nạivới người ra quyết định thanh tra về quyết định, hành vi của Trưởng Đoàn thanhtra, thành viên Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra khi có căn cứ cho rằngquyết định, hành vi đó trái pháp luật; khiếu nại với Chủ tịch Uỷ ban Chứngkhoán Nhà nước về kết luận thanh tra, quyết định xử lý thanh tra khi có căn cứcho rằng kết luận, quyết định đó là trái pháp luật. Trong thời gian chờ giảiquyết thì người khiếu nại vẫn phải chấp hành kết luận thanh tra và quyết địnhxử lý thanh tra;

đ) Yêu cầubồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

e) Cá nhân làđối tượng thanh tra có quyền tố cáo về hành vi vi phạm của Chánh Thanh tra,Trưởng Đoàn thanh tra và thành viên Đoàn thanh tra.

2. Nghĩa vụcủa đối tượng thanh tra:

a) Chấp hànhquyết định thanh tra;

b) Cung cấpkịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quanđến nội dung thanh tra theo yêu cầu của thanh tra và phải chịu trách nhiệm vềtính đầy đủ, chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử đãcung cấp;

c) Chấp hànhyêu cầu, kết luận thanh tra, quyết định xử lý của thanh tra và cơ quan nhà nướccó thẩm quyền;

d) Ký biênbản thanh tra.

Điều 115. Nhiệm vụ, quyền hạn của người raquyết định thanh tra

1. Người raquyết định thanh tra có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Chỉ đạo,kiểm tra Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết địnhthanh tra;

b) Yêu cầuđối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử báo cáo bằngvăn bản, giải trình những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu tổchức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấpthông tin, tài liệu đó;

c) Trưng cầu giám định về những vấn đề có liênquan đến nội dung thanh tra;

d) Yêu cầungười có thẩm quyền niêm phong, tạm giữ tài liệu, chứng từ, chứng khoán, dữliệu điện tử liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thịtrường chứng khoán khi xét thấy cần ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hoặc để xácminh tình tiết làm chứng cứ cho kết luận thanh tra;

đ) Yêu cầungười có thẩm quyền phong tỏa tài khoản tiền, tài khoản chứng khoán và tài sảnthế chấp, cầm cố có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thịtrường chứng khoán khi xét thấy cần xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xửlý vi phạm hoặc ngăn chặn ngay hành vi tẩu tán tiền, chứng khoán và tài sản thếchấp, cầm cố có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thịtrường chứng khoán;

e) Tạm đìnhchỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làmđó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân tham gia thị trường;

g) Ban hành quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặckiến nghị người có thẩm quyền xử lý; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyếtđịnh xử lý về thanh tra;

h) Giải quyếtkhiếu nại, tố cáo có liên quan đến trách nhiệm của Chánh Thanh tra, Trưởng Đoànthanh tra và các thành viên Đoàn thanh tra;

i) Kết luậnvề nội dung thanh tra;

k) Chuyển hồsơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra trong thời hạn năm ngày, kểtừ ngày phát hiện có dấu hiệu của tội phạm.

2. Khi thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này, người ra quyết định thanhtra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi quyết định của mình.

Điều 116. Nhiệm vụ, quyền hạn của TrưởngĐoàn thanh tra và thành viên Đoàn thanh tra

1. Nhiệm vụ,quyền hạn của Trưởng Đoàn thanh tra:

a) Tổ chức,chỉ đạo các thành viên trong Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung, đối tượng,thời hạn đã ghi trong quyết định thanh tra;

b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin,tài liệu, dữ liệu điện tử, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đềliên quan đến nội dung thanh tra;

c) Trường hợpcó căn cứ cho rằng nếu không kịp thời niêm phong, tạm giữ tài liệu, chứng từ,chứng khoán, dữ liệu điện tử có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật vềchứng khoán và thị trường chứng khoán thì tài liệu, chứng từ, chứng khoán, dữliệu điện tử có thể bị tẩu tán, tiêu hủy, Trưởng Đoàn thanh tra có quyền raquyết định niêm phong, tạm giữ tài liệu, chứng từ, chứng khoán, dữ liệu điệntử. Trong thời hạn hai mươi bốn giờ, kể từ khi ra quyết định, Trưởng Đoàn thanhtra phải báo cáo và được sự đồng ý bằng văn bản của Chánh thanh tra chứngkhoán; trong trường hợp Chánh thanh tra chứng khoán không đồng ý thì TrưởngĐoàn thanh tra phải hủy ngay quyết định niêm phong, tạm giữ và trả lại tàiliệu, chứng từ, chứng khoán, dữ liệu điện tử đã bị niêm phong, tạm giữ;

d) Báo cáovới người ra quyết định thanh tra về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm vềtính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó;

đ) Lập biênbản thanh tra;

e) Khi thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này, Trưởng Đoàn thanh traphải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi quyết định của mình.

2. Nhiệm vụ,quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra:

a) Thực hiệnnhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Đoàn thanh tra;

b) Yêu cầuđối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giảitrình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổchức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấpthông tin, tài liệu đó;

c) Kiến nghịviệc xử lý về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;

d) Báo cáokết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng Đoàn thanh tra, chịu tráchnhiệm trước pháp luật và Trưởng Đoàn thanh tra về tính chính xác, trung thực,khách quan của nội dung đã báo cáo.

Điều 117. Kết luận thanh tra

1. Trong thờihạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người raquyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra. Kết luận thanh traphải có các nội dung sau đây:

a) Đánh giáviệc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của đối tượng thanh tra thuộcnội dung thanh tra;

b) Kết luậnvề nội dung thanh tra;

c) Xác địnhrõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cánhân có hành vi vi phạm (nếu có);

d) Các biệnpháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng; kiến nghị các biện pháp xử lý.

2. Trong quátrình thanh tra, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu Trưởng đoànthanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo; yêu cầu đối tượng thanh tra giảitrình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanhtra.

3. Kết luậnthanh tra được gửi đến Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và đối tượng thanhtra; trường hợp Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thanh trathì kết luận thanh tra được gửi đến Bộ trưởng Bộ Tài chính.

4. Trong thờihạn mười lăm ngày, kể từ ngày có kết luận thanh tra của Chánh Thanh tra chứngkhoán, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm xem xét kết luậnthanh tra; xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoánvà thị trường chứng khoán; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc kiến nghịBộ Tài chính áp dụng biện pháp khắc phục, hoàn thiện cơ chế, chính sách, phápluật.

Mục 2. XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 118. Nguyên tắc xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quyđịnh của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt độngchứng khoán và thị trường chứng khoán thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm màbị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếugây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạncản trở hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; có hành vi sách nhiễu,gây phiền hà đối với tổ chức, cá nhân tham gia thị trường chứng khoán; khônggiải quyết kịp thời yêu cầu của tổ chức, cá nhân theo quy định; không thực thicác công vụ khác do pháp luật quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạmmà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Việc xử phạtvi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xử lývi phạm hành chính.

Điều 119. Các hình thức xử phạt vi phạmhành chính

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quyđịnh của Luật này phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Tuỳ theo tínhchất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặcnhiều hình thức xử phạt bổ sung bao gồm đình chỉ hoạt động; thu hồi giấy phép,giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán,Chứng chỉ hành nghề chứng khoán; tịch thu toàn bộ các khoản thu từ việc thựchiện các hành vi vi phạm mà có và số chứng khoán được sử dụng để vi phạm.

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy địnhtại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn phải thực hiệncác biện pháp bao gồm buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật; buộc huỷbỏ, cải chính những thông tin sai lệch, thông tin sai sự thật; buộc phải thuhồi số chứng khoán đã phát hành, hoàn trả tiền đặt cọc hoặc tiền mua chứng khoáncho nhà đầu tư.

Điều 120. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hànhchính

1. Chánh Thanh tra chứng khoán có cácquyền sau đây:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cócác quyền sau đây:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

c) Áp dụng cáchình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy địnhtại khoản 2 và khoản 3 Điều 119 của Luật này.

3. Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền và mức độ xử phạtđối với từng hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động chứng khoán và thịtrường chứng khoán quy định tại các điều từ Điều 121 đến Điều 130 của Luật này.

Điều 121. Xử lý hành vi vi phạm quy địnhvề hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng

1. Tổ chứcphát hành, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người khác có liênquan của tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức tư vấn pháthành, tổ chức kiểm toán được chấp thuận, người ký báo cáo kiểm toán và các tổchức, cá nhân xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có sựgiả mạo trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng thì bị phạt cảnhcáo, phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của phápluật; đối với tổ chức phát hành thì bị thu hồi Giấy chứng nhận chào bán chứngkhoán ra công chúng, phải trả lại số tiền đã huy động được cộng thêm tiền lãitiền gửi không kỳ hạn và phải nộp phạt từ một phần trăm đến năm phần trăm tổngsố tiền đã huy động trái pháp luật.

2. Tổ chứcphát hành, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kếtoán trưởng và người khác có liên quan của tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnhphát hành, tổ chức tư vấn phát hành cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc chegiấu sự thật, sử dụng thông tin ngoài Bản cáo bạch để thăm dò thị trường, phânphối chứng khoán không đúng với nội dung của đăng ký chào bán về loại chứngkhoán, thời hạn phát hành và khối lượng tối thiểu theo quy định, thông báo pháthành trên các phương tiện thông tin đại chúng không đúng nội dung và thời giantheo quy định thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, bị đình chỉ hoặc hủy bỏ chào bánchứng khoán ra công chúng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy địnhcủa pháp luật. Tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện bảo lãnh có tổng giá trịchứng khoán vượt quá tỷ lệ quy định của pháp luật thì bị phạt cảnh cáo, phạttiền, bị đình chỉ hoạt động bảo lãnh phát hành.

3. Tổ chứcphát hành thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa có Giấy chứngnhận chào bán chứng khoán ra công chúng thì bị đình chỉ chào bán chứng khoán racông chúng, bị tịch thu các khoản thu trái pháp luật và phạt tiền từ một đếnnăm lần khoản thu trái pháp luật.

Điều 122. Xử lý hành vi vi phạm quy địnhvề công ty đại chúng

1. Công ty quy định tại điểm ckhoản 1 Điều 25 của Luật này không nộp hồ sơ công ty đại chúng cho Uỷ ban Chứngkhoán Nhà nước trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày trở thành công ty đạichúng thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền và buộc chấp hành đúng các quy địnhcủa pháp luật về công ty đại chúng.

2. Công tyđại chúng không tuân thủ các quy định về quản trị công ty thì bị phạt cảnh cáovà buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật về quản trị công ty.

Điều 123. Xử lý hành vi vi phạm quy địnhvề niêm yết chứng khoán

1. Tổ chức niêm yết, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giámđốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người khác có liên quan của tổchức niêm yết, tổ chức tư vấn niêm yết, tổ chức kiểm toán được chấp thuận,người ký báo cáo kiểm toán, tổ chức, cá nhân xác nhận hồ sơ niêm yết có sự giảmạo trong hồ sơ niêm yết, gây hiểu nhầm nghiêm trọng thì bị phạt cảnh cáo, phạttiền, huỷ bỏ niêm yết hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định củapháp luật.

2. Tổ chức niêm yết không chấp hành đầy đủ các quy định vềthời gian, nội dung và phương tiện công bố thông tin về việc niêm yết thì bịphạt cảnh cáo, phạt tiền và buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật vềviệc niêm yết.

Điều 124. Xử lý hành vi vi phạm quy địnhvề tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán

1. Tổ chức,cá nhân tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định của Luật này thìbị đình chỉ hoạt động, tịch thu các khoản thu trái pháp luật và phạt tiền từmột đến năm lần khoản thu trái pháp luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sựtheo quy định của pháp luật, trường hợp không có các khoản thu trái pháp luậtthì bị phạt tiền.

2. Sở giaodịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, thành viên Hội đồng quảntrị, Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó Giám đốc và các nhân viên của Sở giao dịchchứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán vi phạm quy định về niêm yết,thành viên, giao dịch, giám sát và công bố thông tin thì bị phạt cảnh cáo, phạttiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 125. Xử lýhành vi vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh chứng khoán và chứng chỉ hànhnghề chứng khoán

1. Công tychứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, chi nhánh củacông ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam tiến hành hoạtđộng kinh doanh chứng khoán khi chưa được cấp giấy phép hoặc cho mượn, chothuê, chuyển nhượng giấy phép; hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giấy phépkhông quy định hoặc giấy phép không còn hiệu lực; tẩy xóa, sửa chữa giấy phép;thực hiện các thay đổi liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán khichưa được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận thì bị phạt cảnh cáo, phạttiền, tịch thu các khoản thu trái pháp luật, đình chỉ hoạt động, thu hồi Giấyphép thành lập và hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòngđại diện.

2. Công tychứng khoán không thực hiện đúng quy định của Luật này về quản lý tài sản tiền,chứng khoán của khách hàng; không duy trì bảo đảm mức vốn khả dụng theo quyđịnh; đầu tư hoặc tham gia góp vốn vượt quá mức quy định; làm trái lệnh củangười đầu tư; không thực hiện chế độ bảo mật thông tin của khách hàng thì bịphạt cảnh cáo, phạt tiền, đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy phép thành lậpvà hoạt động.

3. Công tychứng khoán và người hành nghề chứng khoán của công ty lợi dụng chức trách,nhiệm vụ để cho mượn tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng; cầm cốhoặc sử dụng tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khi chưa đượckhách hàng uỷ thác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền và tịch thu các khoản thutrái pháp luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của phápluật.

4. Công tyquản lý quỹ và người hành nghề chứng khoán của công ty trong quá trình thựchiện quản lý quỹ nếu không tách biệt việc quản lý từng quỹ, không tuân theoĐiều lệ quỹ đầu tư chứng khoán và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầutư, không thực hiện kiểm soát nội bộ theo quy định, dùng vốn và tài sản của quỹđầu tư chứng khoán để đầu tư hoặc mua tài sản của quỹ đầu tư khác; vi phạm cácquy định về tham gia góp vốn, nắm giữ cổ phần, vay hoặc cho vay đối với công tyquản lý quỹ và ngược lại thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền và buộc chấp hành đúngcác quy định pháp luật về quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.

5. Người hànhnghề chứng khoán đồng thời làm việc hoặc góp vốn vào hai hoặc nhiều công tychứng khoán; người hành nghề chứng khoán của công ty quản lý quỹ đồng thời làmGiám đốc hoặc Tổng Giám đốc hoặc là cổ đông sở hữu trên năm phần trăm số cổphiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng;người hành nghề chứng khoán cho mượn hoặc cho thuê Chứng chỉ hành nghề chứngkhoán; tẩy xoá, sửa chữa Chứng chỉ hành nghề chứng khoán thì bị phạt tiền vàthu hồi Chứng chỉ hành nghề chứng khoán.

Điều 126. Xử lý hành vi vi phạm quy địnhvề giao dịch chứng khoán

1. Người biếtrõ thông tin nội bộ hoặc người có thông tin nội bộ nếu mua, bán chứng khoán,tiết lộ thông tin này hoặc đề nghị người khác mua, bán chứng khoán thì bị phạttiền, tịch thu các khoản thu trái pháp luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hìnhsự theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức,cá nhân mà pháp luật quy định cấm tham gia vào giao dịch cổ phiếu trực tiếphoặc gián tiếp nắm giữ hoặc mua bán cổ phiếu bằng cách đổi tên hoặc mượn danhnghĩa người khác thì bị tịch thu số cổ phiếu được sử dụng để vi phạm, tịch thucác khoản thu trái pháp luật và phạt tiền; nếu là cán bộ, công chức thì bị xửlý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức,cá nhân vi phạm quy định về các hành vi bị cấm để thao túng giá chứng khoán,tạo ra giá chứng khoán giả tạo, giao dịch giả tạo thì bị phạt tiền, tịch thucác khoản thu trái pháp luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy địnhcủa pháp luật.

4. Nhân viênnghiệp vụ của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, côngty chứng khoán nếu cố ý cung cấp tài liệu giả, làm giả, làm sai lệch hoặc tiêuhuỷ tài liệu giao dịch để lừa đảo; dụ dỗ khách hàng mua, bán chứng khoán thì bịphạt tiền, thu hồi Chứng chỉ hành nghề chứng khoán hoặc bị truy cứu trách nhiệmhình sự theo quy định của pháp luật.

5. Tổ chức,cá nhân tạo dựng và tuyên truyền thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêmtrọng đến thị trường chứng khoán, gây lũng đoạn thị trường giao dịch chứngkhoán thì bị phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định củapháp luật.

6. Tổ chức,cá nhân thực hiện hành vi chào mua công khai mà không gửi đăng ký chào mua đếnUỷ ban Chứng khoán Nhà nước; không chào mua công khai theo quy định hoặc thayđổi, điều chỉnh so với đăng ký chào mua mà không báo cáo theo quy định; khôngáp dụng các điều kiện chào mua công khai cho tất cả cổ đông của công ty đạichúng; từ chối mua cổ phiếu từ bất kỳ cổ đông nào theo điều kiện đã công bố;không chấp hành đúng thời hạn chào mua công khai thì bị phạt tiền và buộc phảichấp hành đúng quy định của pháp luật về chào mua công khai.

Điều 127. Xử lýhành vi vi phạm quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán,về ngân hàng giám sát

1. Tổ chứcđăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán và nhân viên của tổ chức này viphạm quy định về thời hạn xác nhận số liệu; chuyển giao chứng khoán; sửa chữagiả mạo chứng từ trong thanh toán; vi phạm chế độ bảo quản chứng khoán; chế độđăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán; chế độ bảo mật tài khoản lưuký của khách hàng; không cung cấp đầy đủ, kịp thời danh sách người nắm giữchứng khoán cho tổ chức phát hành thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc bị truycứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Ngân hànggiám sát và nhân viên của ngân hàng giám sát bảo quản tài sản của quỹ đầu tưchứng khoán trái với Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán; không tách bạch tài sảncủa quỹ đầu tư chứng khoán với tài sản khác; không tách bạch tài sản của quỹđầu tư này với tài sản của quỹ đầu tư khác thì bị phạt tiền, bị đình chỉ hoặcthu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán.

Điều 128. Xử lý hành vi vi phạm quy địnhvề công bố thông tin

Tổ chức pháthành, công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lýquỹ và công ty đầu tư chứng khoán công bố thông tin không đầy đủ, kịp thời,đúng hạn, đúng phương tiện theo quy định; công bố thông tin sai sự thật hoặclàm lộ bí mật số liệu, tài liệu hoặc không công bố thông tin theo quy định củaLuật này thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, buộc chấp hành đúng quy định của phápluật về công bố thông tin.

Điều 129. Xử lý hành vi vi phạm quy địnhvề báo cáo

Sở giao dịchchứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán,công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tưchứng khoán, ngân hàng giám sát báo cáo không đầy đủ nội dung theo quy định;báo cáo không đúng thời gian theo quy định; báo cáo không đúng mẫu biểu quyđịnh; ngừng hoạt động mà không báo cáo hoặc đã báo cáo nhưng chưa được sự chấpthuận của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước; không báo cáo hoặc báo cáo không kịpthời khi xảy ra sự kiện bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năngtài chính và hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán thì bị phạt cảnh cáohoặc phạt tiền và buộc chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ báo cáo.

Điều 130. Xử lý hành vi cản trở việc thanhtra

Tổ chức pháthành, tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầutư chứng khoán, ngân hàng giám sát, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giaodịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán, thành viên lưu ký và các tổchức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứngkhoán có hành vi trì hoãn, trốn tránh hoặc đối phó, không cung cấp đầy đủ, kịpthời thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử theo yêu cầu của Đoàn thanh tra vàthanh tra viên, gây cản trở hoạt động thanh tra, sử dụng bạo lực, uy hiếp thànhviên Đoàn thanh tra trong khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra thì bị phạt cảnhcáo, phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của phápluật.

Chương X

GIẢI QUYẾTTRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Điều 131. Giải quyết tranh chấp

1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt độngchứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt Nam có thể được giải quyết thôngqua thương lượng, hoà giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Toà án giải quyết theoquy định của pháp luật.

2. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranhchấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Trọngtài hoặc Tòa án được tiến hành theo quy định của pháp luật.

Điều 132. Bồi thường thiệt hại

1. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc tổnthất do hành vi vi phạm quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan cóquyền tự mình hoặc cùng với tổ chức, cá nhân bị thiệt hại khác tiến hành khởikiện để yêu cầu tổ chức, cá nhân gây ra thiệt hại phải bồi thường.

2. Việc xác định giá trị thiệt hại hoặcgiá trị tổn thất, thủ tục bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định củapháp luật.

Điều 133. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện

1. Cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo,khởi kiện; tổ chức có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.Việc khiếu nại, tố cáo, khởi kiện và giải quyết khiếu nại, tố cáo, khởi kiệntrong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán được thực hiện theo quyđịnh của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Trong thời hạn khiếu nại, tố cáo, khởikiện, tổ chức, cá nhân vẫn phải thi hành quyết định hành chính của Uỷ ban Chứngkhoán Nhà nước; khi có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhànước có thẩm quyền về chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc quyết định,bản án của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì thi hành theo quyết định, bản ánđó.

3. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có tráchnhiệm thụ lý đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền giảiquyết của mình; trong trường hợp nhận được khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩmquyền giải quyết của mình, phải kịp thời chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhâncó thẩm quyền để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, tốcáo biết.

4. Thời hạn giải quyết tố cáo là sáu mươingày, kể từ ngày thụ lý đơn; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyếttố cáo có thể kéo dài nhưng không quá chín mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn.

5. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầulà ba mươi ngày, giải quyết khiếu nại lần thứ hai là bốn mươi lăm ngày, kể từngày thụ lý đơn; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại cóthể kéo dài nhưng không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn.

6. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngàyhết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu quy định tại khoản 5 Điều này màkhiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyếtkhiếu nại lần đầu của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước mà người khiếu nạikhông đồng ý thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc khởi kiệnvụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật.

7. Trong thời hạn bamươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần thứ hai quy địnhtại khoản 5 Điều này mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhậnđược quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tài chính mà người khiếunại không đồng ý thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quyđịnh của pháp luật.

Chương XI

ĐIỀU KHOẢNTHI HÀNH

Điều 134. Áp dụngLuật chứng khoán đối với tổ chức hoạt động về chứng khoán và thị trường chứngkhoán trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành

1. Tổ chức đã đăng ký phát hành chứngkhoán ra công chúng, niêm yết, đăng ký giao dịch; quỹ đầu tư chứng khoán đãđăng ký thành lập và hoạt động đáp ứng yêu cầu theo quy định của Luật này khôngphải thực hiện thủ tục đăng ký lại.

2. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹđã thành lập và hoạt động theo giấy phép hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứngkhoán đáp ứng yêu cầu theo quy định của Luật này không phải thực hiện thủ tụcxin cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động.

3. Văn phòng đại diện của công ty chứngkhoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài đã hoạt động theo Giấy phép thành lập vănphòng đại diện không do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp trước ngày Luật này cóhiệu lực thi hành phải làm thủ tục đăng ký lại với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

4. Công ty chứng khoán đang thực hiệnnghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư, phải thực hiện thủ tục đổi lại Giấy phépthành lập và hoạt động trong thời hạn một năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lựcthi hành.

5. Trung tâm giao dịch chứng khoán đượcthành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 1998 của Thủtướng Chính phủ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi thành Sở giao dịch chứngkhoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán theo quy định của Luật này trong thờihạn mười tám tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

6. Trung tâm lưu ký chứng khoán được thànhlập theo Quyết định số 189/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướngChính phủ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi thành Trung tâm lưu ký chứng khoántheo quy định của Luật này trong thời hạn mười tám tháng, kể từ ngày Luật nàycó hiệu lực thi hành.

Điều 135. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.

Điều 136. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫnthi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá XI,kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Phú Trọng

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Luật Chứng khoán năm 2006.
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề