Luật Lâm nghiệp 2017 mới nhất

Posted on Luật 290 lượt xem

Luật Lâm nghiệp mới góp phần thể chế hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về lâm nghiệp, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp trên cơ sở đẩy nhanh và làm sâu sắc hơn chủ trương xã hội hóa nghề rừng. Thể chế hóa chế định sở hữu rừng theo quy định tại Điều 53, Hiến pháp năm 2013, đồng bộ với các quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ rừng, của cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp; thu hút các nguồn lực phát triển lâm nghiệp bền vững.

Luật đã thể chế hóa chế định sở hữu rừng (Điều 7) theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Luật quy định rõ chính sách phát triển lâm sản theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp hợp tác, liên doanh, liên kết với chủ rừng để tạo vùng nguyên liệu, quản lý rừng bền vững. Tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới và giải pháp tăng trưởng xanh, nâng cao giá trị gia tăng. Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ trong chế biến lâm sản, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trong chế biến lâm sản. Nhà nước xây dựng và vận hành hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam. Chính sách phát triển thị trường lâm sản theo hướng tổ chức, cá nhân hợp tác, liên kết, thu mua, tiêu thụ lâm sản được cung cấp tín dụng ưu đãi. Nhà nước hỗ trợ hoạt động xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, cung cấp thông tin thị trường lâm sản trong nước và quốc tế.

Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu quy định của pháp luật về nội dung của Luật Lâm nghiệp nếu có vấn đề nào chưa rõ, quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 6589 để được luật sư tư vấn và hỗ trợ.

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề