Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Posted on Luật 644 lượt xem

QUỐC HỘI
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: 52/2014/QH13

Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2014

 

LUẬT

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Căncứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốchội ban hành Luật hôn nhân và gia đình.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật nàyquy định chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữacác thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hộitrong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình.

Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và giađình

1. Hônnhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

2. Hônnhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôngiáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không cótín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và đượcpháp luật bảo vệ.

3. Xâydựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụtôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa cáccon.

4. Nhànước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi,người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹthực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

5. Kếthừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam vềhôn nhân và gia đình.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

TrongLuật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hônnhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

2. Giađình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệhuyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữahọ với nhau theo quy định của Luật này.

3. Chếđộ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn,ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thànhviên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân vàgia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân vàgia đình.

4. Tậpquán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền,nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi, lặp lạitrong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặccộng đồng.

5. Kếthôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định củaLuật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

6. Kếthôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nướccó thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quyđịnh tại Điều 8 của Luật này.

7. Chungsống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợchồng.

8. Tảohôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kếthôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.

9. Cưỡngép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi,yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôntrái với ý muốn của họ.

10. Cảntrở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi,yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủđiều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trìquan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.

11. Kếthôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cưtrú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhànước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.

12. Yêusách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng vàcoi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ.

13. Thờikỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngàyđăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.

14. Lyhôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lựcpháp luật của Tòa án.

15. Lyhôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạmchính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằmmục đích chấm dứt hôn nhân.

16. Thànhviên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế,cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, condâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị,em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặccùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháungoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.

17. Nhữngngười cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyếtthống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

18. Nhữngngười có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồmcha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹkhác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dìlà đời thứ ba.

19. Ngườithân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máuvề trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.

20. Nhucầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập,khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu chocuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.

21. Sinhcon bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinhnhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.

22. Mangthai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vìmục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mangthai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấynoãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm,sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mangthai và sinh con.

23. Mangthai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho ngườikhác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tếhoặc lợi ích khác.

24. Cấpdưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đápứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hônnhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thànhniên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản đểtự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.

25. Quanhệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và giađình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ởnước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân ViệtNam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nướcngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nướcngoài.

Điều 4. Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối vớihôn nhân và gia đình

1. Nhànước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện đểnam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bìnhđẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năngcủa mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân vàgia đình; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân vàgia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắccủa mỗi dân tộc.

2. Chínhphủ thống nhất quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình. Các bộ, cơ quan ngangbộ thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình theo sự phân công củaChính phủ. Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan khác thực hiện quảnlý nhà nước về hôn nhân và gia đình theo quy định của pháp luật.

3. Cơquan, tổ chức có trách nhiệm giáo dục, vận động cán bộ, công chức, viên chức,người lao động, các thành viên của mình và mọi công dân xây dựng gia đình vănhóa; kịp thời hòa giải mâu thuẫn trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp phápcủa các thành viên gia đình. Nhà trường phối hợp với gia đình trong việcgiáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình cho thế hệtrẻ.

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

1. Quanhệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này đượctôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Cấmcác hành vi sau đây:

a) Kếthôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảohôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Ngườiđang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng vớingười khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợchồng vớingười đang có chồng, có vợ;

d) Kếthôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ;giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợvới con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêusách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡngép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thựchiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thaihộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạolực gia đình;

i) Lợidụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sứclao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

3. Mọihành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh,đúng pháp luật.

Cơ quan,tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụngbiện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hônnhân và gia đình.

4. Danhdự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bênđược tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và giađình.

Điều 6. Áp dụng quy định của Bộ luật dân sự và các luật kháccó liên quan

Các quyđịnh của Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan đến quan hệ hôn nhân vàgia đình được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình trong trường hợpLuật này không quy định.

Điều 7. Áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình

1. Trongtrường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì tập quántốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc quyđịnh tại Điều 2 và không vi phạm điều cấm của Luật này được áp dụng.

2. Chínhphủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

Chương II

KẾT HÔN

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam,nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Namtừ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việckết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Khôngbị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việckết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại cácđiểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhànước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Điều 9. Đăng ký kết hôn

1. Việckết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theoquy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kếthôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trịpháp lý.

2. Vợchồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

Điều 10. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái phápluật

1. Ngườibị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụngdân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tạikhoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hônvi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.

2. Cánhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự,có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạmquy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:

a) Vợ,chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha,mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác củangười kết hôn trái pháp luật;

b) Cơquan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơquan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hộiliên hiệp phụ nữ.

3. Cánhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì cóquyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều nàyyêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Điều 11. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật

1. Xử lýviệc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này vàpháp luật về tố tụng dân sự.

2. Trongtrườnghợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái phápluật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tạiĐiều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa áncông nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhânđược xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luậtnày.

3. Quyếtđịnh của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệhôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vàosổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quantheo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

4. Tòaán nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao vàBộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

Điều 12. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật

1. Khiviệc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệnhư vợ chồng.

2.Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩavụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

3. Quanhệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quyđịnh tại Điều 16 của Luật này.

Điều 13. Xử lý việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền

Trongtrường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì khi có yêu cầu, cơquan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo quyđịnh của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kếthôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhânđược xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước.

Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống vớinhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

1. Nam,nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau nhưvợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữavợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữacác bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

2. Trongtrườnghợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của phápluật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợpnam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Quyền,nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyếttheo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng củanam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

1. Quanhệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồngmà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trongtrường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sựvà các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việcgiải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụnữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sốngchung được coi như lao động có thu nhập.

Chương III

QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

Mục 1: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ VỀ NHÂN THÂN

Điều 17. Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng

Vợ,chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong giađình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trongHiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.

Điều 18. Bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng

Quyền,nghĩa vụ vềnhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật kháccó liên quan được tôn trọng và bảo vệ.

Điều 19. Tình nghĩa vợ chồng

1. Vợchồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúpđỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

2. Vợchồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuậnkhác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt độngchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.

Điều 20. Lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng

Việc lựachọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởiphong tục, tập quán, địa giới hành chính.

Điều 21. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng

Vợ,chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín chonhau.

Điều 22. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ,chồng

Vợ,chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.

Điều 23. Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạtđộng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

Vợ,chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập,nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội.

Mục 2: ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

Điều 24. Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng

1. Việcđại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xácđịnh theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ,chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theoquy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sựđồng ý của cả hai vợ chồng.

3. Vợ,chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia cóđủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dânsự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho ngườiđó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thựchiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.

Trongtrường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầuTòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dânsự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dânsự để giải quyết việc ly hôn.

Điều 25. Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh

1. Trongtrường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp thamgia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinhdoanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng cóthỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác.

2. Trongtrường hợp vợ, chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì áp dụng quy định tạiĐiều 36 của Luật này.

Điều 26. Đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấychứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối vớitài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng

1. Việcđại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịchliên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhậnquyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng được thực hiện theo quy địnhtại Điều 24 và Điều 25 của Luật này.

2. Trongtrường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứngnhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch vớingười thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thìgiao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứba ngay tình được bảo vệ quyền lợi.

Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng

1. Vợ,chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy địnhtại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định vềđại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

2. Vợ,chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luậtnày.

Mục 3: CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG

Điều 28. Áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng

1. Vợchồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tàisản theo thỏa thuận.

Chế độtài sản của vợ chồng theo luật định được thực hiện theo quy định tại các điềutừ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 của Luật này.

Chế độtài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại các điều47, 48, 49, 50 và 59 của Luật này.

2. Cácquy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này được áp dụng không phụthuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng đã lựa chọn.

3. Chínhphủ quy định chi tiết về chế độ tài sản của vợ chồng.

Điều 29. Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng

1. Vợ,chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sửdụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động tronggia đình và lao động có thu nhập.

2. Vợ,chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

3. Việcthực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợiích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.

Điều 30. Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhucầu thiết yếu của gia đình

1. Vợ,chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu củagia đình.

2. Trongtrường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đápứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sảnriêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.

Điều 31. Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợchồng

Việc xáclập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất củavợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ởthuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thựchiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở chovợ chồng.

Điều 32. Giao dịch với người thứ ba ngay tìnhliên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sảnkhác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sửdụng

1. Tronggiao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng là người đứng tên tài khoảnngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyền xác lập, thựchiện giao dịch liên quan đến tài sản đó.

2. Tronggiao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng đang chiếm hữu động sản màtheo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu được coi là ngườicó quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó trong trường hợpBộ luật dân sự có quy định về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình.

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tàisản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động,hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng vàthu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tạikhoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc đượctặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sửdụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng,trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc cóđược thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tàisản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhucầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trongtrường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranhchấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Điều 34. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sảnchung

1. Trongtrường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng kýquyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhậnquyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏathuận khác.

2. Trongtrường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sảnchỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này đượcthực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sảnđó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.

Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung

1. Việcchiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

2. Việcđịnh đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trongnhững trường hợp sau đây:

a) Bấtđộng sản;

b) Độngsản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tàisản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.

Điều 36. Tài sản chung được đưa vào kinh doanh

Trongtrường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinhdoanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sảnchung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.

Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Vợ chồngcó các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩavụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồithường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu tráchnhiệm;

2. Nghĩavụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩavụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩavụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sảnchung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩavụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thìcha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩavụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Trongthời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tàisản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏathuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Thỏathuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được côngchứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trongtrường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chungcủa vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Điều 39. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chungtrong thời kỳ hôn nhân

1. Thờiđiểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợchồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác địnhthời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

2. Trongtrườnghợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liênquan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sảnchung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thứcmà pháp luật quy định.

3. Trongtrườnghợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chungcó hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

4.Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thờiđiểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợpcác bên có thỏa thuận khác.

Điều 40. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hônnhân

1. Trongtrườnghợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi,lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung làtài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phầntài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.

2. Thỏathuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền,nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.

Điều 41. Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trongthời kỳ hôn nhân

1. Saukhi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuậnchấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận đượcthực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.

2. Kể từngày thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này có hiệu lực thì việcxác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy địnhtại Điều 33 và Điều 43 của Luật này. Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫnthuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

3.Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việcchia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên cóthỏa thuận khác.

4. Trongtrường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theobản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực củaviệc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.

Điều 42. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Việcchia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trườnghợp sau đây:

1. Ảnhhưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của conchưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không cókhả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

2. Nhằmtrốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

a) Nghĩavụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

b) Nghĩavụ bồi thường thiệt hại;

c) Nghĩavụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;

d) Nghĩavụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;

đ) Nghĩavụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

e) Nghĩavụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định kháccủa pháp luật có liên quan.

Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tàisản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sảnđược thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản đượcchia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này;tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quyđịnh của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tàisản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng củavợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhânđược thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luậtnày.

Điều 44. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng

1. Vợ,chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặckhông nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

2. Trongtrườnghợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủyquyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quảnlý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.

3. Nghĩavụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của ngườiđó.

4. Trongtrường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đólà nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sựđồng ý của chồng, vợ.

Điều 45. Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng

Vợ,chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:

1. Nghĩavụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;

2. Nghĩavụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trườnghợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng củavợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37của Luật này;

3. Nghĩavụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu củagia đình;

4. Nghĩavụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

Điều 46. Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung

1. Việcnhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏathuận của vợ chồng.

2. Tàisản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liênquan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảođảm hình thức đó.

3. Nghĩavụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằngtài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quyđịnh khác.

Điều 47. Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng

Trongtrường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏathuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứnghoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từngày đăng ký kết hôn.

Điều 48. Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản củavợ chồng

1. Nộidung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm:

a) Tàisản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;

b)Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịchcó liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;

c) Điềukiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;

d) Nộidung khác có liên quan.

2. Khithực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợchồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tại cácđiều 29, 30, 31 và 32 của Luật này và quy định tương ứng của chế độ tài sảntheo luật định.

Điều 49. Sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độtài sản của vợ chồng

1. Vợchồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản.

2. Hình thứcsửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận đượcáp dụng theo quy định tại Điều 47 của Luật này.

Điều 50. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu

1. Thỏathuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc mộttrong các trường hợp sau đây:

a) Khôngtuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sựvà các luật khác có liên quan;

b) Viphạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này;

c) Nộidung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừakế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của giađình.

2. Tòaán nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và BộTư pháp hướng dẫn khoản 1 Điều này.

Chương IV

CHẤM DỨT HÔN NHÂN

Mục 1: LY HÔN

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ,chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha,mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bênvợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làmchủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng,vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần củahọ.

3. Chồngkhông có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặcđang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Điều 52. Khuyến khích hòa giải ở cơ sở

Nhà nướcvà xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việchòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

Điều 53. Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn

1. Tòaán thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

2. Trongtrường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý vàtuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 củaLuật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quyđịnh tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

Điều 54. Hòa giải tại Tòa án

Sau khiđã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của phápluật về tố tụng dân sự.

Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trongtrường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyệnly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chămsóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòaán công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuậnnhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyếtviệc ly hôn.

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khivợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giảiquyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực giađình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhânlâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích củahôn nhân không đạt được.

2. Trongtrườnghợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hônthì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trongtrườnghợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thìTòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lựcgia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần củangười kia.

Điều 57. Thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửibản án, quyết định ly hôn

1. Quanhệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệulực pháp luật.

2. Tòaán đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực phápluật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; haibên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụngdân sự và các luật khác có liên quan.

Điều 58. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn

Việctrông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theoquy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này.

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi lyhôn

1. Trongtrường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tàisản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ,chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2,3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trườnghợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tàisản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tạicác điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tàisản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàncảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Côngsức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sảnchung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảovệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp đểcác bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗicủa mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tàisản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiệnvật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trịlớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tàisản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sảnriêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trongtrường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ,chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản củamình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảovệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mấtnăng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản đểtự nuôi mình.

6. Tòaán nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và BộTư pháp hướng dẫn Điều này.

Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối vớingườithứ ba khi ly hôn

1.Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực saukhi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

2. Trongtrường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tạicác điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giảiquyết.

Điều 61. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sốngchung vớigia đình

1. Trongtrường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồngtrong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồngđược chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sứcđóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chungcũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sảnchung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêucầu Tòa án giải quyết.

2. Trongtrường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khốitài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phầntài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quyđịnh tại Điều 59 của Luật này.

Điều 62. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi lyhôn

1. Quyềnsử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

2. Việcchia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiệnnhư sau:

a) Đốivới đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đềucó nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuậncủa hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quyđịnh tại Điều 59 của Luật này.

Trongtrường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bênđó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyềnsử dụng đất mà họ được hưởng;

b) Trongtrườnghợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôitrồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất củavợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;

c) Đốivới đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thìđược chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này;

d) Đốivới loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Trongtrường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chungvới hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất vàkhông tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều61 của Luật này.

Điều 63. Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn

Nhà ởthuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫnthuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ởthì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấmdứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Điều 64. Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh

Vợ,chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyềnđược nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họđược hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.

Mục 2: HÔN NHÂN CHẤM DỨT DO VỢ, CHỒNG CHẾT HOẶC BỊ TÒA ÁNTUYÊN BỐ LÀ ĐÃ CHẾT

Điều 65. Thời điểm chấm dứt hôn nhân

Hôn nhânchấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết.

Trongtrường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấmdứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.

Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp mộtbên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

1. Khimột bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quảnlý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định ngườikhác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lýdi sản.

2. Khicó yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừtrường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồngchết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luậtvề thừa kế.

3. Trongtrường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặcchồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chếphân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.

4. Tàisản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quyđịnh khác.

Điều 67. Quan hệ nhân thân, tài sản khi vợ, chồng bị tuyên bốlà đã chết mà trở về

1. KhiTòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết mà vợ hoặc chồng củangười đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục kể từthời điểm kết hôn. Trong trường hợp có quyết định cho ly hôn của Tòa án theoquy định tại khoản 2 Điều 56 của Luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệulực pháp luật. Trong trường hợp vợ, chồng của người đó đã kết hôn với ngườikhác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật.

2. Quanhệ tài sản của người bị tuyên bố là đã chết trở về với người vợ hoặc chồng đượcgiải quyết như sau:

a) Trongtrườnghợp hôn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được khôi phục kể từthời điểm quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệulực. Tài sản do vợ, chồng có được kể từ thời điểm quyết định của Tòa án về việctuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực đến khi quyết định hủy bỏ tuyên bốchồng, vợ đã chết có hiệu lực là tài sản riêng của người đó;

b) Trongtrườnghợp hôn nhân không được khôi phục thì tài sản có được trước khi quyếtđịnh của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực mà chưa chiađược giải quyết như chia tài sản khi ly hôn.

Chương V

QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON

Mục 1: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GIỮA CHA MẸ VÀ CON

Điều 68. Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con

1. Quyềnvà nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và cácluật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.

2. Consinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền vànghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luậtdân sự và các luật khác có liên quan.

3. Giữacon nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con đượcquy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi, Bộ luật dân sự và các luật khác cóliên quan.

4. Mọithỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không đượclàm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên,con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao độngvà không có tài sản để tự nuôi mình, cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặckhông có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

1.Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để conphát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếuthảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trôngnom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên,con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao độngvà không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giámhộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, conđã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Khôngđược phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân củacha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thànhniên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không đượcxúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của con

1. Đượccha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhânthân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; đượcphát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

2. Cóbổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìndanh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

3. Conchưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khảnăng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung vớicha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Con chưathành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái vớiquy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

4. Conđã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nângcao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinhtế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng vớicha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạothu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việcđáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

5. Đượchưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của giađình.

Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng

1. Cha,mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưathành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khảnăng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

2. Concó nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất nănglực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiềucon thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Điều 72. Nghĩa vụ và quyền giáo dục con

1. Chamẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

Cha mẹtạo điềukiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làmgương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chứctrong việc giáo dục con.

2. Chamẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt độngchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.

3. Chamẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dụccon khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.

Điều 73. Đại diện cho con

1. Chamẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niênmất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làmgiám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.

2. Chahoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu củacon chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khôngcó khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Đốivới giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyềnsở hữu, quyền sử dụng, tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành niên, conđã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ.

4. Cha,mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện giao dịch liên quan đến tàisản của con được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và theo quy định củaBộ luật dân sự.

Điều 74. Bồi thường thiệt hại do con gây ra

Cha mẹphải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất nănglực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự.

Điều 75. Quyền có tài sản riêng của con

1. Concó quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kếriêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phátsinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sảnđược hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.

2. Contừ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sốngchung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đìnhnếu có thu nhập.

3. Conđã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của giađình theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Luật này.

Điều 76. Quản lý tài sản riêng của con

1. Contừ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quảnlý.

2. Tàisản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quảnlý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tàisản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khicon từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầyđủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.

3. Chamẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được ngườikhác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc đểlại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lýtài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

4. Trongtrường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đãthành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộthì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy địnhcủa Bộ luật dân sự.

Điều 77. Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, conđã thành niên mất năng lực hành vi dân sự

1.Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổithì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trởlên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

2. Contừ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợptài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặcdùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặcngười giám hộ.

3. Trongtrường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tàisản riêng của con do người giám hộ thực hiện.

Điều 78. Quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi

1. Chanuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy địnhtrong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy địnhcủa Luật nuôi con nuôi.

Trongtrường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của Tòa án thì quyền,nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định củaTòa án có hiệu lực pháp luật.

2.Quyền, nghĩa vụ của cha đẻ, mẹ đẻ và con đã làm con nuôi của người khác đượcthực hiện theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

3.Quyền, nghĩa vụ giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ được khôi phục kể từ thời điểmquan hệ nuôi con nuôi chấm dứt. Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ không cònhoặc không có đủ điều kiện để nuôi con chưa thành niên, con đã thành niên mấtnăng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản đểtự nuôi mình thì Tòa án giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi và chỉ địnhngười giám hộ cho con theo quy định của Bộ luật dân sự.

Điều 79. Quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêngcủa vợ hoặc của chồng

1. Chadượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục conriêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và72 của Luật này.

2. Conriêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sốngchung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này.

Điều 80. Quyền, nghĩa vụ của con dâu, con rể, cha mẹ vợ, chamẹ chồng

Trong trườnghợp con dâu, con rể sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thì giữa cácbên có các quyền, nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau theoquy định tại các điều 69, 70, 71 và 72 của Luật này.

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục consau khi ly hôn

1. Saukhi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáodục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặckhông có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy địnhcủa Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ,chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên saukhi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết địnhgiao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con;nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Condưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹkhông đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục conhoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi consau khi ly hôn

1. Cha,mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chungvới người trực tiếp nuôi.

2. Cha,mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Saukhi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con màkhông ai được cản trở.

Cha, mẹkhông trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởngxấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếpnuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đốivới người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha,mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiệncác nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trựctiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con củamình.

2. Cha,mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở ngườikhông trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dụccon.

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trongtrườnghợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việcthay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứsau đây:

a) Cha,mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi íchcủa con;

b) Ngườitrực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôidưỡng, giáo dục con.

3. Việcthay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07tuổi trở lên.

4. Trongtrườnghợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thìTòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trongtrườnghợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sởlợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi ngườitrực tiếp nuôi con:

a) Ngườithân thích;

b) Cơquan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơquan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hộiliên hiệp phụ nữ.

Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối vớicon chưa thành niên

1. Cha,mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trườnghợp sau đây:

a) Bịkết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dựcủa con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom,chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phátán tài sản của con;

c) Cólối sống đồi trụy;

d) Xúigiục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

2. Căncứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cánhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định khôngcho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của conhoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòaán có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

Điều 86. Người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha,mẹ đối vớicon chưa thành niên

1. Cha,mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tốtụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưathành niên.

2. Cánhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự,có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:

a) Ngườithân thích;

b) Cơquan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơquan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hộiliên hiệp phụ nữ.

3. Cánhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có hành vi vi phạm quy địnhtại khoản 1 Điều 85 của Luật này có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tạicác điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹđối với con chưa thành niên.

Điều 87. Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyềnđối với con chưa thành niên

1. Trongtrườnghợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thìngười kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quảnlý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.

2. Việctrông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thànhniên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật nàytrong các trường hợp sau đây:

a) Chavà mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;

b) Mộtbên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủđiều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con;

c) Mộtbên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định đượcbên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên.

3. Cha,mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiệnnghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Mục 2: XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON

Điều 88. Xác định cha, mẹ

1. Consinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhânlà con chung của vợ chồng.

Con đượcsinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi làcon do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinhra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợchồng.

2. Trongtrường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa ánxác định.

Điều 89. Xác định con

1. Ngườikhông được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định ngườiđó là con mình.

2. Ngườiđược nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đókhông phải là con mình.

Điều 90. Quyền nhận cha, mẹ

1. Concó quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đãchết.

2. Conđã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cầnphải có sự đồng ý của cha.

Điều 91. Quyền nhận con

1. Cha,mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.

2. Trongtrường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phảicó sự đồng ý của người kia.

Điều 92. Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp ngườicó yêu cầu chết

Trongtrường hợp có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con mà người có yêu cầu chếtthì người thân thích của người này có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ,con cho người yêu cầu đã chết.

Điều 93. Xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹthuật hỗ trợ sinh sản

1. Trongtrường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác địnhcha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật này.

2. Trongtrường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sảnthì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra.

3. Việcsinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ vàcon giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra.

4. Việcxác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được ápdụng theo quy định tại Điều 94 của Luật này.

Điều 94. Xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vìmục đích nhân đạo

Con sinhra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồngnhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.

Điều 95. Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1. Việcmang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện củacác bên và được lập thành văn bản.

2. Vợchồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Cóxác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai vàsinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

b) Vợchồng đang không có con chung;

c) Đãđược tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

3. Ngườiđược nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Làngười thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

b) Đãtừng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

c) Ở độtuổi phùhợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thaihộ;

d)Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằngvăn bản của người chồng;

đ) Đãđược tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

4. Việcmang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật vềsinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

5. Chínhphủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 96. Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1. Thỏathuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ (sauđây gọi là bên nhờ mang thai hộ) và vợ chồng người mang thai hộ (sau đây gọi làbên mang thai hộ) phải có các nội dung cơ bản sau đây:

a) Thôngtin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo các điều kiện cóliên quan quy định tại Điều 95 của Luật này;

b) Camkết thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 97 và Điều 98 của Luật này;

c) Việcgiải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; hỗ trợ để bảo đảm sứckhỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con,việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối vớicon trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ vàcác quyền, nghĩa vụ khác có liên quan;

d) Tráchnhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theothỏa thuận.

2. Thỏathuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trườnghợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bênmang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thànhvăn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.

Trong trườnghợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mangthai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinhcon bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của ngườicó thẩm quyền của cơ sở y tế này.

Điều 97. Quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đíchnhân đạo

1. Ngườimang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trongviệc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểmgiao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thaihộ.

2. Ngườimang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc đểphát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Ytế.

3. Ngườimang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao độngvà bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởngchế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độthai sản cho đến khi đủ 60 ngày. Việc sinh con do mang thai hộ không tính vàosố con theo chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

4. Bênmang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chămsóc sức khỏe sinh sản.

Trong trườnghợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thainhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tụchay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sócsức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

5. Trongtrườnghợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyềnyêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.

Điều 98. Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đíchnhân đạo

1. Bênnhờ mang thai hộ có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm việc chămsóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.

2.Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phátsinh kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chếđộ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thờiđiểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

3. Bênnhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mangthai hộ chậm nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thìphải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật này và bị xử lý theoquy định của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thìphải bồi thường. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì conđược hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật đối với di sản của bên nhờ mangthai hộ.

4. Giữacon sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của gia đình bên nhờmang thai hộ có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sựvà luật khác có liên quan.

5. Trongtrườnghợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyềnyêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.

Điều 99. Giải quyết tranh chấp liên quan đến việcsinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1. Tòaán là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗtrợ sinh sản, mang thai hộ.

2. Trongtrường hợp chưa giao đứa trẻ mà cả hai vợ chồng bên nhờ mang thai hộ chết hoặcmất năng lực hành vi dân sự thì bên mang thai hộ có quyền nhận nuôi đứa trẻ;nếu bên mang thai hộ không nhận nuôi đứa trẻ thì việc giám hộ và cấp dưỡng đốivới đứa trẻ được thực hiện theo quy định của Luật này và Bộ luật dân sự.

Điều 100. Xử lý hành vi vi phạm về sinh con bằng kỹ thuật hỗtrợ sinh sản và mang thai hộ

Các bêntrong quan hệ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vi phạm điềukiện, quyền, nghĩa vụ được quy định tại Luật này thì tùy theo tính chất, mức độvi phạm mà bị xử lý theo trách nhiệm dân sự, hành chính, hình sự.

Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con

1. Cơquan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của phápluật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.

2. Tòaán có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trườnghợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đãchết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.

Quyếtđịnh của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộtịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệxác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định củapháp luật về tố tụng dân sự.

Điều 102. Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con

1. Cha,mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơquan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quyđịnh tại khoản 1 Điều 101 của Luật này.

2. Cha,mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa ánxác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều101 của Luật này.

3. Cánhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự,có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thànhniên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặcmất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều101 của Luật này:

a) Cha,mẹ, con, người giám hộ;

b) Cơquan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơquan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hộiliên hiệp phụ nữ.

Chương VI

QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH VIÊNKHÁC CỦA GIA ĐÌNH

Điều 103. Quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên khác của giađình

1. Cácthành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọngnhau. Quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản của các thành viên giađình quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan đượcpháp luật bảo vệ.

2. Trongtrườnghợp sống chung thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tham gia công việc giađình, lao động tạo thu nhập; đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duytrì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình.

3. Nhànước có chính sách tạo điều kiện để các thế hệ trong gia đình quan tâm, chămsóc, giúp đỡ nhau nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đìnhViệt Nam; khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong xã hội cùng tham giavào việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

Điều 104. Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại vàcháu

1. Ôngbà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu,sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên,cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao độngvà không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy địnhtại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡngcháu.

2. Cháucó nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trườnghợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thànhniên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Điều 105. Quyền, nghĩa vụ của anh, chị, em

Anh,chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩavụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điềukiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

Điều 106. Quyền, nghĩa vụ của cô, dì, chú, cậu, bác ruột vàcháu ruột

Cô, dì,chú, cậu, bác ruột và cháu ruột có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúpđỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp người cần đượcnuôi dưỡng không còn cha, mẹ, con và những người được quy định tại Điều 104 vàĐiều 105 của Luật này hoặc còn nhưng những người này không có điều kiện để thựchiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Chương VII

CẤP DƯỠNG

Điều 107. Nghĩa vụ cấp dưỡng

1. Nghĩavụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau;giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháuruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

Nghĩa vụcấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao chongười khác.

2. Trongtrường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầucủa cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa ánbuộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.

Điều 108. Một người cấp dưỡng cho nhiều người

Trongtrường hợp một người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhiều người thì người cấp dưỡngvà những người được cấp dưỡng thỏa thuận với nhau về phương thức và mức cấpdưỡng phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng vànhu cầu thiết yếu của những người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thìyêu cầu Tòa án giải quyết.

Điều 109. Nhiều người cùng cấp dưỡng cho một người hoặc chonhiều người

Trongtrường hợp nhiều người cùng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho một người hoặc cho nhiềungười thì những người này thỏa thuận với nhau về phương thức và mức đóng gópphù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của mỗi người và nhu cầu thiết yếu củangười được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối vớicon

Cha, mẹcó nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khảnăng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp khôngsống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡngcon.

Điều 111. Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối vớicha, mẹ

Con đãthành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trongtrường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôimình.

Điều 112. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em

Trongtrường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không cótài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với emcó nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mìnhhoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôimình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng choanh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Điều 113. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoạivà cháu

1. Ôngbà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháutrong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả nănglao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng theo quyđịnh tại Điều 112 của Luật này.

2. Cháuđã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấpdưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại trong trường hợp ông bà không có khả nănglao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡngtheo quy định của Luật này.

Điều 114. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruộtvà cháu ruột

1. Cô,dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng chocháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khảnăng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấpdưỡng theo quy định của Luật này.

2. Cháuđã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ cấpdưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường hợp người cần được cấp dưỡngkhông có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không cóngười khác cấp dưỡng theo quy định của Luật này.

Điều 115. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn

Khi lyhôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đángthì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.

Điều 116. Mức cấp dưỡng

1. Mứccấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc ngườigiám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của ngườicó nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu khôngthỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khicó lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡngdo các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Điều 117. Phương thức cấp dưỡng

Việc cấpdưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng nămhoặc một lần.

Các bêncó thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trongtrường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tếmà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận đượcthì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Điều 118. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng

Nghĩa vụcấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Ngườiđược cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôimình;

2. Ngườiđược cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

3. Ngườicấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

4. Ngườicấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

5. Bênđược cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

6.Trường hợp khác theo quy định của luật.

Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấpdưỡng

1. Ngườiđược cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của phápluật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thựchiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Cánhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự,có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡngphải thực hiện nghĩa vụ đó:

a) Ngườithân thích;

b) Cơquan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơquan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hộiliên hiệp phụ nữ.

3. Cánhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụcấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và dkhoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụcấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Điều 120. Khuyến khích việc trợ giúp của tổ chức, cá nhân

Nhà nướcvà xã hội khuyến khích tổ chức, cá nhân trợ giúp bằng tiền hoặc tài sản kháccho gia đình, cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, túng thiếu.

Chương VIII

QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNHCÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Điều 121. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trongquan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

1. Ởnước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tốnước ngoài được tôn trọng và bảo vệ phù hợp với các quy định của phápluật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làthành viên.

2. Trongquan hệ hôn nhân và gia đình với công dân Việt Nam, người nước ngoài tại ViệtNam có các quyền, nghĩa vụ như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật ViệtNam có quy định khác.

3. Nhànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của côngdân Việt Nam ở nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với phápluật Việt Nam, pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế.

4. Chínhphủ quy định chi tiết việc giải quyết quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tốnước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên vàbảo đảm thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Điều 122. Áp dụng pháp luật đối với quan hệ hôn nhân và giađình có yếu tố nước ngoài

1. Cácquy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nướcngoài, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.

Trong trườnghợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viêncó quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ướcquốc tế đó.

2. Trongtrường hợp Luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có dẫnchiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được ápdụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản được quy địnhtại Điều 2 của Luật này.

Trong trườnghợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì ápdụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.

3. Trongtrườnghợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viêncó dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài đượcáp dụng.

Điều 123. Thẩm quyền giải quyết các vụ việchôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

1. Thẩmquyền đăng ký hộ tịch liên quan đến các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tốnước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

2. Thẩmquyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòaán được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

3. Tòaán nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn tráipháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợchồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa côngdân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùngcư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Luật này và các quyđịnh khác của pháp luật Việt Nam.

Điều 124. Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tàiliệu về hôn nhân và gia đình

Giấy tờdo cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận để sử dụng giảiquyết các vụ việc hôn nhân và gia đình thì phải được hợp pháp hóalãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế màCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi cólại.

Điều 125. Công nhận, ghi chú bản án, quyết định của Tòa án,cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về hôn nhân và gia đình

1. Việccông nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài cóyêu cầu thi hành tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụngdân sự.

2. Chínhphủ quy định việc ghi vào sổ hộ tịch các việc về hôn nhân và gia đình theo bảnán, quyết định của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Namhoặc không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam; quyết định về hôn nhânvà gia đình của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài.

Điều 126. Kết hôn có yếu tố nước ngoài

1. Trongviệc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuântheo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiếnhành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài cònphải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

2. Việckết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩmquyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kếthôn.

Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài

1. Việcly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài vớinhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của ViệtNam theo quy định của Luật này.

2. Trongtrường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểmyêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơithường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giảiquyết theo pháp luật Việt Nam.

3. Việcgiải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luậtcủa nước nơi có bất động sản đó.

Điều 128. Xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài

1. Cơquan đăng ký hộ tịch Việt Nam có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ,con mà không có tranh chấp giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữacông dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa ngườinước ngoài với nhau mà ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam theo quyđịnh của pháp luật về hộ tịch.

2. Tòaán có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết việc xác định cha, mẹ, con có yếu tốnước ngoài đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 88, Điều 89, Điều 90,khoản 1, khoản 5 Điều 97, khoản 3, khoản 5 Điều 98 và Điều 99 của Luật này; cáctrường hợp khác có tranh chấp.

Điều 129. Nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài

1. Nghĩavụ cấp dưỡng tuân theo pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú.Trường hợp người yêu cầu cấp dưỡng không có nơi cư trú tại Việt Nam thì áp dụngpháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng là công dân.

2. Cơquan có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu cấp dưỡng của người quy định tại khoản1 Điều này là cơ quan của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú.

Điều 130. Áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏathuận; giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợchồng mà không đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Trongtrường hợp có yêu cầu giải quyết việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theothỏa thuận; quan hệ nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kýkết hôn có yếu tố nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng cácquy định của Luật này và các luật khác có liên quan của Việt Nam để giải quyết.

Chương IX

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 131. Điều khoản chuyển tiếp

1. Quanhệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì ápdụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết.

2. Đốivới vụ việc về hôn nhân và gia đình do Tòa án thụ lý trước ngày Luật này cóhiệu lực mà chưa giải quyết thì áp dụng thủ tục theo quy định của Luật này.

3. Khôngáp dụng Luật này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụviệc mà Tòa án đã giải quyết theo quy định của pháp luật về hôn nhân và giađình trước ngày Luật này có hiệu lực.

Điều 132. Hiệu lực thi hành

Luật nàycó hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

Luật hônnhân và gia đình số 22/2000/QH10 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

Điều 133. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Chínhphủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.

Tòa ánnhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao vàBộ Tư pháp hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.

Luậtnày đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họpthứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Sinh Hùng

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề