Luật nhà ở năm 2014

Posted on Luật 216 lượt xem

QUỐC HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Luật số: 65/2014/QH13

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2014

 

LUẬT

Nhàở

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Nhà ở.

ChươngI

NHỮNG QUY ĐỊNHCHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về sở hữu, phát triển, quản lý,sử dụng nhà ở; giao dịch về nhà ở; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam. Đốivới giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại của các doanhnghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản thì thực hiện theo quy định của phápluật về kinh doanh bất động sản.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cánhân có liên quan đến sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng, giao dịch về nhà ởvà quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu nhưsau:

1. Nhà ở là công trình xây dựng với mụcđích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

2. Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựngtrên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ giađình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.

3. Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trởlên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sởhữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cánhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhàchung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

4. Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tưxây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.

5. Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để chocác đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định của Luật này thuêtrong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.

6. Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ởđể bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nướcthu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật.

7. Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ củaNhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy địnhcủa Luật này.

8. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở là tổng hợpcác đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để xây dựng mới nhà ở, các côngtrình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu ở hoặc để cải tạo, sửachữa nhà ở trên một địa điểm nhất định.

9. Phát triển nhà ở là việc đầu tư xâydựng mới, xây dựng lại hoặc cải tạo làm tăng diện tích nhà ở.

10. Cải tạo nhà ở là việc nâng cấp chấtlượng, mở rộng diện tích hoặc điều chỉnh cơ cấu diện tích của nhà ở hiện có.

11. Bảo trì nhà ở là việc duy tu, bảodưỡng nhà ở theo định kỳ và sửa chữa khi có hư hỏng nhằm duy trì chất lượng nhàở.

12. Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ giađình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuêmua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thứckhác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

13. Chủ sở hữu nhà chung cư là chủ sở hữucăn hộ chung cư, chủ sở hữu diện tích khác trong nhà chung cư.

14. Tổ chức trong nước bao gồm cơ quan nhànước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị,tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xãhội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và tổ chức khác theo quyđịnh của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức).

15. Phần sở hữu riêng trong nhà chung cưlà phần diện tích bên trong căn hộ hoặc bên trong phần diện tích khác trong nhàchung cư được công nhận là sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư và cácthiết bị sử dụng riêng trong căn hộ hoặc trong phần diện tích khác của chủ sởhữu nhà chung cư theo quy định của Luật này.

16. Phần sở hữu chung của nhà chung cư làphần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêngcủa chủ sở hữu nhà chung cư và các thiết bị sử dụng chung cho nhà chung cư đótheo quy định của Luật này.

17. Thuê mua nhà ở là việc người thuê muathanh toán trước cho bên cho thuê mua 20% giá trị của nhà ở thuê mua, trừtrường hợp người thuê mua có điều kiện thanh toán trước thì được thanh toánkhông quá 50% giá trị nhà ở thuê mua; số tiền còn lại được tính thành tiền thuênhà để trả hàng tháng cho bên cho thuê mua trong một thời hạn nhất định; saukhi hết hạn thuê mua nhà ở và khi đã trả hết số tiền còn lại thì người thuê muacó quyền sở hữu đối với nhà ở đó.

18. Nhà ở có sẵn là nhà ở đã hoàn thànhviệc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng.

19. Nhà ở hình thành trong tương lai lànhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sửdụng.

Điều 4. Quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở

Hộ gia đình, cá nhân có quyền có chỗ ở thông quaviệc đầu tư xây dựng, mua, thuê, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhậngóp vốn, nhận đổi, mượn, ở nhờ, quản lý nhà ở theo ủy quyền và các hình thứckhác theo quy định của pháp luật. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợppháp thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có quyềnsở hữu đối với nhà ở đó theo quy định của Luật này.

Điều 5. Bảo hộ quyền sở hữu nhà ở

1. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợppháp về nhà ở của các chủ sở hữu theo quy định của Luật này.

2. Nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức, hộgia đình, cá nhân không bị quốc hữu hóa. Trường hợp thật cần thiết vì mục đíchquốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộnghoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai,Nhà nước quyết định trưng mua, trưng dụng, mua trước nhà ở hoặc giải tỏa nhà ởthuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì Nhà nước có tráchnhiệm bồi thường, hỗ trợ và thực hiện chính sách tái định cư cho chủ sở hữu nhàở theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Xâm phạm quyền sở hữu nhà ở của Nhà nước, tổchức, hộ gia đình, cá nhân.

2. Cản trở việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhànước về nhà ở, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về sở hữu, sử dụng và giaodịch về nhà ở của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

3. Quyết định chủ trương đầu tư dự án hoặc phêduyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở không theo quy hoạch xây dựng, chương trình,kế hoạch phát triển nhà ở đã được phê duyệt.

4. Xây dựng nhà ở trên đất không phải là đất ở;xây dựng không đúng tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn diện tích đối với từng loạinhà ở mà Nhà nước có quy định về tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn diện tích nhàở. Áp dụng cách tính sai diện tích sử dụng nhà ở đã được luật quy định tronghợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở.

5. Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấnchiếm không gian và các phần thuộc sở hữu chung hoặc của các chủ sở hữu khácdưới mọi hình thức; tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phầnsở hữu riêng trong nhà chung cư.

6. Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bịthuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng; sử dụng sai mục đích phầndiện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cưhỗn hợp so với quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở và nội dung dựán đã được phê duyệt, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chophép chuyển đổi mục đích sử dụng.

7. Sử dụng sai mục đích nguồn vốn huy động hoặctiền mua nhà ở trả trước cho phát triển nhà ở.

8. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở ủy quyền hoặcgiao cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh,góp vốn hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện ký hợp đồng cho thuê, thuê mua,mua bán nhà ở, hợp đồng đặt cọc các giao dịch về nhà ở hoặc kinh doanh quyền sửdụng đất trong dự án.

9. Thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượnghợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, gópvốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở không đúng quy định của Luậtnày.

10. Cải tạo, cơi nới, phá dỡ nhà ở đang thuê,thuê mua, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý mà không được chủ sở hữu đồng ý.

11. Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích khôngphải để ở; sử dụng phần diện tích được kinh doanh trong nhà chung cư theo dự ánđược phê duyệt vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịchvụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc các hoạt động khác làm ảnh hưởng đếncuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư theo quy định củaChính phủ.

12. Sử dụng nhà ở riêng lẻ vào mục đích kinhdoanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếngồn, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, sinh hoạt của khu dân cư mà khôngtuân thủ các quy định của luật về điều kiện kinh doanh.

13. Báo cáo, cung cấp thông tin về nhà ở khôngchính xác, không trung thực, không đúng quy định hoặc không đúng yêu cầu của cơquan nhà nước có thẩm quyền; phá hoại, làm sai lệch thông tin trong cơ sở dữliệu về nhà ở do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

Chương II

SỞ HỮU NHÀ Ở

Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại ViệtNam

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản1 Điều 159 của Luật này.

Điều 8. Điều kiện được công nhận quyền sở hữunhà ở

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đốivới người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào ViệtNam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tạiĐiều 160 của Luật này.

2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sauđây:

a) Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhântrong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặngcho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quyđịnh của pháp luật;

b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoàithì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợptác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanhbất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ giađình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xâydựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quyđịnh của pháp luật;

c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thôngqua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật này.

Điều 9. Công nhận quyền sở hữu nhà ở

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiệnvà có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 8 của Luật này thì được cơ quan nhà nướccó thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tàisản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với nhà ởđó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn.

2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủsở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy địnhtại khoản 1 Điều 123 của Luật này thì bên mua nhà ở được cấp Giấy chứng nhậntrong thời hạn sở hữu nhà ở; khi hết hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận thì quyềnsở hữu nhà ở được chuyển lại cho chủ sở hữu lần đầu; việc cấp Giấy chứng nhậncho bên mua nhà ở và xử lý Giấy chứng nhận khi hết hạn sở hữu nhà ở được thựchiện theo quy định của Chính phủ.

3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phảighi rõ trong Giấy chứng nhận loại và cấp nhà ở theo quy định của Luật này vàpháp luật về xây dựng; trường hợp là căn hộ chung cư thì phải ghi cả diện tíchsàn xây dựng và diện tích sử dụng căn hộ; nếu là nhà ở được xây dựng theo dự ánthì phải ghi đúng tên dự án xây dựng nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền chấpthuận.

4. Đối với nhà ở được đầu tư xây dựng theo dự ánđể cho thuê mua, để bán thì không cấp Giấy chứng nhận cho chủ đầu tư mà cấpGiấy chứng nhận cho người thuê mua, người mua nhà ở, trừ trường hợp chủ đầu tưcó nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở chưa cho thuê mua, chưa bán;trường hợp chủ đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê thì được cấp Giấy chứng nhậnđối với nhà ở đó.

5. Trường hợp nhà ở của hộ gia đình, cá nhân cótừ hai tầng trở lên và tại mỗi tầng có từ hai căn hộ trở lên đáp ứng đủ điềukiện quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật này thì được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với từng căn hộ trong nhà ở đó.

Điều 10. Quyền của chủ sở hữu nhà ở và ngườisử dụng nhà ở

1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ giađình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyềnsau đây:

a) Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sởhữu hợp pháp của mình;

b) Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mụcđích khác mà luật không cấm;

c) Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộcquyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đấtđai;

d) Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê,cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ởnhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đốitượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉđược hưởng giá trị của nhà ở đó;

đ) Sử dụng chung các công trình tiện ích côngcộng trong khu nhà ở đó theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Trường hợp là chủ sở hữu nhà chung cư thì cóquyền sở hữu, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và cáccông trình hạ tầng sử dụng chung của khu nhà chung cư đó, trừ các công trìnhđược xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo quy định củapháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở;

e) Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ởtheo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng;

g) Được bồi thường theo quy định của luật khi Nhànước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở hoặc được Nhà nước thanh toán theo giáthị trường khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình vì mụcđích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, côngcộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiêntai;

h) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hànhvi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luậtvề nhà ở.

2. Trường hợp thuộc diện sở hữu nhà ở có thời hạntheo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này thì trong thời hạn sở hữu nhàở, chủ sở hữu được thực hiện các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, trừtrường hợp các bên có thỏa thuận khác; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở theo thỏathuận thì chủ sở hữu đang quản lý, sử dụng nhà ở phải bàn giao lại nhà ở nàycho chủ sở hữu nhà ở lần đầu.

3. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhânnước ngoài thì có các quyền theo quy định tại Điều 161 của Luật này.

4. Người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữunhà ở được thực hiện các quyền trong việc quản lý, sử dụng nhà ở theo thỏathuận với chủ sở hữu nhà ở.

Điều 11. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở vàngười sử dụng nhà ở

1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ giađình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩavụ sau đây:

a) Sử dụng nhà ở đúng mục đích quy định; lập vàlưu trữ hồ sơ về nhà ở thuộc sở hữu của mình;

b) Thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy, bảo đảmvệ sinh, môi trường, trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;

c) Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luậtkhi bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi,để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; đốivới giao dịch nhà ở là tài sản chung của vợ chồng thì còn phải thực hiện theocác quy định của Luật hôn nhân và gia đình;

d) Thực hiện đúng quy định của pháp luật và khôngđược làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích côngcộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác khi bảotrì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở; trường hợp thuộc diện sở hữu nhà ở cóthời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này thì việc cải tạo, phádỡ nhà ở được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên;

đ) Đóng bảo hiểm cháy, nổ đối với nhà ở thuộcdiện bắt buộc phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ theo quy định của pháp luật vềphòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;

e) Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật về việc xử lý vi phạm, giải quyết tranhchấp, khiếu nại, tố cáo về nhà ở, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phá dỡ nhà ởkhi Nhà nước thu hồi đất, giải tỏa nhà ở, trưng mua, trưng dụng, mua trước nhàở;

g) Có trách nhiệm để các bên có liên quan vàngười có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, theo dõi, bảo trì hệ thống trangthiết bị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần diện tích thuộc sở hữu chung, sử dụngchung;

h) Thực hiện nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước khiđược công nhận quyền sở hữu nhà ở, khi thực hiện các giao dịch và trong quátrình sử dụng nhà ở theo quy định của pháp luật.

2. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhânnước ngoài thì ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn phải thựchiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 162 của Luật này.

3. Người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữuphải thực hiện các nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng nhà ở theo thỏa thuậnvới chủ sở hữu nhà ở và theo quy định của Luật này.

Điều 12. Thời điểm chuyểnquyền sở hữu nhà ở

1. Trường hợp mua bán nhà ở mà không thuộc diệnquy định tại khoản 3 Điều này và trường hợp thuê mua nhà ở thì thời điểm chuyểnquyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủtiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở, trừ trường hợp các bên cóthỏa thuận khác.

2. Trường hợp góp vốn, tặng cho, đổi nhà ở thìthời điểm chuyển quyền sở hữu là kể từ thời điểm bên nhận góp vốn, bên nhậntặng cho, bên nhận đổi nhận bàn giao nhà ở từ bên góp vốn, bên tặng cho, bênđổi nhà ở.

3. Trường hợp mua bán nhà ở giữa chủ đầu tư dự ánxây dựng nhà ở với người mua thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từthời điểm bên mua nhận bàn giao nhà ở hoặc kể từ thời điểm bên mua thanh toánđủ tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư. Đối với nhà ở thương mại mua của doanh nghiệpkinh doanh bất động sản thì thời điểm chuyển quyền sở hữu được thực hiện theoquy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

4. Trường hợp thừa kế nhà ở thì thời điểm chuyểnquyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.

5. Các giao dịch về nhà ở quy định tại các khoản1, 2 và 3 Điều này phải tuân thủ các điều kiện về giao dịch nhà ở và hợp đồngphải có hiệu lực theo quy định của Luật này.

ChươngIII

PHÁT TRIỂN NHÀ Ở

Mục 1

QUY ĐỊNH CHUNG VỀPHÁT TRIỂN NHÀ Ở

Điều 13. Chính sách phát triển nhà ở

1. Nhà nước có trách nhiệm tạo quỹ đất ở thôngqua phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch khuchức năng đặc thù, quy hoạch xây dựng nông thôn.

2. Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách về quyhoạch, đất đai, tài chính, tín dụng, về nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ,vật liệu xây dựng mới để đầu tư cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư bị hưhỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng và khuyếnkhích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia phát triển nhà ở để cho thuê,cho thuê mua, bán theo cơ chế thị trường.

3. Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách miễn,giảm thuế, miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tín dụng dài hạn với lãisuất ưu đãi, các cơ chế ưu đãi tài chính khác và hỗ trợ từ nguồn vốn của Nhànước để thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

4. Nhà nước có chính sách cho việc nghiên cứu vàban hành các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với từng loại nhà ở phù hợpvới từng khu vực, từng vùng, miền; có chính sách khuyến khích phát triển nhà ởtiết kiệm năng lượng.

5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ởthương mại phải dành diện tích đất ở để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định củapháp luật về nhà ở.

Điều 14. Yêu cầu đối với phát triển nhà ở

1. Phù hợp với nhu cầu về nhà ở của các đối tượngkhác nhau và điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước, của từng địa phương, từngvùng, miền trong từng thời kỳ.

2. Phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốcgia, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và có trong chương trình, kếhoạch phát triển nhà ở của địa phương trong từng giai đoạn.

3. Tuân thủ quy định của pháp luật về nhà ở; tiêuchuẩn, quy chuẩn, chất lượng xây dựng; thực hiện đúng các yêu cầu về phòng,chống cháy, nổ; bảo đảm kiến trúc, cảnh quan, vệ sinh, môi trường, an toàntrong quá trình xây dựng và có khả năng ứng phó với thiên tai, biến đổi khíhậu; sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên đất đai.

4. Đối với khu vực đô thị thì việc phát triển nhàở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng và chủ yếu được thực hiện theodự án. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải đáp ứng yêu cầu quy định tại các khoản1, 2 và 3 Điều này, bảo đảm việc phân bố dân cư, chỉnh trang đô thị. Đối với đôthị loại đặc biệt, loại 1 và loại 2 thì chủ yếu phát triển nhà chung cư và xâydựng nhà ở để cho thuê.

5. Đối với khu vực nông thôn, miền núi, biêngiới, hải đảo thì việc phát triển nhà ở phải phù hợp với quy hoạch điểm dân cưnông thôn, chương trình xây dựng nông thôn mới, phong tục, tập quán của từngdân tộc, điều kiện tự nhiên của từng vùng, miền; từng bước xóa bỏ việc du canh,du cư, bảo đảm phát triển nông thôn bền vững; khuyến khích phát triển nhà ởtheo dự án, nhà ở nhiều tầng.

Điều 15. Chương trình, kế hoạch phát triển nhàở của địa phương

1. Trên cơ sở Chiến lược phát triển nhà ở quốcgia, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quyhoạch đô thị, quy hoạch khu chức năng đặc thù, quy hoạch xây dựng nông thôn củađịa phương đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng chương trìnhphát triển nhà ở của địa phương bao gồm cả tại đô thị và nông thôn cho từnggiai đoạn 05 năm và 10 năm hoặc dài hơn để trình Hội đồng nhân dân cùng cấpthông qua trước khi phê duyệt theo quy định tại Điều 169 của Luật này.

2. Trên cơ sở chương trình phát triển nhà ở củađịa phương đã được phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhândân cấp tỉnh phải tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở hằng năm và05 năm trên địa bàn bao gồm kế hoạch phát triển nhà ở thương mại, nhà ở xã hội,nhà ở công vụ, nhà ở để phục vụ tái định cư, nhà ở của hộ gia đình, cá nhân,trong đó phải xác định rõ kế hoạch phát triển nhà ở xã hội để cho thuê.

Điều 16. Xác định quỹ đất cho phát triển nhà ở

1. Khi lập, phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạchxây dựng nông thôn, quy hoạch khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khucông nghệ cao (sau đây gọi chung là khu công nghiệp); quy hoạch xây dựng các cơsở giáo dục đại học, trường dạy nghề, trừ viện nghiên cứu khoa học, trường phổthông dân tộc nội trú công lập trên địa bàn (sau đây gọi chung là khu nghiêncứu đào tạo), cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phải xác định rõ diệntích đất xây dựng nhà ở trong quy hoạch.

2. Tại các đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2và loại 3 thì chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải dành một phầndiện tích đất ở trong dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xâydựng nhà ở xã hội theo quy định của Chính phủ. Đối với các loại đô thị còn lại,Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương để yêu cầuchủ đầu tư phải dành một phần diện tích đất ở trong dự án đã đầu tư xây dựng hệthống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội.

Điều 17. Hình thức phát triển nhà ở và dự ánđầu tư xây dựng nhà ở

1. Hình thức phát triển nhà ở bao gồm:

a) Phát triển nhà ở theo dự án;

b) Phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân.

2. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định củaLuật này bao gồm:

a) Dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo mộtcông trình nhà ở độc lập hoặc một cụm công trình nhà ở;

b) Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở có hệ thống hạtầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ tại khu vực nông thôn;

c) Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hoặc dự án sửdụng đất hỗn hợp mà có dành diện tích đất trong dự án để xây dựng nhà ở;

d) Dự án đầu tư xây dựng công trình có mục đíchsử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

Điều 18. Các trường hợp phát triển nhà ở vàtrường hợp xây dựng nhà ở theo dự án

1. Các trường hợp phát triển nhà ở bao gồm:

a) Phát triển nhà ở thương mại;

b) Phát triển nhà ở xã hội;

c) Phát triển nhà ở công vụ;

d) Phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư;

đ) Phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân.

2. Các trường hợp phát triển nhà ở theo dự án baogồm:

a) Phát triển nhà ở để cho thuê, cho thuê mua, đểbán của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản;

b) Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, khu nhà ởcũ;

c) Phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư;

d) Phát triển nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

Điều 19. Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựngnhà ở

1. Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở quy định tạikhoản 2 Điều 17 của Luật này phải được thực hiện theo quy định của Luật này.

2. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở chỉ được lập, phêduyệt và triển khai thực hiện tại khu vực đã có quy hoạch chi tiết được phêduyệt, tuân thủ các nội dung quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền và đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 14 của Luật này.

3. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, các khu vực trongdự án phải được đặt tên bằng tiếng Việt; trường hợp chủ đầu tư dự án xây dựngnhà ở thương mại có nhu cầu đặt tên dự án bằng tiếng nước ngoài thì phải viếttên đầy đủ bằng tiếng Việt trước, viết tiếng nước ngoài sau. Tên dự án, tên cáckhu vực trong dự án phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định, được sử dụngtrong cả quá trình đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng sau khi hoàn thành đầu tưxây dựng.

4. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở phải thực hiệnđầy đủ các nội dung của dự án đã được phê duyệt; trường hợp chủ đầu tư có đềnghị điều chỉnh các nội dung bao gồm tên dự án, tiến độ thực hiện, loại nhà ởphải xây dựng, tổng diện tích sàn xây dựng, tổng số lượng nhà ở, tỷ lệ các loạinhà ở, tổng mức đầu tư nếu là dự án được đầu tư bằng vốn nhà nước thì phải đượccơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 170 của Luật này quyết định trướckhi triển khai thực hiện xây dựng.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xácđịnh cụ thể danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn bao gồm dự ánxây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ, nhà ở để phục vụ táiđịnh cư và công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnhtheo quy định sau đây:

a) Số lượng dự án; tổng số lượng nhà ở và tổngdiện tích sàn nhà ở đầu tư xây dựng hàng năm trong các dự án đầu tư xây dựngnhà ở trên địa bàn;

b) Các nội dung cơ bản của từng dự án đầu tư xâydựng nhà ở trên địa bàn bao gồm tên dự án, địa điểm đầu tư xây dựng, quy mô dựán, quy hoạch chi tiết của dự án, tiến độ thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, sốlượng nhà ở, tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở, hình thức kinh doanh nhà ở vàcác nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật về kinh doanh bấtđộng sản;

c) Việc công khai các thông tin về dự án quy địnhtại điểm a và điểm b khoản này phải được thực hiện trong suốt quá trình thựchiện dự án.

Điều 20. Nguyên tắc kiến trúc nhà ở

1. Kiến trúc nhà ở phải phù hợp với điều kiện tựnhiên, phòng chống thiên tai, trình độ khoa học, kỹ thuật, truyền thống lịchsử, văn hóa và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nướccó thẩm quyền phê duyệt.

2. Tại khu vực đô thị, kiến trúc nhà ở phải kếthợp hài hòa giữa cải tạo với xây dựng mới, phải gắn công trình nhà ở riêng lẻvới tổng thể kiến trúc của đô thị, phải tuân thủ thiết kế đô thị và quy chếquản lý quy hoạch kiến trúc đô thị.

3. Tại khu vực nông thôn, kiến trúc nhà ở phảihài hòa với cảnh quan thiên nhiên, phù hợp với phong tục, tập quán, điều kiệnsản xuất kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân và của các dân tộc tại từng vùng,miền.

Mục 2

PHÁT TRIỂN NHÀ ỞTHƯƠNG MẠI THEO DỰ ÁN

Điều 21. Điều kiện làm chủ đầu tư dự án xâydựng nhà ở thương mại

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập vàhoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Có vốn pháp định theo quy định của pháp luậtkinh doanh bất động sản và có vốn ký quỹ để thực hiện đối với từng dự án theoquy định của pháp luật về đầu tư.

3. Có chức năng kinh doanh bất động sản theo quyđịnh của pháp luật.

Điều 22. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thươngmại và lựa chọn chủ đầu tư dự án

1. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại phảiđược lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định của Luậtnày và pháp luật về xây dựng.

2. Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ởthương mại được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:

a) Đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định củapháp luật về đất đai;

b) Đấu thầu dự án có sử dụng đất;

c) Chỉ định chủ đầu tư trong trường hợp nhà đầutư có đủ điều kiện quy định tại Điều 21 của Luật này, có quyền sử dụng đất hợppháp theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 23 của Luật này.

3. Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ởthương mại do cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnhquyết định; trường hợp dự án có quy mô lớn hoặc có liên quan đến nhiều tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của Chính phủ thì phải báo cáo cơquan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 170 của Luật này quyết địnhtrước khi thực hiện lựa chọn chủ đầu tư.

Điều 23. Hình thức sử dụng đất để thực hiện dựán đầu tư xây dựng nhà ở thương mại

1. Sử dụng diện tích đất ở thuộc quyền sử dụnghợp pháp để xây dựng nhà ở thương mại.

2. Được Nhà nước giao đất để xây dựng nhà ở chothuê, cho thuê mua, để bán.

3. Được Nhà nước cho thuê đất để xây dựng nhà ởcho thuê.

4. Nhận chuyển quyền sử dụng đất ở theo quy địnhcủa pháp luật về đất đai để xây dựng nhà ở thương mại.

Điều 24. Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhàở thương mại

1. Loại nhà ở, tiêu chuẩn diện tích của từng loạinhà ở thương mại do chủ đầu tư dự án quyết định lựa chọn nhưng phải bảo đảm phùhợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, kiến trúcnhà ở và nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở của cơ quannhà nước có thẩm quyền.

2. Đối với căn hộ chung cư thì phải thiết kế, xâydựng theo kiểu căn hộ khép kín, có diện tích sàn căn hộ theo tiêu chuẩn, quychuẩn xây dựng.

3. Đối với nhà ở riêng lẻ thì phải xây dựng theođúng quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế được phê duyệt theo tiêu chuẩn, quychuẩn xây dựng.

Điều 25. Quyền của chủ đầu tư dự án xây dựngnhà ở thương mại

1. Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan thựchiện các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật trong quá trình lập, thẩmđịnh, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án.

2. Cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở; thực hiệnhuy động vốn, thu tiền cho thuê, cho thuê mua, tiền bán nhà ở theo quy định củaLuật này, pháp luật về kinh doanh bất động sản và theo nội dung hợp đồng đã kýkết.

3. Thực hiện các quyền của người sử dụng đất vàkinh doanh sản phẩm trong dự án theo quy định của pháp luật về đất đai và phápluật về kinh doanh bất động sản.

4. Được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự ántheo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

5. Được thực hiện quản lý, khai thác hệ thống hạtầng kỹ thuật trong phạm vi dự án theo quyết định chủ trương đầu tư dự án củacơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấpGiấy chứng nhận đối với nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định tại Điều9 của Luật này và pháp luật về đất đai.

7. Được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nướctrong quá trình thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.

8. Thực hiện các quyền khác theo quy định củaLuật này và pháp luật có liên quan.

Điều 26. Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án xâydựng nhà ở thương mại

1. Lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thựchiện dự án theo đúng quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng.

2. Ký quỹ để thực hiện dự án theo quy định củapháp luật về đầu tư; đóng tiền bảo lãnh giao dịch nhà ở theo quy định của phápluật về kinh doanh bất động sản; bảo đảm năng lực tài chính để thực hiện dự ántheo quy định của pháp luật.

3. Xây dựng nhà ở và các công trình hạ tầng kỹthuật, hạ tầng xã hội trong dự án theo đúng quy hoạch chi tiết, nội dung quyếtđịnh chủ trương đầu tư dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuân thủ thiếtkế, tiêu chuẩn diện tích nhà ở và tiến độ của dự án đã được phê duyệt.

4. Dành diện tích đất ở đã đầu tư xây dựng hạtầng kỹ thuật trong dự án để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luậtvề nhà ở.

5. Công khai trên trang thông tin điện tử và tạitrụ sở Ban quản lý dự án của mình các thông tin quy định tại điểm b khoản 5Điều 19 của Luật này; báo cáo tình hình triển khai, kết quả thực hiện dự ántheo định kỳ và khi kết thúc dự án theo quy định của pháp luật về nhà ở và phápluật về kinh doanh bất động sản.

6. Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồngkinh doanh sản phẩm của dự án, bàn giao nhà ở và các giấy tờ liên quan đến nhàở giao dịch cho khách hàng; thực hiện giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê muanhà ở và kinh doanh quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về kinhdoanh bất động sản.

7. Trong thời hạn 50 ngày, kể từ ngày bàn giao nhàở cho người mua hoặc kể từ thời điểm bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền theothỏa thuận thì phải làm thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấychứng nhận cho người mua, người thuê mua nhà ở, trừ trường hợp người mua, thuêmua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp xây dựng nhàở để cho thuê thì có trách nhiệm lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở theo quy định tạiĐiều 76 và Điều 77 của Luật này.

8. Bảo hành nhà ở theo quy định của Luật này vàpháp luật về xây dựng; thực hiện các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước theo quyđịnh của pháp luật.

9. Chấp hành các quyết định đã có hiệu lực phápluật của cơ quan có thẩm quyền về xử lý hành vi vi phạm pháp luật khi có saiphạm trong việc phát triển nhà ở, huy động vốn, ứng tiền trước của khách hàng,thực hiện các giao dịch về nhà ở và các hoạt động khác quy định tại Điều này.

10. Bồi thường trong trường hợp gây thiệt hại chokhách hàng hoặc cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia đầu tư xây dựng nhàở.

Mục 3

PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CÔNG VỤ

Điều 27. Nhà ở công vụ và kế hoạch phát triểnnhà ở công vụ

1. Nhà nước đầu tư vốn từ ngân sách, bao gồm ngânsách trung ương và ngân sách địa phương để xây dựng nhà ở công vụ hoặc để mua,thuê nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ. Nhà ở công vụ bao gồm nhà ở công vụcủa trung ương và nhà ở công vụ của địa phương.

2. Việc đầu tư xây dựng nhà ở công vụ hoặc mua,thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ phải căn cứ vào kế hoạch phát triểnnhà ở công vụ quy định tại khoản 3 Điều này, bảo đảm các điều kiện an toàntrong công tác và thuận tiện trong sinh hoạt, đi lại của người sử dụng nhà ởcông vụ.

3. Kế hoạch phát triển nhà ở công vụ được lập vàchấp thuận như sau:

a) Cơ quan trung ương có trách nhiệm xác định nhucầu về nhà ở công vụ của cơ quan mình gửi Bộ Xây dựng để thẩm định và xây dựngkế hoạch phát triển nhà ở công vụ của các cơ quan trung ương trình Thủ tướngChính phủ chấp thuận, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm xácđịnh nhu cầu và xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở công vụ của các đối tượngquy định tại điểm d khoản 1 Điều 32 của Luật này và trình Thủ tướng Chính phủchấp thuận sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập và phê duyệt kếhoạch phát triển nhà ở công vụ trong kế hoạch phát triển nhà ở của địa phươngtheo quy định tại Điều 15 của Luật này;

d) Cơ quan lập kế hoạch quy định tại các điểm a,b và c khoản này phải xác định rõ nhu cầu về nhà ở công vụ bao gồm loại nhà ở,số lượng, diện tích sàn nhà ở; địa điểm xây dựng và diện tích đất để xây dựngnhà ở hoặc diện tích nhà ở thương mại cần mua, thuê để làm nhà ở công vụ; nguồnvốn và phân kỳ đầu tư hằng năm và 05 năm; xác định trách nhiệm của các cơ quanliên quan.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc đầu tư xây dựng,mua hoặc thuê nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ, về đối tượng, điều kiện thuênhà ở công vụ và việc quản lý, sử dụng nhà ở công vụ.

Điều 28. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụvà lựa chọn chủ đầu tư dự án

1. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ bao gồmđầu tư xây dựng mới và mua nhà ở thương mại được lập, thẩm định, phê duyệt vàtriển khai thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng.

2. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ có cácloại sau đây:

a) Dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tưtheo đề nghị của Bộ Xây dựng để cho các đối tượng của các cơ quan trung ươngthuê, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Dự án do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quyết địnhđầu tư sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng và được Thủ tướng Chính phủchấp thuận để cho đối tượng thuộc diện quy định tại điểm d khoản 1 Điều 32 củaLuật này thuê;

c) Dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết địnhđầu tư theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh để cho các đối tượngđược điều động, luân chuyển đến làm việc tại địa phương.

Đối với các đối tượng được điều động, luân chuyểnđến làm việc ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sauđây gọi chung là cấp huyện), đối tượng quy định tại các điểm c, đ, e và g khoản1 Điều 32 của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư dự ánhoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư dự án.

3. Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ởcông vụ được quy định như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định lựa chọn chủ đầutư dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều này theo đề nghị của Bộ Xây dựng;

b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công anquyết định lựa chọn chủ đầu tư dự án quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọnchủ đầu tư dự án quy định tại điểm c khoản 2 Điều này theo đề nghị của cơ quanquản lý nhà ở cấp tỉnh.

Điều 29. Đất để xây dựng nhà ở công vụ

1. Diện tích đất để xây dựng nhà ở công vụ đượcxác định cụ thể trong quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnphê duyệt quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.

2. Đối với nhà ở công vụ của cơ quan trung ươngthì Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định diệntích đất để xây dựng nhà ở công vụ trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tạikhoản 3 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí diện tích đấtđể xây dựng nhà ở công vụ theo yêu cầu của Bộ Xây dựng.

3. Đối với nhà ở công vụ cho các đối tượng quyđịnh tại điểm d khoản 1 Điều 32 của Luật này thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủtrì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định diện tích đất để xây dựngnhà ở công vụ.

4. Đối với nhà ở công vụ của địa phương thì Ủyban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí diện tích đất để xây dựng nhà ởcông vụ khi lập, phê duyệt quy hoạch quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.

5. Nhà nước không thu tiền sử dụng đất đối vớidiện tích đất được sử dụng để xây dựng nhà ở công vụ theo quy định tại Điềunày.

Điều 30. Mua, thuê nhà ở thương mại để làm nhàở công vụ

1. Đối với địa phương có nhà ở thương mại đượcxây dựng theo dự án, phù hợp với loại nhà và tiêu chuẩn diện tích quy định tạiĐiều 31 của Luật này thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 28 củaLuật này có thể quyết định mua hoặc thuê nhà ở này để làm nhà ở công vụ.

2. Việc mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụphải được lập thành dự án và được cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2Điều 28 của Luật này phê duyệt.

3. Giá mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ dongười quyết định đầu tư quyết định trên cơ sở tham khảo giá mua bán nhà ở trênthị trường và kết quả thẩm định giá của đơn vị có chức năng thẩm định giá tạithời điểm mua nhà ở.

4. Trường hợp chưa có đủ nhà ở công vụ để chothuê thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này quyếtđịnh việc thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ.

5. Ngân sách trung ương cấp vốn để mua hoặc thuênhà ở thương mại làm nhà ở công vụ cho các đối tượng của cơ quan trung ương,bao gồm cả nhà ở của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Ngân sách địa phương cấp vốn đểmua hoặc thuê nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ cho các đối tượng của cơ quanđịa phương.

Điều 31. Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhàở công vụ

1. Nhà ở công vụ bao gồm nhà ở riêng lẻ và căn hộchung cư có các tiêu chuẩn diện tích khác nhau phù hợp với từng loại đối tượngđược thuê nhà ở công vụ.

2. Tiêu chuẩn diện tích nhà ở công vụ do Thủtướng Chính phủ quy định và được điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kỳ theođề nghị của Bộ Xây dựng.

Điều 32. Đối tượng và điều kiện được thuê nhàở công vụ

1. Đối tượng được thuê nhà ở công vụ bao gồm:

a) Cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thuộc diệnở nhà công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ;

b) Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng,Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội không thuộc diện quy định tại điểm a khoảnnày được điều động, luân chuyển đến công tác tại cơ quan trung ương giữ chức vụtừ cấp Thứ trưởng và tương đương trở lên; được điều động, luân chuyển đến côngtác tại địa phương giữ chức vụ từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốcSở và tương đương trở lên;

c) Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng,Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội không thuộc diện quy định tại điểm b khoảnnày được điều động, luân chuyển đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng cóđiều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;

d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lựclượng vũ trang nhân dân được điều động, luân chuyển theo yêu cầu quốc phòng, anninh, trừ đối tượng mà pháp luật quy định phải ở trong doanh trại của lực lượngvũ trang;

đ) Giáo viên đến công tác tại khu vực nông thôn,xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khuvực biên giới, hải đảo;

e) Bác sĩ, nhân viên y tế đến công tác tại khuvực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặcbiệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;

g) Nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoahọc và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của Luật khoahọc và công nghệ.

2. Điều kiện được thuê nhà ở công vụ được quyđịnh như sau:

a) Đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1Điều này thì được bố trí nhà ở công vụ theo yêu cầu an ninh;

b) Đối với đối tượng quy định tại các điểm b, c,d, đ, e và g khoản 1 Điều này thì phải thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữucủa mình và chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội tại địa phương nơiđến công tác hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác nhưngdiện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tíchnhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực khácnhau.

Điều 33. Nguyên tắc xác định giá thuê nhà ởcông vụ

1. Tính đúng, tính đủ các chi phí cần thiết đểthực hiện quản lý vận hành, bảo trì và quản lý cho thuê trong quá trình sử dụngnhà ở công vụ.

2. Không tính tiền sử dụng đất xây dựng nhà ởcông vụ và không tính chi phí khấu hao vốn đầu tư xây dựng nhà ở công vụ hoặcchi phí mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ.

3. Giá thuê nhà ở công vụ do cơ quan có thẩmquyền quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật này quyết định và được xem xét,điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kỳ.

4. Trường hợp thuê nhà ở thương mại để làm nhà ởcông vụ thì người thuê nhà ở công vụ trả tiền thuê nhà ở thấp hơn giá thuê nhàở thương mại theo quy định của Chính phủ.

Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của người thuê nhàcông vụ

1. Người thuê nhà ở công vụ có các quyền sau đây:

a) Nhận bàn giao nhà ở và các trang thiết bị kèmtheo nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà;

b) Được sử dụng nhà ở cho bản thân và các thànhviên trong gia đình trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác;

c) Đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữakịp thời những hư hỏng nếu không phải do lỗi của mình gây ra;

d) Được tiếp tục ký hợp đồng thuê nhà ở công vụnếu hết thời hạn thuê nhà ở mà vẫn thuộc đối tượng và có đủ điều kiện được thuênhà ở công vụ theo quy định của Luật này;

đ) Thực hiện các quyền khác về nhà ở theo quyđịnh của pháp luật và theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở công vụ.

2. Người thuê nhà ở công vụ có các nghĩa vụ sauđây:

a) Sử dụng nhà vào mục đích để ở và phục vụ cácnhu cầu sinh hoạt cho bản thân và các thành viên trong gia đình trong thời gianthuê nhà ở;

b) Có trách nhiệm giữ gìn nhà ở và các tài sảnkèm theo; không được tự ý cải tạo, sửa chữa, phá dỡ nhà ở công vụ; trường hợp sửdụng căn hộ chung cư thì còn phải tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng nhàchung cư;

c) Không được cho thuê lại, cho mượn, ủy quyềnquản lý nhà ở công vụ;

d) Trả tiền thuê nhà ở theo hợp đồng thuê nhà ởký với bên cho thuê và thanh toán các khoản chi phí phục vụ sinh hoạt khác theoquy định của bên cung cấp dịch vụ;

đ) Trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước khi khôngcòn thuộc đối tượng được thuê nhà ở hoặc khi không còn nhu cầu thuê nhà ở côngvụ hoặc khi có hành vi vi phạm thuộc diện bị thu hồi nhà ở theo quy định củaLuật này trong thời hạn không quá 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo củacơ quan quản lý nhà ở công vụ;

e) Chấp hành quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ởcủa cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp bị cưỡng chế thu hồi nhà ở;

g) Các nghĩa vụ khác về nhà ở theo quy định củaluật và theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở công vụ.

Mục4

PHÁTTRIỂN NHÀ Ở ĐỂ PHỤC VỤ TÁI ĐỊNH CƯ

Điều 35. Nguyên tắc phát triển nhà ở để phụcvụ tái định cư

1. Trường hợp thu hồi đất và giải tỏa nhà ở đểxây dựng công trình khác tại khu vực nội đô thuộc đô thị loại đặc biệt, tại đôthị loại 1 và loại 2 thì Nhà nước chuẩn bị quỹ nhà ở thông qua việc sử dụng nhàở thương mại hoặc nhà ở xã hội được xây dựng theo dự án để bố trí tái định cưtrước khi thu hồi đất và giải tỏa nhà ở, trừ trường hợp quy định tại khoản 4Điều 36 của Luật này.

2. Trường hợp thu hồi đất và giải tỏa nhà ở đểxây dựng công trình khác tại khu vực không thuộc quy định tại khoản 1 Điều nàymà có nhà ở thương mại hoặc nhà ở xã hội được xây dựng theo dự án thì Nhà nướcsử dụng nhà ở này để bố trí tái định cư; nếu không có nhà ở thương mại, nhà ởxã hội thì Nhà nước thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cưtrước khi thu hồi đất và giải tỏa nhà ở, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều36 của Luật này.

3. Trường hợp thu hồi đất và giải tỏa nhà ở đểthực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại mà người có nhà ở bị giải tỏacó nhu cầu tái định cư tại chỗ thì chủ đầu tư dự án phải ưu tiên bố trí nhà ởthương mại ngay trong dự án đó để phục vụ tái định cư.

4. Trường hợp thu hồi đất và giải tỏa nhà ở đểthực hiện dự án hạ tầng khu công nghiệp mà người có nhà ở bị giải tỏa có nhucầu tái định cư thì chủ đầu tư dự án phải xây dựng nhà ở để bố trí tái định cưtrong cùng khu vực được quy hoạch xây dựng nhà ở cho người lao động làm việctrong khu công nghiệp hoặc bố trí nhà ở tại nơi khác cho người được tái địnhcư.

5. Trường hợp phải đầu tư xây dựng nhà ở để phụcvụ tái định cư thì phải thực hiện theo dự án; đối với khu vực nông thôn thì dựán đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư phải bao gồm cả việc bố trí quỹđất để phục vụ sản xuất cho người thuộc diện được tái định cư.

6. Nhà ở để phục vụ tái định cư phải có đầy đủ hệthống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng, hồsơ thiết kế được phê duyệt và tuân thủ quy định tại Điều 14 của Luật này.

Điều 36. Các hình thức bố trí nhà ở để phục vụtái định cư

1. Mua nhà ở thương mại được xây dựng theo dự ánđể cho thuê, cho thuê mua, bán cho người được tái định cư.

2. Sử dụng nhà ở xã hội được xây dựng theo dự ánđể cho thuê, cho thuê mua, bán cho người được tái định cư.

3. Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở bằngvốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triểnchính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triểncủa Nhà nước hoặc đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyểngiao trên diện tích đất được xác định để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cưtheo quy hoạch được phê duyệt để cho thuê, cho thuê mua, bán cho người được táiđịnh cư.

4. Hộ gia đình, cá nhân được thanh toán tiền đểtự lựa chọn việc mua, thuê, thuê mua nhà ở thương mại trên địa bàn làm nhà ởtái định cư hoặc được Nhà nước giao đất ở để tự xây dựng nhà ở theo quy hoạchđược phê duyệt.

Điều 37. Đất xây dựng nhà ở để phục vụ táiđịnh cư

1. Việc bố trí diện tích đất xây dựng nhà ở đểphục vụ tái định cư phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 35 của Luậtnày và quy định của pháp luật về đất đai.

2. Diện tích đất xây dựng nhà ở để phục vụ táiđịnh cư được xác định cụ thể trong quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.

Điều 38. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở để phụcvụ tái định cư và việc lựa chọn chủ đầu tư dự án

1. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ táiđịnh cư được lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy địnhcủa Luật này và pháp luật về xây dựng.

2. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở để phục vụ táiđịnh cư bao gồm Ban quản lý dự án chuyên ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và doanh nghiệp kinh doanh bất động sản;việc lựa chọn chủ đầu tư dự án được thực hiện theo quy định tại khoản 3 vàkhoản 4 Điều này.

3. Đối với dự án xây dựng nhà ở để phục vụ táiđịnh cư có sử dụng nguồn vốn hoặc thực hiện theo hình thức quy định tại khoản 3Điều 36 của Luật này thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo người quyếtđịnh đầu tư quyết định lựa chọn chủ đầu tư.

4. Đối với dự án xây dựng nhà ở để phục vụ táiđịnh cư không thuộc diện quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này thì thẩmquyền lựa chọn chủ đầu tư được quy định như sau:

a) Trường hợp xây dựng nhà ở để phục vụ tái địnhcư cho các dự án quan trọng quốc gia thì Thủ tướng Chính phủ quyết định lựachọn hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định lựa chọn chủ đầu tư;

b) Trường hợp xây dựng nhà ở để phục vụ tái địnhcư cho các dự án không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này thì Ủy ban nhândân cấp tỉnh quyết định lựa chọn chủ đầu tư.

Điều 39. Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhàở để phục vụ tái định cư

1. Đối với khu vực đô thị thì nhà ở để phục vụtái định cư phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

a) Là căn hộ chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ đượcxây dựng phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng và chương trình, kế hoạch pháttriển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt;

b) Trường hợp là căn hộ chung cư thì phải thiếtkế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng. Khithiết kế nhà ở để phục vụ tái định cư, chủ đầu tư có thể bố trí một phần diệntích để tổ chức kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế của từng dự án;

c) Trường hợp là nhà ở riêng lẻ thì phải được xâydựng theo quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế được phê duyệt; tuân thủ nguyêntắc kiến trúc nhà ở quy định tại Điều 20 của Luật này và bảo đảm hạn mức diệntích đất ở tối thiểu theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Đối với khu vực nông thôn thì nhà ở để phục vụtái định cư được thiết kế, xây dựng phải bao gồm diện tích ở và các công trìnhphụ trợ, phục vụ sinh hoạt, sản xuất gắn với nhà ở, tuân thủ nguyên tắc kiếntrúc nhà ở quy định tại Điều 20 của Luật này và bảo đảm hạn mức diện tích đất ởtối thiểu theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 40. Quản lý chất lượng nhà ở để phục vụtái định cư

1. Nhà ở và công trình xây dựng trong dự án chỉđược nghiệm thu nếu đáp ứng yêu cầu về thiết kế, tiêu chuẩn, quy chuẩn xâydựng. Chủ đầu tư dự án không được thay đổi thiết kế diện tích nhà ở và côngtrình phụ trợ (nếu có) để phục vụ tái định cư sau khi cơ quan có thẩm quyền đãphê duyệt phương án bố trí tái định cư.

2. Việc bố trí nhà ở cho người được tái định cưchỉ được thực hiện sau khi nhà ở đã được nghiệm thu theo quy định của pháp luậtvề xây dựng.

3. Các tổ chức, cá nhân sau đây chịu trách nhiệmvề chất lượng của nhà ở để phục vụ tái định cư:

a) Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở để phục vụ táiđịnh cư;

b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồngxây dựng – chuyển giao để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư;

c) Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại,nhà ở xã hội được dùng để bố trí tái định cư.

4. Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệmhướng dẫn và kiểm tra công tác quản lý chất lượng nhà ở để phục vụ tái định cưtrên địa bàn.

Điều 41. Mua nhà ở thương mại và sử dụng nhà ởxã hội để phục vụ tái định cư

1. Đối với việc mua nhà ở thương mại để phục vụtái định cư thì đơn vị được giao bố trí tái định cư ký hợp đồng mua bán hoặc kýhợp đồng đặt hàng mua nhà ở thương mại với chủ đầu tư dự án để bố trí cho ngườiđược tái định cư theo quy định sau đây:

a) Trường hợp đơn vị được giao bố trí tái định cưký hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư thì người được bố trí tái định cư kýhợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở với đơn vị này;

b) Trường hợp đơn vị được giao bố trí tái định cưký hợp đồng đặt hàng mua nhà ở của chủ đầu tư thì người được bố trí tái định cưtrực tiếp ký hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư trên cơ sở các nội dung đãthỏa thuận trong hợp đồng đặt hàng mua nhà ở;

c) Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại cótrách nhiệm làm thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứngnhận cho người mua, thuê mua nhà ở quy định tại điểm a và điểm b khoản này, trừtrường hợp người mua, thuê mua nhà ở tự nguyện làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận.

2. Đối với việc sử dụng nhà ở xã hội để bố trítái định cư thì người thuộc diện được tái định cư thực hiện việc thuê, thuêmua, mua nhà ở xã hội theo quy định tại Luật này.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc đầu tư xâydựng, việc mua nhà ở thương mại hoặc sử dụng nhà ở xã hội để làm nhà ở phục vụtái định cư, về loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở, về đối tượng, điều kiệnđược bố trí nhà ở, trình tự, thủ tục bàn giao nhà ở và việc quản lý, sử dụngnhà ở để phục vụ tái định cư.

Mục 5

PHÁT TRIỂN NHÀ ỞCỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN

Điều 42. Yêu cầu đối với phát triển nhà ở củahộ gia đình, cá nhân tại khu vực nông thôn

1. Phải phù hợp quy hoạch xây dựng điểm dân cưnông thôn, kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu vực nhà ở và bảo đảmyêu cầu vệ sinh, môi trường.

2. Việc xây dựng hoặc cải tạo nhà ở hiện có phảikết hợp với việc giữ gìn, bảo tồn kiến trúc nhà ở truyền thống và phù hợp vớiphong tục, tập quán, điều kiện sản xuất của từng khu vực, từng vùng, miền.

3. Hộ gia đình, cá nhân chỉ được xây dựng nhà ởtrên diện tích đất ở hợp pháp của mình.

4. Trường hợp xây dựng nhà ở trong dự án thì phảiphù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng của dự án đã được phê duyệt. Đối vớikhu vực yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế thì phải tuân thủđúng nội dung của Giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế được phê duyệt.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ mộtphần hoặc toàn bộ kinh phí từ ngân sách để các hộ gia đình, cá nhân bảo tồn,bảo trì, cải tạo nhà ở trong khu vực cần bảo tồn giá trị nghệ thuật, văn hóa,lịch sử.

Điều 43. Yêu cầu đối với phát triển nhà ở củahộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị

1. Phải có quyền sử dụng đất ở hợp pháp, có nhà ởvà được cải tạo, xây dựng lại theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Việc xây dựng hoặc cải tạo nhà ở hiện có phảiphù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế đô thị. Đối với nhà ở yêu cầuphải có Giấy phép xây dựng thì phải xây dựng theo Giấy phép xây dựng.

3. Việc xây dựng nhà ở phải bảo đảm kết nối vớihệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, yêu cầu vệ sinh, môi trường, kiếntrúc nhà ở và không làm ảnh hưởng đến công trình liền kề.

Điều 44. Đất để phát triển nhà ở của hộ giađình, cá nhân

1. Đất ở hợp pháp của hộ gia đình, cá nhân hoặcdo thuê, mượn của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác để xây dựng nhà ở.

2. Đất ở được Nhà nước giao để xây dựng nhà ởtheo quy định của pháp luật đất đai.

3. Đất ở được Nhà nước bồi thường khi bị thu hồiđất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 45. Phương thức phát triển nhà ở của hộgia đình, cá nhân

1. Hộ gia đình, cá nhân tại khu vực nông thônthực hiện xây dựng nhà ở theo các phương thức sau đây:

a) Tự tổ chức xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhânkhác xây dựng hoặc được tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ xây dựng nhà ở;

b) Hợp tác giúp nhau xây dựng nhà ở.

2. Hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị thựchiện xây dựng nhà ở theo các phương thức sau đây:

a) Tự tổ chức xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhânkhác xây dựng hoặc được tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ xây dựng nhà ở;

b) Thuê đơn vị, cá nhân có năng lực về hoạt độngxây dựng để xây dựng nhà ở đối với trường hợp pháp luật về xây dựng yêu cầuphải có đơn vị, cá nhân có năng lực thực hiện xây dựng;

c) Hợp tác cải tạo, chỉnh trang đô thị trong đócó nhà ở.

Điều 46. Tiêu chuẩn và chất lượng nhà ở của hộgia đình, cá nhân

1. Nhà ở phải được xây dựng trên thửa đất ở có đủđiều kiện về diện tích để xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về đấtđai.

2. Hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị phảithực hiện xây dựng, cải tạo nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng và tựchịu trách nhiệm về chất lượng nhà ở.

Trường hợp được phép xây dựng nhà ở có từ haitầng trở lên mà tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng từ hai căn hộ trở lên theokiểu khép kín, có đủ tiêu chuẩn diện tích sàn xây dựng tối thiểu mỗi căn hộtheo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và có phần diện tích thuộc sở hữu riêng,phần diện tích thuộc sở chung của nhà chung cư theo quy định của Luật này thìđược Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ trong nhà ở đó.

3. Nhà ở riêng lẻ có thời hạn sử dụng được xácđịnh căn cứ vào cấp công trình xây dựng và hiện trạng thực tế của nhà ở.

Khi nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ,không bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì thực hiện phá dỡ theo quy định tạiMục 4 Chương VI của Luật này.

Điều 47. Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhântrong việc phát triển nhà ở

1. Phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục về cảitạo, xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Phải thực hiện các quy định về giữ vệ sinh,môi trường trong quá trình cải tạo, xây dựng nhà ở.

3. Phải bảo đảm an toàn cho người và tài sản củacác hộ liền kề trong quá trình xây dựng, cải tạo nhà ở; trường hợp gây thiệthại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

4. Hộ gia đình, cá nhân nếu đầu tư xây dựng nhà ởđể cho thuê, cho thuê mua, để bán thì còn phải thực hiện các quy định tạiChương VIII của Luật này.

5. Thực hiện các trách nhiệm khác khi cải tạo,xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.

Điều 48. Hộ gia đình, cá nhân hợp tác giúpnhau xây dựng nhà ở, cải tạo chỉnh trang đô thị

1. Hộ gia đình, cá nhân hợp tác giúp nhau xây dựngnhà ở hoặc cải tạo, chỉnh trang đô thị trong đó có nhà ở bằng khả năng tàichính, nhân công, vật liệu và công sức đóng góp của các thành viên trong nhómhợp tác.

2. Các thành viên trong nhóm hợp tác phải thỏathuận về cách thức góp vốn, nhân công, vật liệu, thời gian thực hiện, quyền vànghĩa vụ của các thành viên và cam kết thực hiện thỏa thuận của nhóm hợp tác.

Chương IV

CHÍNH SÁCH VỀ NHÀỞ XÃ HỘI

Mục 1

NHỮNG QUY ĐỊNHCHUNG

Điều 49. Đối tượng được hưởng chính sách hỗtrợ về nhà ở xã hội

Các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện quyđịnh tại Điều 51 của Luật này thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:

1. Người có công với cách mạng theo quy định củapháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vựcnông thôn;

3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùngthường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;

4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tạikhu vực đô thị;

5. Người lao động đang làm việc tại các doanhnghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quanchuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vịthuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định củapháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theoquy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này;

9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đạihọc, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụngnhà ở trong thời gian học tập;

10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồiđất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhànước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Điều 50. Hình thức thực hiện chính sách hỗ trợvề nhà ở xã hội

1. Hỗ trợ giải quyết cho thuê, cho thuê mua, bánnhà ở xã hội cho các đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8 và 10Điều 49 của Luật này; đối với đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luậtnày thì chỉ được thuê nhà ở xã hội.

2. Hỗ trợ theo các chương trình mục tiêu về nhà ởđể đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 49 của Luật này xây dựng mớihoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở.

3. Hỗ trợ giao đất ở có miễn, giảm tiền sử dụngđất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc tặng nhà ở cho đối tượng quyđịnh tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 49 của Luật này.

4. Hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước thôngqua Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để cácđối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật này xây dựngmới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở.

Điều 51. Điều kiện được hưởng chính sách hỗtrợ về nhà ở xã hội

1. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1Điều 50 của Luật này thì phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhậptheo quy định sau đây:

a) Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa đượcmua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở,đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữucủa mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơnmức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từngkhu vực;

b) Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thườngtrú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừtrường hợp quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luật này;

c) Đối với đối tượng quy định tại các khoản 4, 5,6 và 7 Điều 49 của Luật này thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhậpthường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợplà hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định củaThủ tướng Chính phủ. Đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 8, 9 và 10Điều 49 của Luật này thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập theoquy định tại điểm này.

2. Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 vàkhoản 3 Điều 50 của Luật này thì phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại quyếtđịnh phê duyệt chương trình mục tiêu về nhà ở tương ứng của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền.

3. Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều50 của Luật này thì phải đáp ứng điều kiện về nhà ở, cư trú theo quy định sauđây:

a) Có đất ở nhưng chưa có nhà ở hoặc có nhà ởnhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát;

b) Có đăng ký thường trú tại địa phương nơi cóđất ở, nhà ở cần phải xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa.

Điều 52. Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗtrợ về nhà ở xã hội

1. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xãhội phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Có sự kết hợp giữa Nhà nước, cộng đồng dân cư,dòng họ và đối tượng được hỗ trợ trong việc thực hiện chính sách;

b) Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự kiểm tra,giám sát chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cộng đồng dân cư;

c) Bảo đảm đúng đối tượng, đủ điều kiện theo quyđịnh của Luật này;

d) Trường hợp một đối tượng được hưởng nhiềuchính sách hỗ trợ khác nhau thì được hưởng một chính sách hỗ trợ mức cao nhất;trường hợp các đối tượng có cùng tiêu chuẩn và điều kiện thì đối tượng là ngườikhuyết tật, nữ giới được ưu tiên hỗ trợ trước;

đ) Trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng đượchưởng nhiều chính sách hỗ trợ thì chỉ áp dụng một chính sách hỗ trợ cho cả hộgia đình.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổchức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ởxã hội trên địa bàn.

Mục2

CHÍNH SÁCH PHÁTTRIỂN VÀ QUẢN LÝ NHÀ Ở XÃ HỘI

ĐỂ CHO THUÊ, CHOTHUÊ MUA, ĐỂ BÁN

Điều 53. Các hình thức phát triển nhà ở xã hội

1. Nhà nước đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng vốnngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chínhthức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển củaNhà nước hoặc đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giaotrên diện tích đất được xác định để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định để chothuê, cho thuê mua.

2. Doanh nghiệp, hợp tác xã bỏ vốn đầu tư xâydựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua, để bán hoặc mua, thuê nhà ở để chongười lao động trong đơn vị mình thuê nhưng có sự ưu đãi của Nhà nước theo quyđịnh tại khoản 1 Điều 58 và Điều 59 của Luật này.

3. Hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựngnhà ở xã hội trên diện tích đất ở hợp pháp của mình để cho thuê, cho thuê mua,bán nhưng có sự ưu đãi của Nhà nước theo quy định tại Điều 58 của Luật này.

Điều 54. Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựngnhà ở xã hội

1. Đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 19 củaLuật này; trường hợp xây dựng nhà ở xã hội chưa có trong chương trình, kế hoạchphát triển nhà ở được phê duyệt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải gửi lấy ýkiến của Hội đồng nhân dân cùng cấp trước khi quyết định chủ trương đầu tư dựán xây dựng nhà ở.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải quy hoạch khuvực riêng để lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê.

3. Đối với dự án xây dựng nhà ở xã hội mà khôngthuộc khu vực phải lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội riêng để cho thuê quyđịnh tại khoản 2 Điều này thì chủ đầu tư phải dành tối thiểu 20% diện tích nhàở xã hội trong dự án để cho thuê; chủ đầu tư được hưởng cơ chế ưu đãi xây dựng nhàở để cho thuê theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật này đối với phần diệntích 20% nhà ở xã hội để cho thuê và được bán nhà ở này cho người đang thuêtheo quy định về bán nhà ở xã hội sau thời hạn 05 năm cho thuê.

4. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phải đượccơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, kiểm soát về chất lượng, tiêu chuẩndiện tích, giá thuê, giá thuê mua, giá bán và việc xét duyệt đối tượng đượcthuê, thuê mua, mua nhà ở.

Điều 55. Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhàở xã hội

1. Là nhà chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ phù hợpvới quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Trường hợp là nhà ở riêng lẻ thì phải đượcthiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tíchnhà ở xã hội.

3. Trường hợp là nhà chung cư thì căn hộ phảiđược thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xâydựng, tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội.

Điều 56. Đất để xây dựng nhà ở xã hội

1. Khi phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch xâydựng nông thôn, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu nghiên cứu đào tạo, Ủyban nhân dân có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch có trách nhiệm xác định rõ diệntích đất để xây dựng nhà ở xã hội.

2. Diện tích đất và các thông tin về khu vực, địađiểm dành để phát triển nhà ở xã hội phải được công bố công khai trên Cổngthông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý nhà ở cấptỉnh.

3. Đất để phát triển nhà ở xã hội bao gồm:

a) Đất được Nhà nước giao để xây dựng nhà ở chothuê, cho thuê mua, bán;

b) Đất được Nhà nước cho thuê để xây dựng nhà ởcho thuê;

c) Diện tích đất ở trong dự án đầu tư xây dựngnhà ở thương mại mà chủ đầu tư phải dành để xây dựng nhà ở xã hội theo quy địnhtại khoản 2 Điều 16 của Luật này;

d) Đất ở hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cánhân dùng để xây dựng nhà ở xã hội.

Điều 57. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xãhội

1. Đối với nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồnvốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này thì Bộ Xây dựngnếu là nguồn vốn đầu tư của trung ương hoặc cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nếulà nguồn vốn đầu tư của địa phương báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầutư quyết định lựa chọn chủ đầu tư.

2. Đối với nhà ở xã hội được đầu tư không phảibằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này thì cơquan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện lựa chọnchủ đầu tư theo quy định như sau:

a) Trường hợp Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đấtđể xây dựng nhà ở xã hội thì thực hiện lựa chọn chủ đầu tư thông qua hình thứcđấu thầu nếu có từ hai nhà đầu tư trở lên đăng ký làm chủ đầu tư hoặc chỉ địnhchủ đầu tư nếu chỉ có một nhà đầu tư đăng ký làm chủ đầu tư;

b) Trường hợp phải dành quỹ đất trong dự án đầutư xây dựng nhà ở thương mại để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định tại khoản 2Điều 16 của Luật này thì giao chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại cótrách nhiệm trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, trừ trường hợp Nhà nước sửdụng diện tích đất này để giao cho tổ chức khác thực hiện đầu tư xây dựng nhà ởxã hội;

c) Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã có quyềnsử dụng đất hợp pháp, phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở, có đủ điều kiện làmchủ đầu tư và có nhu cầu xây dựng nhà ở xã hội thì doanh nghiệp, hợp tác xã đóđược giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội;

d) Trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để bố trí chongười lao động làm việc trong khu công nghiệp ở thì doanh nghiệp kinh doanh hạtầng khu công nghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp hoặcdoanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản được Nhà nước giao làm chủđầu tư dự án.

3. Đối với hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu đầu tưxây dựng nhà ở xã hội trên diện tích đất ở hợp pháp của mình thì hộ gia đình,cá nhân đó thực hiện việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

4. Chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tạicác khoản 1, 2 và 3 Điều này có trách nhiệm xây dựng nhà ở xã hội theo quy địnhcủa Luật này.

Điều 58. Ưu đãi chủ đầu tư dự án xây dựng nhàở xã hội

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia đầu tư xâydựng nhà ở xã hội không phải bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1Điều 53 của Luật này để cho thuê, cho thuê mua, bán thì được hưởng các ưu đãisau đây:

a) Được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đốivới diện tích đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê để đầu tư xây dựng nhà ở xãhội;

b) Được miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuếthu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế; trường hợp xây dựngnhà ở xã hội để cho thuê thì được giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhậpdoanh nghiệp nhiều hơn so với trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua,bán;

c) Được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xãhội, tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam; trường hợp xây dựng nhà ở xãhội để cho thuê thì được vay vốn với lãi suất thấp hơn và thời gian vay dài hơnso với trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua, bán;

d) Được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hỗ trợ toàn bộhoặc một phần kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vidự án xây dựng nhà ở xã hội; trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê thìđược hỗ trợ toàn bộ kinh phí này;

đ) Các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.

2. Hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựngnhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua hoặc để bán được hưởng các ưu đãi quyđịnh tại khoản 1 Điều này khi đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

a) Xây dựng nhà ở theo quy hoạch xây dựng được cơquan có thẩm quyền phê duyệt và bảo đảm kết nối hạ tầng của khu vực có nhà ở;

b) Nhà ở phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn xâydựng và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội;

c) Có giá bán, giá thuê, giá thuê mua nhà ở theokhung giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở ban hành.

Điều 59. Ưu đãi đối với tổ chức tự lo chỗ ởcho người lao động

1. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuấtcông nghiệp, dịch vụ tự mua nhà ở hoặc thuê nhà ở để bố trí cho người lao độngcủa doanh nghiệp mình ở mà không thu tiền thuê nhà hoặc có thu tiền thuê nhàvới giá thuê không vượt quá giá thuê nhà ở xã hội do Ủy ban nhân dân cấp tỉnhban hành thì chi phí mua nhà ở hoặc thuê nhà ở được tính là chi phí hợp lýtrong giá thành sản xuất khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuấtcông nghiệp, dịch vụ tự đầu tư xây dựng nhà ở để bố trí cho người lao động củadoanh nghiệp mình ở mà không thu tiền thuê nhà hoặc có thu tiền thuê nhà vớigiá thuê không vượt quá giá thuê nhà ở xã hội do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh banhành thì ngoài các ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật này, doanhnghiệp này còn được tính chi phí xây dựng nhà ở vào giá thành sản xuất khi tínhthuế thu nhập doanh nghiệp.

Điều 60. Xác định giá thuê, giá thuê mua nhà ởxã hội do Nhà nước đầu tư

Việc xác định giá thuê, giá thuê mua nhà ở xã hộido Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53của Luật này được thực hiện như sau:

1. Trường hợp cho thuê nhà ở thì giá thuê đượctính đủ chi phí bảo trì nhà ở; chi phí thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở trongthời hạn tối thiểu là 20 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê; đối với nhà ở chohọc sinh, sinh viên thuê thì chỉ tính đủ các chi phí quản lý vận hành và chiphí bảo trì, không tính chi phí thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở;

2. Trường hợp cho thuê mua nhà ở thì giá thuê muađược tính đủ chi phí thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở trong thời hạn tối thiểulà 05 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua;

3. Không tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đốivới diện tích đất xây dựng nhà ở xã hội;

4. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2Điều 81 của Luật này quy định giá thuê, giá thuê mua nhà ở xã hội.

Điều 61. Xác định giá thuê, giá thuê mua, giábán nhà ở xã hội không phải do Nhà nước đầu tư xây dựng

1. Đối với nhà ở xã hội được đầu tư xây dựngkhông phải bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luậtnày thì giá thuê, giá thuê mua, giá bán nhà ở được xác định như sau:

a) Giá thuê nhà ở xã hội do chủ đầu tư xác địnhtrên cơ sở tính đủ chi phí bảo trì nhà ở; chi phí thu hồi vốn đầu tư xây dựngnhà ở, lãi vay (nếu có), lợi nhuận định mức theo quy định của Chính phủ vàkhông tính các khoản ưu đãi của Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luậtnày;

b) Giá thuê mua nhà ở xã hội được xác định theoquy định tại điểm a khoản này, trừ kinh phí bảo trì nhà ở do người thuê mua nộptheo quy định tại khoản 1 Điều 108 của Luật này;

c) Giá bán nhà ở xã hội do chủ đầu tư dự án xácđịnh trên cơ sở tính đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở, lãivay (nếu có), lợi nhuận định mức theo quy định của Chính phủ và không tính cáckhoản ưu đãi của Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật này;

d) Chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có tráchnhiệm xây dựng và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở xã hội tổ chứcthẩm định giá thuê, giá thuê mua, giá bán trước khi công bố.

2. Đối với nhà ở xã hội do hộ gia đình, cá nhânđầu tư xây dựng thì chủ đầu tư tự xác định giá thuê, giá thuê mua, giá bán bảođảm tuân thủ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 58 của Luật này.

Điều 62. Nguyên tắc cho thuê, cho thuê mua,bán nhà ở xã hội

1. Việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hộiphải đúng quy định của Luật này; trong cùng một thời gian, mỗi đối tượng quyđịnh tại khoản 1 Điều 50 của Luật này chỉ được thuê hoặc thuê mua hoặc mua mộtnhà ở xã hội; đối với học sinh tại các trường dân tộc nội trú công lập thìkhông phải trả tiền thuê nhà ở và các dịch vụ trong quá trình sử dụng.

2. Thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở xã hội tốithiểu là 05 năm; thời hạn thanh toán tiền thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 05năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua nhà ở.

3. Bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội không đượcbán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở trong thời gian thuê, thuê mua; nếu bên thuê,thuê mua không còn nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở thì chấm dứt hợp đồng và phảitrả lại nhà ở này.

4. Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không đượcbán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm thanh toánhết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở; trường hợp trong thời hạn 05 năm, kể từ ngàybên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầubán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc báncho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giábán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bánvà không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

5. Bên mua, bên thuê mua nhà ở xã hội được bánlại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau thời hạn05 năm, kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và đã đượccấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủvà nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật thuế; trường hợp bán cho đốitượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội quy định tại Luật này thì chỉ được bánvới giá tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểmbán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được táiđịnh cư mà thuê mua, mua nhà ở xã hội thì được bán lại nhà ở này theo cơ chếthị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau khi đã thanh toán hết tiền mua,tiền thuê mua nhà ở và được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đấtcho Nhà nước theo quy định của Chính phủ và phải nộp thuế thu nhập theo quyđịnh của pháp luật thuế.

6. Mọi trường hợp cho thuê, cho thuê mua, bán nhàở xã hội không đúng quy định của Luật này thì hợp đồng cho thuê, thuê mua, muabán nhà ở không có giá trị pháp lý và bên thuê, thuê mua, mua phải bàn giao lạinhà ở cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội; trường hợp không bàn giao lại nhà ở thìỦy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở tổ chức cưỡng chế để thu hồi lại nhà ởđó.

Việc xử lý tiền thuê, tiền mua nhà ở được thựchiện theo quy định của pháp luật dân sự; việc xử lý tiền thuê mua nhà ở xã hộiđược thực hiện theo quy định tại Điều 135 của Luật này.

Điều 63. Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xãhội

1. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội đượclựa chọn hình thức bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai hoặc bánnhà ở có sẵn.

2. Việc bán, cho thuê mua nhà ở xã hội hình thànhtrong tương lai phải tuân thủ các điều kiện sau đây:

a) Đã có hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở, cóthiết kế kỹ thuật nhà ở được phê duyệt và có Giấy phép xây dựng nếu thuộc diệnphải có Giấy phép xây dựng;

b) Đã hoàn thành việc xây dựng xong phần móng củanhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng và hoàn thành việc đầu tư xâydựng hệ thống đường giao thông, cấp, thoát nước, điện sinh hoạt, điện chiếusáng công cộng của khu vực nhà ở được bán, cho thuê mua theo quy hoạch chi tiếtxây dựng, hồ sơ thiết kế và tiến độ của dự án đã được phê duyệt; đã giải chấpđối với trường hợp chủ đầu tư có thế chấp nhà ở này, trừ trường hợp được ngườimua, thuê mua và bên nhận thế chấp đồng ý;

c) Đã có văn bản thông báo của cơ quan quản lýnhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, trừ nhà ở xã hội do Nhànước đầu tư bằng nguồn vốn quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này.

3. Việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hộicó sẵn phải tuân thủ các điều kiện sau đây:

a) Khu vực nhà ở để cho thuê, cho thuê mua, đểbán đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các côngtrình xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng, hồ sơ thiết kế và tiến độ của dựán đã được phê duyệt; nếu chủ đầu tư có thế chấp nhà ở thì phải giải chấp trướckhi bán, cho thuê mua nhà ở này, trừ trường hợp được người mua, thuê mua và bênnhận thế chấp đồng ý;

b) Đã có văn bản thông báo của cơ quan quản lýnhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê, cho thuê mua, trừnhà ở xã hội do nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn quy định tại khoản 1 Điều 53 củaLuật này;

c) Nhà ở có đủ điều kiện quy định tại điểm b vàđiểm c khoản 1 Điều 118 của Luật này.

4. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội khôngđược ký hợp đồng thuê nhà ở xã hội hình thành trong tương lai; trường hợp nhà ởcó đủ điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì chủ đầu tưchỉ được ký hợp đồng đặt cọc và thu tiền đặt cọc thuê nhà ở tối đa bằng 12tháng tiền thuê nhà tạm tính; việc ký hợp đồng đặt cọc thuê nhà ở phải bảo đảmđúng đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở xã hội quy định tại Luật này. Saukhi nhà ở có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều này thì chủ đầu tư đượcký hợp đồng thuê nhà ở với người đã ký hợp đồng đặt cọc.

5. Việc ứng tiền trước của người mua nhà ở xã hộiquy định tại Điều này được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhàở, phù hợp với tỷ lệ hoàn thành xây dựng công trình nhà ở và tiến độ thực hiệndự án đã được phê duyệt nhưng tổng số tiền ứng trước của người mua không đượcvượt quá 70% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi bàn giao nhà ở cho ngườimua và không được vượt quá 95% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi ngườimua nhà được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

6. Chính phủ quy định chi tiết giấy tờ chứng minhđối tượng, điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, việc đầu tưxây dựng, mua nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội, loại nhà và tiêu chuẩn diệntích nhà ở xã hội, việc giảm thuế và ưu đãi vốn tín dụng đối với trường hợp xâydựng nhà ở xã hội để cho thuê, việc cho thuê, cho thuê mua, bán và quản lý, sửdụng nhà ở xã hội.

Điều 64. Quản lý, sử dụng nhà ở xã hội

1. Đối với nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốnhoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này thì cơ quan quản lýnhà ở xã hội quyết định lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà ở; trường hợp cótừ hai đơn vị trở lên đăng ký tham gia thì việc lựa chọn đơn vị quản lý vậnhành nhà ở được thực hiện theo nguyên tắc đấu thầu.

2. Đối với nhà ở xã hội được đầu tư xây dựngkhông phải bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luậtnày thì việc quản lý vận hành nhà ở được quy định như sau:

a) Nhà ở xã hội để cho thuê thì chủ đầu tư tự tổchức quản lý vận hành nhà ở hoặc thuê, ủy thác cho đơn vị có năng lực quản lývận hành theo quy định của Luật này thực hiện quản lý vận hành nhà ở đó;

b) Nhà ở xã hội để cho thuê mua thì trong thờihạn cho thuê mua, chủ đầu tư thực hiện quản lý vận hành nhà ở theo quy định tạiđiểm a khoản này; sau khi người thuê mua đã thanh toán đủ tiền thuê mua cho chủđầu tư thì việc quản lý vận hành được thực hiện theo quy định tại điểm c khoảnnày;

c) Nhà ở xã hội để bán thì người mua nhà ở tựthực hiện việc quản lý vận hành nếu là nhà ở riêng lẻ; trường hợp là nhà chungcư thì phải tuân thủ các quy định về quản lý vận hành nhà chung cư quy định tạiLuật này.

3. Các hoạt động quản lý vận hành nhà ở xã hộiđược hưởng cơ chế ưu đãi như đối với dịch vụ công ích.

4. Đơn vị quản lý vận hành nhà ở xã hội đượcquyền kinh doanh các dịch vụ khác trong khu nhà ở xã hội mà không bị luật cấmđể giảm giá dịch vụ quản lý vận hành nhà ở.

Mục 3

CHÍNH SÁCH NHÀ Ở XÃ HỘI CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁNHÂN

TỰ XÂY DỰNG HOẶC CẢI TẠO, SỬA CHỮA ĐỂ Ở

Điều 65. Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ giađình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa để ở

1. Nhà nước hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân quy địnhtại các khoản 1, 2 và 3 Điều 49 của Luật này tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữanhà để ở thông qua các chương trình mục tiêu về nhà ở.

2. Chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với các đốitượng quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

a) Hỗ trợ một phần vốn từ ngân sách nhà nước;

b) Hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàngchính sách xã hội;

c) Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực có nhà ởtại khu vực nông thôn;

d) Hỗ trợ giao đất ở được miễn, giảm tiền sử dụngđất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp chưa có đất ở;

đ) Hỗ trợ tặng nhà ở đối với đối tượng mà với mứchỗ trợ quy định tại điểm a và điểm b khoản này vẫn không có khả năng tài chínhđể cải thiện nhà ở.

3. Nhà nước hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi thông quaNgân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để hộ giađình, cá nhân quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật này tựxây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở.

Điều 66. Hình thức thực hiện chính sách hỗ trợvề nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa để ở

1. Hộ gia đình, cá nhân tự tổ chức xây dựng hoặccải tạo, sửa chữa nhà ở.

2. Nhà nước tổ chức xây dựng hoặc cải tạo nhà ởcho các trường hợp là người khuyết tật, người neo đơn mà không có khả năng tựxây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở.

Chương V

TÀI CHÍNH CHO PHÁTTRIỂN NHÀ Ở

Điều 67. Các nguồn vốn phục vụ cho phát triểnnhà ở

1. Vốn của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

2. Vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội, tổchức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.

3. Tiền mua, tiền thuê mua, tiền thuê nhà ở trảtrước theo quy định của Luật này.

4. Vốn góp thông qua hình thức góp vốn, hợp tácđầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân.

5. Vốn Nhà nước cấp bao gồm vốn trung ương và vốnđịa phương để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng thuộc diện được hưởng chínhsách xã hội thông qua các chương trình mục tiêu về nhà ở và thông qua việc xâydựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua.

6. Vốn huy động từ nước ngoài và các nguồn vốnhợp pháp khác.

Điều 68. Nguyên tắc huy động vốn cho pháttriển nhà ở

1. Hình thức huy động vốn phải phù hợp đối vớitừng loại nhà ở theo quy định của Luật này. Các trường hợp huy động vốn khôngđúng hình thức và không đáp ứng đủ các điều kiện đối với từng loại nhà ở theoquy định của pháp luật về nhà ở thì không có giá trị pháp lý.

2. Tổ chức, cá nhân huy động vốn phải có đủ điềukiện để huy động vốn theo quy định của pháp luật về nhà ở.

3. Bảo đảm công khai, minh bạch; bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có vốn cho phát triển nhà ở.

4. Tổ chức, cá nhân phải sử dụng vốn đã huy động vàođúng mục đích phát triển nhà ở đó, không được sử dụng vốn đã huy động cho dự ánkhác hoặc mục đích khác.

5. Vốn phục vụ cho phát triển nhà ở và thực hiệnchính sách nhà ở xã hội phải được quản lý theo quy định của Luật này, pháp luậtcó liên quan và theo thỏa thuận của các bên.

6. Chính phủ quy định chi tiết việc huy động vốn,nội dung, điều kiện, hình thức huy động vốn cho phát triển đối với từng loạinhà ở.

Điều 69. Vốn phục vụ cho phát triển nhà ởthương mại

1. Vốn thuộc sở hữu của chủ đầu tư.

2. Vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợptác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ giađình, cá nhân.

3. Tiền mua, tiền thuê mua, tiền thuê, nhà ở trảtrước theo hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hình thành trongtương lai.

4. Vốn vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chínhđang hoạt động tại Việt Nam.

Điều 70. Vốn để thực hiện chính sách nhà ở xãhội

1. Vốn của chủ đầu tư hoặc vốn huy động thông quahình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết củacác tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

2. Vốn của đối tượng thuộc diện được hưởng chínhsách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

3. Vốn đầu tư của Nhà nước quy định tại khoản 1Điều 53 của Luật này.

4. Vốn do Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho đối tượngđược hưởng chính sách nhà ở xã hội; vốn do Nhà nước cho vay ưu đãi thông quaNgân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định.

5. Vốn hỗ trợ từ các Quỹ và các nguồn hỗ trợ hợppháp khác.

Điều 71. Vốn cho phát triển nhà ở công vụ

1. Vốn ngân sách nhà nước cấp bao gồm ngân sáchtrung ương và ngân sách địa phương.

2. Các nguồn vốn khác theo quy định của phápluật.

Điều 72. Vốn cho phát triển nhà ở để phục vụtái định cư

1. Vốn của chủ đầu tư hoặc vốn huy động thông quahình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết củatổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

2. Vốn đầu tư của Nhà nước quy định tại khoản 3Điều 36 của Luật này.

3. Vốn từ Quỹ phát triển đất.

4. Vốn từ tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư khithực hiện giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật.

5. Vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác.

Điều 73. Vốn cho phát triển nhà ở của hộ giađình, cá nhân

1. Vốn của hộ gia đình, cá nhân.

2. Vốn hợp tác giữa các hộ gia đình, cá nhân; vốnhỗ trợ của dòng họ, cộng đồng dân cư.

3. Vốn vay của tổ chức tín dụng, tổ chức tàichính đang hoạt động tại Việt Nam.

4. Vốn hỗ trợ của Nhà nước đối với các trường hợpđược hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội quy định tại Điều 65 của Luật này.

5. Vốn hỗ trợ từ các nguồn hợp pháp khác.

Điều 74. Vay vốn ưu đãi thông qua Ngân hàngchính sách xã hội để phát triển nhà ở xã hội

1. Nhà nước hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi với lãisuất thấp và thời hạn cho vay dài hạn thông qua việc cấp vốn từ ngân sách choNgân hàng chính sách xã hội để thực hiện các chương trình mục tiêu về nhà ở vàxây dựng nhà ở xã hội.

2. Ngân hàng chính sách xã hội được thực hiện huyđộng tiền gửi tiết kiệm của hộ gia đình, cá nhân trong nước có nhu cầu mua,thuê mua nhà ở xã hội để cho các đối tượng này vay với lãi suất ưu đãi và thờihạn vay dài hạn sau một thời gian gửi tiết kiệm nhất định.

3. Ngân hàng chính sách xã hội phải lập khoản mụcriêng để quản lý và sử dụng nguồn vốn theo đúng mục đích quy định tại khoản 1và khoản 2 Điều này.

4. Bộ Xây dựng, Bộ Lao động – Thương binh và Xãhội có trách nhiệm tham gia quản lý nguồn vốn và quản lý việc sử dụng nguồn vốnquy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

ChươngVI

QUẢN LÝ, SỬ DỤNGNHÀ Ở

Mục 1

QUY ĐỊNH CHUNG VỀQUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀ Ở

Điều 75. Nội dung quản lý, sử dụng nhà ở

1. Lập, lưu trữ và quản lý hồ sơ về nhà ở.

2. Bảo hiểm nhà ở.

3. Quản lý, sử dụng nhà ở có giá trị nghệ thuật,văn hóa, lịch sử.

4. Quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

5. Bảo hành, bảo trì, cải tạo, phá dỡ nhà ở.

Điều 76. Lập hồ sơ về nhà ở

1. Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang sử dụng nhà ởnếu chưa xác định được chủ sở hữu, tổ chức được giao quản lý nhà ở thuộc sở hữunhà nước có trách nhiệm lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở theo quy định tại khoản 2Điều này và Điều 77 của Luật này.

2. Hồ sơ nhà ở được quy định như sau:

a) Đối với nhà ở tại đô thị và nông thôn được tạolập trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì phải có giấy tờ chứng minh việc tạo lậphợp pháp nhà ở hoặc có bản kê khai thông tin về nhà ở theo quy định của phápluật về nhà ở;

b) Đối với nhà ở tại đô thị được tạo lập kể từngày 01 tháng 7 năm 2006 thì hồ sơ nhà ở bao gồm giấy tờ chứng minh việc tạolập hợp pháp nhà ở; giấy tờ xác định đơn vị tư vấn, đơn vị thi công, bản vẽthiết kế, bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở, hồ sơ hoàn công theo quy định của phápluật về xây dựng (nếu có);

c) Đối với nhà ở tại nông thôn được tạo lập kể từngày 01 tháng 7 năm 2006 thì hồ sơ nhà ở bao gồm giấy tờ chứng minh việc tạolập hợp pháp nhà ở và bản vẽ thiết kế, bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở (nếu có);

d) Đối với trường hợp xây dựng nhà ở theo dự ánthì hồ sơ nhà ở bao gồm hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở và hồ sơ hoàn côngtheo quy định của pháp luật.

Điều 77. Lưu trữ và quản lý hồ sơ nhà ở

1. Tổ chức, cá nhân lưu trữ hồ sơ về nhà ở đượcquy định như sau:

a) Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang sử dụng nhà ởnếu chưa xác định được chủ sở hữu, tổ chức được giao quản lý nhà ở thuộc sở hữunhà nước có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ nhà ở;

b) Cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện có trách nhiệmlưu trữ hồ sơ nhà ở của hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cưở nước ngoài trên địa bàn;

c) Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệmlưu trữ hồ sơ nhà ở của tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nướcngoài và dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi làm thủ tụccấp Giấy chứng nhận phải có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhà ở quy địnhtại khoản 2 Điều 76 của Luật này cho cơ quan quản lý nhà ở cùng cấp để thiếtlập hồ sơ nhà ở.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy địnhviệc phối hợp cung cấp thông tin về nhà ở giữa cơ quan có thẩm quyền làm thủtục cấp Giấy chứng nhận và cơ quan quản lý nhà ở tại địa phương để bảo đảmthống nhất về các thông tin nhà ở, đất ở ghi trong hồ sơ nhà ở.

Điều 78. Bảo hiểm nhà ở

1. Nhà nước khuyến khích các chủ sở hữu mua bảohiểm nhà ở. Đối với nhà ở thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theoquy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy thì chủ sở hữu nhà ở này phảimua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

2. Hình thức, mức đóng bảo hiểm và thời hạn bảohiểm nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm vàpháp luật về phòng cháy, chữa cháy.

Điều 79. Quản lý, sử dụng nhà ở có giá trịnghệ thuật, văn hóa, lịch sử

1. Nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sửbao gồm cả nhà biệt thự cũ không phân biệt hình thức sở hữu được xác định nhưsau:

a) Nhà ở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếphạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh;

b) Nhà ở không thuộc diện quy định tại điểm a khoảnnày nhưng thuộc danh mục được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo đề nghịcủa cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập hội đồng bao gồmđại diện các cơ quan về kiến trúc, xây dựng, văn hóa cấp tỉnh, hội nghề nghiệpvà nhà khoa học có liên quan để xác định tiêu chí và danh mục công trình nhà ởcó giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử trên địa bàn để phê duyệt.

3. Việc quản lý, sử dụng nhà ở quy định tại khoản1 Điều này phải thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về di sản vănhóa; trường hợp nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì còn phải thực hiện theo quyđịnh tại Mục 2 Chương này.

4. Kinh phí để thực hiện quản lý, bảo tồn, bảotrì, cải tạo các nhà ở thuộc diện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và nhà ởthuộc sở hữu nhà nước do ngân sách nhà nước cấp.

Đối với nhà ở thuộc diện quy định tại điểm bkhoản 1 Điều này, trừ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì tùy vào điều kiện cụ thểcủa địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ một phần hoặc toànbộ kinh phí để chủ sở hữu thực hiện quản lý, bảo tồn, bảo trì, cải tạo nhà ởnày.

Mục2

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

Điều 80. Các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

1. Nhà ở công vụ do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặcmua bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu nhà nướctheo quy định của pháp luật.

2. Nhà ở để phục vụ tái định cư do Nhà nước đầutư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này.

3. Nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốnhoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này.

4. Nhà ở cũ được đầu tư xây dựng bằng vốn ngânsách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lậpthuộc sở hữu nhà nước và đang cho hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định củapháp luật về nhà ở.

Điều 81. Quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữunhà nước

1. Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải được sử dụngđúng mục đích, có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí; việc bán, cho thuê, chothuê mua, thu hồi nhà ở và quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phảithực hiện theo đúng quy định của Luật này.

2. Cơ quan sau đây là đại diện chủ sở hữu và cótrách nhiệm quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước:

a) Bộ Xây dựng quản lý nhà ở công vụ, nhà ở xãhội được đầu tư bằng nguồn vốn trung ương; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lýnhà ở do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đầu tư;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà ở đượcđầu tư bằng nguồn vốn của địa phương và nhà ở được giao quản lý trên địa bàn.

3. Hoạt động quản lý vận hành nhà ở thuộc sở hữunhà nước do doanh nghiệp hoặc hợp tác xã có chức năng quản lý vận hành nhà ởthực hiện và được hưởng các cơ chế ưu đãi như đối với dịch vụ công ích. Việclựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do cơ quan có thẩmquyền quy định tại khoản 2 Điều này quyết định.

4. Đối với nhà ở công vụ thì chỉ được sử dụng đểcho thuê, đối với nhà ở xã hội thì được xây dựng để cho thuê, cho thuê mua;trường hợp không còn nhu cầu sử dụng hoặc phải di dời đến địa điểm khác màkhông thuộc diện phải phá dỡ hoặc cần tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khác thìBộ Xây dựng chịu trách nhiệm thẩm định để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyếtđịnh việc chuyển đổi công năng sử dụng và thực hiện quản lý cho thuê hoặc bántheo quy định tại Luật này.

5. Người thuê nhà ở công vụ khi không còn đủ điềukiện được thuê nhà ở hoặc chuyển đi nơi khác hoặc có hành vi vi phạm các quyđịnh về quản lý, sử dụng nhà ở mà thuộc diện bị thu hồi thì phải trả lại nhà ởcông vụ cho Nhà nước.

Người trả lại nhà ở công vụ nếu không thuộc diệnbị thu hồi nhà ở do có hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, e và h khoản 1Điều 84 của Luật này và chưa có nhà ở tại nơi sinh sống sau khi trả lại nhàcông vụ thì cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý, sử dụng người này có tráchnhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người đó sinh sống căn cứ vàotình hình cụ thể để giải quyết cho thuê, cho thuê mua, mua nhà ở xã hội hoặcgiao đất ở để họ xây dựng nhà ở.

6. Chính phủ quy định chi tiết việc cho thuê, chothuê mua, bán nhà ở, việc miễn, giảm tiền thuê nhà ở và việc quản lý, sử dụngnhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

Điều 82. Đối tượng, điều kiện được thuê, thuêmua, mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

1. Đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộcsở hữu nhà nước được quy định như sau:

a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 32 vàkhoản 9 Điều 49 của Luật này chỉ được thuê nhà ở;

b) Đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6,7, 8 và 10 Điều 49 của Luật này được xem xét giải quyết cho thuê, cho thuê muanhà ở xã hội;

c) Đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 49 củaLuật này nếu chưa được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội thì được giải quyếtthuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư;

d) Đối tượng đang thực tế sử dụng nhà ở cũ quyđịnh tại khoản 4 Điều 80 của Luật này được giải quyết cho thuê hoặc mua nhà ở đó.

2. Điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộcsở hữu nhà nước được quy định như sau:

a) Đối tượng được thuê nhà ở công vụ phải đáp ứngđiều kiện quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật này;

b) Đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hộiphải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này; nếu là đốitượng quy định tại khoản 10 Điều 49 của Luật này thì còn phải thuộc diện chưađược bố trí nhà ở, đất ở tái định cư;

c) Đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở đểphục vụ tái định cư phải thuộc diện bị thu hồi đất, giải tỏa nhà ở theo quyếtđịnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chưa được thuê, thuê mua, mua nhà ởxã hội;

d) Đối tượng được thuê hoặc mua nhà ở cũ phảiđang thực tế sử dụng nhà ở đó và có nhu cầu thuê hoặc mua nhà ở này.

Điều 83. Cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ởthuộc sở hữu nhà nước

1. Việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở thuộcsở hữu nhà nước phải bảo đảm công khai, minh bạch; ngoài yêu cầu phải tuân thủquy định tại Điều 82, Điều 84 và các quy định về giao dịch mua bán, cho thuê,cho thuê mua nhà ở tại Chương VIII của Luật này thì còn phải thực hiện các quyđịnh sau đây:

a) Trường hợp thuê nhà ở công vụ thì phải thựchiện quy định tại Điều 33 của Luật này;

b) Trường hợp cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ởđể phục vụ tái định cư thì phải thực hiện quy định tại Điều 35 và Điều 41 củaLuật này;

c) Trường hợp cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ởxã hội thì phải thực hiện quy định tại Điều 62 và Điều 63 của Luật này;

d) Trường hợp cho thuê, bán nhà ở cũ thì nhà ở đóphải không có khiếu kiện, tranh chấp về quyền sử dụng và thuộc diện được chothuê hoặc được bán theo quy định của pháp luật về nhà ở.

2. Hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ởphải có các nội dung theo quy định tại Điều 121 của Luật này. Việc ký kết hợpđồng được quy định như sau:

a) Trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở xã hội hoặcmua bán nhà ở cũ thì hợp đồng được ký giữa bên mua, bên thuê mua với cơ quanquản lý nhà ở;

b) Trường hợp thuê, thuê mua, mua bán nhà ở đểphục vụ tái định cư thì hợp đồng được ký giữa người được tái định cư với đơn vịđược giao bố trí tái định cư;

c) Trường hợp thuê nhà ở bao gồm thuê nhà ở cũ,thuê nhà ở công vụ, thuê nhà ở xã hội thì hợp đồng được ký giữa bên thuê với cơquan quản lý nhà ở hoặc đơn vị được giao quản lý vận hành nhà ở đó.

Điều 84. Thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

1. Việc thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước đượcthực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở không đúngthẩm quyền, không đúng đối tượng hoặc không đủ điều kiện theo quy định của Luậtnày;

b) Hết thời hạn thuê theo hợp đồng mà bên thuêkhông còn nhu cầu thuê tiếp hoặc khi hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thuê,thuê mua nhà ở;

c) Bên thuê, bên thuê mua trả lại nhà ở đangthuê, thuê mua;

d) Bên thuê không còn đủ điều kiện được thuê nhàở theo quy định của Luật này;

đ) Bên thuê chết hoặc có tuyên bố mất tích củaTòa án mà không có ai đang cùng sinh sống; trường hợp thuê nhà ở công vụ thìkhi người được thuê nhà ở công vụ chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án;

e) Bên thuê, thuê mua nhà ở không nộp tiền thuênhà ở từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;

g) Nhà ở cho thuê, cho thuê mua thuộc diện phảiphá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền;

h) Bên thuê, bên thuê mua sử dụng nhà ở khôngđúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở hoặc tự ý chuyển đổi,bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở hoặc tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡnhà ở đang thuê, thuê mua.

2. Người đang thuê, thuê mua nhà ở thuộc diện bịthu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều này phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vịđược giao quản lý nhà ở; trường hợp không bàn giao lại nhà ở thì cơ quan đạidiện chủ sở hữu nhà ở quyết định cưỡng chế thu hồi; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cótrách nhiệm tổ chức cưỡng chế thu hồi nhà ở này trong thời hạn 30 ngày, kể từngày ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi.

Mục 3

BẢO HÀNH, BẢO TRÌ,CẢI TẠO NHÀ Ở

Điều 85. Bảo hành nhà ở

1. Tổ chức, cá nhân thi công xây dựng nhà ở phảibảo hành nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng; tổ chức, cá nhân cungứng thiết bị nhà ở phải bảo hành thiết bị theo thời hạn do nhà sản xuất quyđịnh.

Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuêmua thì bên bán, bên cho thuê mua nhà ở có trách nhiệm bảo hành nhà ở theo quyđịnh tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Bên bán, bên cho thuê mua nhà ở có quyềnyêu cầu tổ chức, cá nhân thi công xây dựng, cung ứng thiết bị thực hiện tráchnhiệm bảo hành theo quy định của pháp luật.

2. Nhà ở được bảo hành kể từ khi hoàn thành việcxây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng với thời hạn như sau:

a) Đối với nhà chung cư thì tối thiểu là 60tháng;

b) Đối với nhà ở riêng lẻ thì tối thiểu là 24tháng.

3. Nội dung bảo hành nhà ở bao gồm sửa chữa, khắcphục các hư hỏng khung, cột, dầm, sàn, tường, trần, mái, sân thượng, cầu thangbộ, các phần ốp, lát, trát, hệ thống cung cấp chất đốt, hệ thống cấp điện sinhhoạt, cấp điện chiếu sáng, bể nước và hệ thống cấp nước sinh hoạt, bể phốt vàhệ thống thoát nước thải, chất thải sinh hoạt, khắc phục các trường hợpnghiêng, lún, nứt, sụt nhà ở và các nội dung khác theo thỏa thuận trong hợpđồng mua bán, thuê mua nhà ở. Đối với các thiết bị khác gắn với nhà ở thì bênbán, bên cho thuê mua nhà ở thực hiện bảo hành sửa chữa, thay thế theo thời hạnquy định của nhà sản xuất.

Điều 86. Bảo trì nhà ở

1. Chủ sở hữu nhà ở có trách nhiệm thực hiện bảotrì nhà ở; trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu thì người đang quản lý, sửdụng có trách nhiệm bảo trì nhà ở đó.

2. Việc bảo trì nhà ở phải được thực hiện theoquy định của Luật này và pháp luật về xây dựng; đối với nhà ở quy định tạikhoản 1 Điều 79 của Luật này thì còn phải thực hiện theo quy định của pháp luậtvề kiến trúc, quy hoạch và pháp luật về tu bổ, bảo quản, phục hồi di tích lịchsử, văn hóa.

3. Chủ sở hữu, đơn vị thực hiện bảo trì nhà ởphải bảo đảm an toàn cho người, tài sản và bảo đảm vệ sinh, môi trường trongquá trình bảo trì nhà ở; trường hợp bảo trì nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì cònphải thực hiện theo quy định tại Điều 90 của Luật này.

Điều 87. Cải tạo nhà ở

1. Chủ sở hữu nhà ở được cải tạo nhà ở thuộc sởhữu của mình; người không phải là chủ sở hữu nhà ở chỉ được cải tạo nhà ở nếuđược chủ sở hữu đồng ý.

2. Việc cải tạo nhà ở phải thực hiện theo quyđịnh của Luật này và pháp luật về xây dựng; trường hợp pháp luật quy định phảilập dự án để cải tạo nhà ở thì phải thực hiện theo dự án được phê duyệt. Đốivới nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì việc cải tạo nhà ở còn phải thực hiện theoquy định tại Điều 90 của Luật này.

3. Đối với nhà ở quy định tại khoản 1 Điều 79 củaLuật này thì việc cải tạo còn phải tuân theo quy định của pháp luật về quyhoạch, kiến trúc, quản lý di sản văn hóa; trường hợp pháp luật có quy định phảiđược cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi cải tạo thì chủ sở hữu, cơ quanquản lý nhà ở phải thực hiện theo văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.

4. Đối với nhà biệt thự cũ thuộc danh mục quyđịnh tại khoản 1 Điều 79 của Luật này thì còn phải tuân thủ các quy định sauđây:

a) Không được làm thay đổi nguyên trạng ban đầucủa nhà biệt thự;

b) Không được phá dỡ nếu chưa bị hư hỏng nặng, cónguy cơ sập đổ theo kết luận kiểm định của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh;trường hợp phải phá dỡ để xây dựng lại thì phải theo đúng kiến trúc ban đầu, sửdụng đúng loại vật liệu, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao của nhà biệt thựcũ;

c) Không được tạo thêm kết cấu để làm tăng diệntích hoặc cơi nới, chiếm dụng không gian bên ngoài nhà biệt thự.

Điều 88. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhàở trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở

1. Chủ sở hữu nhà ở có các quyền sau đây trongviệc bảo trì, cải tạo nhà ở:

a) Được tự thực hiện việc bảo trì, cải tạo hoặcthuê tổ chức, cá nhân thực hiện bảo trì, cải tạo; trường hợp pháp luật quy địnhphải do đơn vị, cá nhân có năng lực hành nghề xây dựng thực hiện thì phải thuêđơn vị, cá nhân có năng lực thực hiện bảo trì, cải tạo;

b) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấpGiấy phép xây dựng trong trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, tạo điều kiệncho việc bảo trì, cải tạo nhà ở khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luậtvề xây dựng;

c) Thực hiện các quyền khác theo quy định củapháp luật.

2. Chủ sở hữu nhà ở có các nghĩa vụ sau đây trongviệc bảo trì, cải tạo nhà ở:

a) Chấp hành quy định của pháp luật về bảo trìcải tạo nhà ở; tạo điều kiện cho các chủ sở hữu nhà ở khác thực hiện việc bảotrì, cải tạo nhà ở của họ;

b) Bồi thường cho người khác trong trường hợp gâythiệt hại;

c) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định củaluật.

Điều 89. Bảo trì, cải tạo nhà ở đang cho thuê

1. Bên cho thuê nhà ở có quyền cải tạo nhà ở khicó sự đồng ý của bên thuê nhà ở, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc vì lý do bất khảkháng; bên thuê nhà ở có trách nhiệm để bên cho thuê nhà ở thực hiện việc bảotrì, cải tạo nhà ở.

2. Bên cho thuê nhà ở được quyền điều chỉnh giáthuê hợp lý sau khi kết thúc việc cải tạo nếu thời gian cho thuê còn lại từ mộtphần ba thời hạn của hợp đồng thuê nhà trở xuống; trường hợp bên thuê nhà ởkhông đồng ý với việc điều chỉnh giá thuê thì có quyền đơn phương chấm dứt thựchiện hợp đồng và được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp bên thuê nhà ở phải chuyển chỗ ở đểthực hiện việc bảo trì hoặc cải tạo nhà ở thì các bên thỏa thuận về chỗ ở tạmvà tiền thuê nhà ở trong thời gian bảo trì, cải tạo; trường hợp bên thuê nhà ởtự lo chỗ ở và đã trả trước tiền thuê nhà ở cho cả thời gian bảo trì hoặc cảitạo thì bên cho thuê nhà ở phải thanh toán lại số tiền này cho bên thuê nhà ở.Thời gian bảo trì hoặc cải tạo không tính vào thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở.Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê nhà ở sau khi kết thúc việc bảo trì, cải tạonhà ở.

4. Bên thuê nhà ở có quyền yêu cầu bên cho thuênhà ở bảo trì nhà ở, trừ trường hợp nhà ở bị hư hỏng do bên thuê gây ra; trườnghợp bên cho thuê không bảo trì nhà ở thì bên thuê được quyền bảo trì nhưng phảithông báo bằng văn bản cho bên cho thuê biết trước ít nhất 15 ngày. Văn bảnthông báo phải ghi rõ mức độ bảo trì và kinh phí thực hiện. Bên cho thuê nhà ởphải thanh toán kinh phí bảo trì cho bên thuê nhà ở hoặc trừ dần vào tiền thuênhà.

Điều 90. Bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữunhà nước

1. Việc bảo trì, cải tạo nhà ở phải được cơ quannhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải thực hiện theo quy định của Luật nàyvà pháp luật về xây dựng.

2. Trường hợp cải tạo nhà ở đang cho thuê thìthực hiện theo quy định tại Điều 89 của Luật này; trường hợp có sự đồng ý bằngvăn bản của cơ quan quản lý nhà ở cho phép bên thuê nhà ở tự bỏ kinh phí để cảitạo thì phần nhà ở được cải tạo vẫn thuộc sở hữu nhà nước, tổ chức được giaoquản lý nhà ở đó có trách nhiệm hoàn trả kinh phí cho bên thuê nhà ở hoặc trừdần vào tiền thuê nhà ở.

Điều 91. Bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữuchung

1. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung cóquyền và trách nhiệm bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung tương ứng vớiphần quyền sở hữu của mình; trường hợp không xác định được phần quyền sở hữucủa từng chủ sở hữu thuộc sở hữu chung thì trách nhiệm bảo trì, cải tạo đượcchia đều cho các chủ sở hữu. Việc bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chungphải được các chủ sở hữu đồng ý.

2. Kinh phí bảo trì, cải tạo phần sở hữu chungđược phân chia tương ứng với phần quyền sở hữu của từng chủ sở hữu, trừ trườnghợp các chủ sở hữu có thỏa thuận khác. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữuthì việc đóng góp kinh phí bảo trì phần sở hữu chung được thực hiện theo quyđịnh tại Điều 108 của Luật này.

Mục 4

PHÁ DỠ NHÀ Ở

Điều 92. Các trường hợp nhà ở phải phá dỡ

1. Nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ,không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng củacơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp,phòng chống thiên tai.

2. Nhà ở thuộc trường hợp quy định tại khoản 2Điều 110 của Luật này.

3. Nhà ở thuộc diện phải giải tỏa để thu hồi đấttheo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặcxây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nướccó thẩm quyền phê duyệt.

5. Nhà ở thuộc diện phải phá dỡ theo quy định củapháp luật về xây dựng.

Điều 93. Trách nhiệm phá dỡ nhà ở

1. Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sửdụng nhà ở có trách nhiệm phá dỡ nhà ở; trường hợp phải giải tỏa nhà ở để xâydựng lại nhà ở mới hoặc công trình khác thì chủ đầu tư công trình có tráchnhiệm phá dỡ nhà ở.

2. Chủ sở hữu nhà ở tự thực hiện việc phá dỡ nhàở nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc thuê tổ chức,cá nhân có năng lực về xây dựng phá dỡ.

3. Trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xâydựng lại nhà chung cư mới thì còn phải thực hiện theo quy định tại Mục 2 ChươngVII của Luật này.

4. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đâygọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc phádỡ nhà ở trên địa bàn.

Điều 94. Yêu cầu khi phá dỡ nhà ở

1. Phải di chuyển người và tài sản ra khỏi khuvực phá dỡ.

2. Phải có biển báo và giải pháp cách ly với khuvực xung quanh.

3. Bảo đảm an toàn cho người, tài sản, công trìnhxung quanh, công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc diện không bị phá dỡ và bảo đảmvệ sinh, môi trường theo quy định của pháp luật.

4. Không được thực hiện việc phá dỡ nhà ở nằmtrong khu dân cư trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 13 giờ và từ 22 giờ đến05 giờ, trừ trường hợp khẩn cấp.

Điều 95. Cưỡng chế phá dỡ nhà ở

1. Trường hợp nhà ở phải phá dỡ theo quy định tạiĐiều 92 của Luật này mà chủ sở hữu nhà ở, chủ đầu tư công trình hoặc người đangquản lý, sử dụng không tự nguyện thực hiện việc phá dỡ nhà ở thì cơ quan nhànước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này ban hành quyết định cưỡng chếphá dỡ nhà ở.

2. Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phádỡ nhà ở được quy định như sau:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hànhquyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà ở để thu hồi đất quy địnhtại khoản 3 Điều 92 của Luật này, phá dỡ nhà ở riêng lẻ quy định tại các khoản1, 4 và 5 Điều 92 của Luật này;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hànhquyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà chung cư quy định tại cáckhoản 1, 2, 4 và 5 Điều 92 của Luật này.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổchức cưỡng chế phá dỡ nhà ở theo quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở quy định tạikhoản 2 Điều này.

4. Kinh phí cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy địnhnhư sau:

a) Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sửdụng nhà ở hoặc chủ đầu tư công trình phải chịu chi phí cưỡng chế phá dỡ và cácchi phí có liên quan đến việc phá dỡ;

b) Trường hợp chủ sở hữu nhà ở, người đang quảnlý, sử dụng nhà ở, chủ đầu tư công trình không chi trả thì cơ quan nhà nước cóthẩm quyền ra quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản để bảođảm kinh phí cho việc phá dỡ.

Điều 96. Chỗ ở của chủ sở hữu khi nhà ở bị phádỡ

1. Chủ sở hữu nhà ở phải tự lo chỗ ở khi nhà ở bịphá dỡ.

2. Trường hợp phá dỡ nhà ở thuộc diện bị thu hồiđất thì chỗ ở của chủ sở hữu được giải quyết theo chính sách về nhà ở tái địnhcư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai.

3. Trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xâydựng lại nhà chung cư mới thì chỗ ở của chủ sở hữu có nhà chung cư bị phá dỡđược giải quyết theo quy định tại Điều 116 của Luật này.

Điều 97. Phá dỡ nhà ở đang cho thuê

1. Bên cho thuê nhà ở phải thông báo việc phá dỡbằng văn bản cho bên thuê biết ít nhất là 90 ngày trước khi thực hiện phá dỡ,trừ trường hợp khẩn cấp hoặc phá dỡ theo quyết định hành chính của cơ quan nhànước có thẩm quyền.

2. Trường hợp phá dỡ để xây dựng lại nhà ở màthời hạn thuê vẫn còn thì bên cho thuê có trách nhiệm bố trí cho bên thuê chỗ ởkhác trong thời gian phá dỡ và xây dựng lại nhà ở, trừ trường hợp bên thuê thỏathuận tự lo chỗ ở. Sau khi xây dựng xong nhà ở, bên thuê được tiếp tục thuê đếnhết hạn hợp đồng, trừ trường hợp bên thuê không có nhu cầu tiếp tục thuê nhà ởđó; trường hợp bên thuê tự lo chỗ ở thì không phải trả tiền thuê nhà ở trongthời gian phá dỡ và xây dựng lại, thời gian phá dỡ và xây dựng lại không tínhvào thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở.

Chương VII

QUẢN LÝ, SỬ DỤNGNHÀ CHUNG CƯ

Mục 1

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG,BẢO TRÌ NHÀ CHUNG CƯ

Điều 98. Phân hạng nhà chung cư

1. Nhà chung cư được phân thành nhiều hạng khácnhau để xác định giá trị của nhà chung cư khi thực hiện quản lý hoặc giao dịchtrên thị trường.

2. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định việc phân hạngvà công nhận phân hạng nhà chung cư.

Điều 99. Thời hạn sử dụng nhà chung cư

1. Thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định căncứ vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quanquản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư theo quy định tại khoản 2 Điều này.Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện kiểm định chất lượng nhàở.

2. Khi nhà chung cư hết niên hạn sử dụng theo quyđịnh của pháp luật về xây dựng hoặc bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, khôngbảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải tổchức kiểm định chất lượng công trình nhà chung cư này để xử lý theo quy địnhsau đây:

a) Trường hợp nhà chung cư còn bảo đảm chất lượngvà an toàn cho người sử dụng thì chủ sở hữu được tiếp tục sử dụng theo thời hạnghi trong kết luận kiểm định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3Điều 110 của Luật này;

b) Trường hợp nhà chung cư bị hư hỏng nặng, cónguy cơ sập đổ, không còn bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lýnhà ở cấp tỉnh phải ban hành kết luận kiểm định chất lượng và báo cáo Ủy bannhân dân cấp tỉnh để thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu nhà ở; nội dung vănbản thông báo phải được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủyban nhân dân và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, trên phương tiện thông tin đạichúng của địa phương.

Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm phá dỡ đểcải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới hoặc bàn giao cho cơ quan có thẩm quyềnđể phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Việc xử lý nhà chung cư và quyền sử dụng đấtcó nhà chung cư thuộc diện quy định tại điểm b khoản 2 Điều này được quy địnhnhư sau:

a) Trường hợp khu đất có nhà chung cư vẫn phù hợpvới quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu được cải tạo, xây dựng lại nhàchung cư mới theo quy định tại Mục 2 Chương này;

b) Trường hợp khu đất có nhà chung cư không cònphù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu nhà chung cư phải bàn giaolại nhà chung cư này cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trìnhkhác theo quy hoạch được duyệt;

c) Trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư không chấphành việc phá dỡ hoặc không bàn giao nhà ở thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấptỉnh quyết định cưỡng chế phá dỡ hoặc cưỡng chế di chuyển để bàn giao nhà ở;

d) Việc giải quyết chỗ ở cho các chủ sở hữu cónhà chung cư bị phá dỡ được thực hiện theo quy định tại Điều 116 của Luật này.

Trường hợp phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cưthì các chủ sở hữu được tiếp tục thực hiện quyền sử dụng đất có nhà chung cưđó; trường hợp phá dỡ để xây dựng công trình khác thì việc xử lý quyền sử dụngđất có nhà chung cư này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 100. Phần sở hữu riêng và phần sở hữuchung của nhà chung cư

1. Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư bao gồm:

a) Phần diện tích bên trong căn hộ bao gồm cảdiện tích ban công, lô gia gắn liền với căn hộ đó;

b) Phần diện tích khác trong nhà chung cư đượccông nhận là sở hữu riêng cho chủ sở hữu nhà chung cư;

c) Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riênggắn liền với căn hộ hoặc gắn liền với phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng.

2. Phần sở hữu chung của nhà chung cư bao gồm:

a) Phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoàiphần diện tích thuộc sở hữu riêng quy định tại khoản 1 Điều này; nhà sinh hoạtcộng đồng của nhà chung cư;

b) Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trangthiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư bao gồm khung, cột, tường chịulực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hànhlang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, hệthống cấp điện, cấp nước, cấp ga, hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh,truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hỏa và các phần khác không thuộcphần sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư;

c) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng đượckết nối với nhà chung cư đó, trừ hệ thống hạ tầng kỹ thuật sử dụng vào mục đíchcông cộng hoặc thuộc diện phải bàn giao cho Nhà nước hoặc giao cho chủ đầu tưquản lý theo nội dung dự án đã được phê duyệt;

d) Các công trình công cộng trong khu vực nhàchung cư nhưng không thuộc diện đầu tư xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giaocho Nhà nước theo nội dung dự án đã được duyệt bao gồm sân chung, vườn hoa,công viên và các công trình khác được xác định trong nội dung của dự án đầu tưxây dựng nhà ở được phê duyệt.

Điều 101. Chỗ để xe và việc xác định diện tíchsử dụng căn hộ, diện tích khác trong nhà chung cư

1. Chỗ để xe phục vụ cho các chủ sở hữu, người sửdụng nhà chung cư bao gồm xe ô tô, xe động cơ hai bánh, xe động cơ ba bánh, xeđạp và xe cho người khuyết tật thì chủ đầu tư phải xây dựng theo tiêu chuẩn,quy chuẩn xây dựng, thiết kế được phê duyệt và phải được sử dụng đúng mục đích.Việc xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với chỗ để xe được quy định nhưsau:

a) Đối với chỗ để xe đạp, xe dùng cho ngườikhuyết tật, xe động cơ hai bánh, xe động cơ ba bánh cho các chủ sở hữu, ngườisử dụng nhà chung cư thì thuộc quyền sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sởhữu nhà chung cư;

b) Đối với chỗ để xe ô tô dành cho các chủ sở hữunhà chung cư thì người mua, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chungcư quyết định mua hoặc thuê; trường hợp không mua hoặc không thuê thì chỗ để xeô tô này thuộc quyền quản lý của chủ đầu tư và chủ đầu tư không được tính vàogiá bán, giá thuê mua chi phí đầu tư xây dựng chỗ để xe này. Việc bố trí chỗ đểxe ô tô của khu nhà chung cư phải bảo đảm nguyên tắc ưu tiên cho các chủ sở hữunhà chung cư trước sau đó mới dành chỗ để xe công cộng.

2. Diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tíchkhác trong nhà chung cư thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư đượctính theo kích thước thông thủy bao gồm cả phần diện tích tường ngăn các phòngbên trong căn hộ, diện tích ban công, lô gia (nếu có) và không tính diện tíchtường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹthuật nằm bên trong căn hộ. Khi tính diện tích ban công thì tính toàn bộ diệntích sàn; trường hợp ban công có phần diện tích tường chung thì tính từ méptrong của tường chung.

Điều 102. Hội nghị nhà chung cư

1. Hội nghị nhà chung cư là hội nghị của các chủsở hữu, người sử dụng nhà chung cư nếu chủ sở hữu nhà chung cư không tham dự.

2. Hội nghị nhà chung cư được tổ chức họp đểquyết định các nội dung quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều này khi có đủđiều kiện theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ trưởng Bộ Xây dựngban hành.

3. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thìHội nghị nhà chung cư được tổ chức họp để quyết định các vấn đề sau đây:

a) Đề cử, bầu, bãi miễn các thành viên Ban quảntrị nhà chung cư; thông qua, bổ sung, sửa đổi Bản nội quy quản lý, sử dụng nhàchung cư;

b) Thông qua, bổ sung, sửa đổi Quy chế hoạt độngcủa Ban quản trị nhà chung cư; quyết định mức phụ cấp trách nhiệm của các thànhviên Ban quản trị và các chi phí hợp lý khác phục vụ hoạt động của Ban quảntrị;

c) Thông qua mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhàchung cư theo quy định tại Điều 106 của Luật này và việc sử dụng kinh phí bảotrì phần sở hữu chung của nhà chung cư;

d) Quyết định lựa chọn đơn vị quản lý vận hànhnhà chung cư trong trường hợp chủ đầu tư không có chức năng, năng lực quản lývận hành nhà chung cư hoặc có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhưng khôngtham gia quản lý vận hành hoặc tham gia quản lý vận hành nhưng không đáp ứngđược các yêu cầu như đã thỏa thuận trong hợp đồng cung cấp dịch vụ ký với Banquản trị nhà chung cư;

đ) Thông qua báo cáo về hoạt động quản lý vậnhành, hoạt động bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư;

e) Quyết định các nội dung khác có liên quan đếnviệc quản lý, sử dụng nhà chung cư.

4. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì Hộinghị nhà chung cư được tổ chức họp để quyết định các vấn đề quy định tại cácđiểm a, b và e khoản 3 Điều này.

5. Mọi quyết định của Hội nghị nhà chung cư vềcác vấn đề quy định tại khoản 3 Điều này được thông qua theo nguyên tắc đa sốbằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu, được lập thành biên bản có chữ ký củacác thành viên chủ trì cuộc họp và thư ký cuộc họp Hội nghị nhà chung cư.

Điều 103. Ban quản trị nhà chung cư

1. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặcnhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nhưng có dưới 20 căn hộ thì chủ sở hữu, ngườisử dụng nhà chung cư thống nhất quyết định việc thành lập Ban quản trị nhàchung cư hoặc không thành lập Ban quản trị nhà chung cư; trường hợp thành lậpBan quản trị nhà chung cư được thực hiện như sau:

a) Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu, thànhphần Ban quản trị bao gồm đại diện chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư;

b) Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu,thành phần Ban quản trị nhà chung cư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điềunày.

2. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà cótừ 20 căn hộ trở lên phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Thành phần Banquản trị nhà chung cư gồm đại diện các chủ sở hữu nhà chung cư, đại diện chủđầu tư (nếu có); trường hợp người sử dụng nhà chung cư tham gia Hội nghị nhàchung cư thì thành phần Ban quản trị nhà chung cư có thể gồm cả người sử dụng.

3. Ban quản trị nhà chung cư có một chủ sở hữuđược tổ chức theo mô hình tự quản. Ban quản trị nhà chung cư có nhiều chủ sởhữu được tổ chức và hoạt động theo mô hình Hội đồng quản trị của công ty cổphần hoặc mô hình Ban chủ nhiệm của hợp tác xã, có tư cách pháp nhân, có condấu và thực hiện các quyền, trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 104 của Luậtnày.

Khi bầu, bãi miễn thành viên Ban quản trị nhàchung cư, các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư không phải thành lập côngty cổ phần hoặc thành lập hợp tác xã; việc bầu, bãi miễn thành viên Ban quảntrị được thực hiện thông qua Hội nghị nhà chung cư theo Quy chế quản lý, sửdụng nhà chung cư do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.

Điều 104. Quyền và trách nhiệm của Ban quảntrị nhà chung cư

1. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thìBan quản trị nhà chung cư có quyền và trách nhiệm sau đây:

a) Đôn đốc, nhắc nhở các chủ sở hữu, người sửdụng nhà chung cư trong việc thực hiện nội quy, quy chế quản lý, sử dụng nhàchung cư;

b) Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữuchung của nhà chung cư theo quy định của Luật này và quyết định của Hội nghịnhà chung cư; báo cáo Hội nghị nhà chung cư việc thu, chi khoản kinh phí này;

c) Đề nghị Hội nghị nhà chung cư thông qua mứcgiá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư;

d) Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý vận hànhnhà chung cư với chủ đầu tư hoặc đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hànhnhà chung cư sau khi đã được Hội nghị nhà chung cư lựa chọn theo quy định tạiđiểm d khoản 3 Điều 102 của Luật này.

Trường hợp nhà chung cư không yêu cầu phải có đơnvị quản lý vận hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 105 của Luật này vàđược Hội nghị nhà chung cư giao cho Ban quản trị thực hiện quản lý vận hành thìBan quản trị nhà chung cư thực hiện việc thu, chi kinh phí quản lý vận hànhtheo quyết định của Hội nghị nhà chung cư;

đ) Ký kết hợp đồng với đơn vị có năng lực bảo trìnhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng để bảo trì phần sở hữu chung củanhà chung cư và giám sát hoạt động bảo trì. Việc bảo trì phần sở hữu chung cóthể do đơn vị đang quản lý vận hành nhà chung cư hoặc đơn vị khác có năng lựcbảo trì theo quy định của pháp luật về xây dựng thực hiện;

e) Thu thập, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của ngườisử dụng nhà chung cư về việc quản lý, sử dụng và cung cấp các dịch vụ nhà chungcư để phối hợp với cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân có liên quan xem xét,giải quyết;

g) Phối hợp với chính quyền địa phương, tổ dânphố trong việc xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hộitrong nhà chung cư;

h) Thực hiện đúng quy chế hoạt động của Ban quảntrị nhà chung cư đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua, không được tự bãimiễn hoặc bổ sung thành viên Ban quản trị nhà chung cư;

i) Được hưởng thù lao trách nhiệm và các chi phíhợp lý khác theo quyết định của Hội nghị nhà chung cư;

k) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước chủ sởhữu, người sử dụng nhà chung cư khi thực hiện quyền và trách nhiệm không đúngvới quy định tại khoản này;

l) Thực hiện các công việc khác do Hội nghị nhàchung cư giao mà không trái với quy định pháp luật.

2. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì Banquản trị nhà chung cư thực hiện quyền và trách nhiệm quy định tại các điểm a,e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều này.

Điều 105. Quản lý vận hành nhà chung cư

1. Việc quản lý vận hành nhà chung cư được quyđịnh như sau:

a) Đối với nhà chung cư có thang máy thì do đơnvị có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện;

b) Đối với nhà chung cư không có thang máy thìHội nghị nhà chung cư họp quyết định tự quản lý vận hành hoặc thuê đơn vị cóchức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện.

2. Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư phải cóđủ điều kiện về chức năng và năng lực theo quy định sau đây:

a) Được thành lập, hoạt động theo quy định củaLuật doanh nghiệp hoặc Luật hợp tác xã và có chức năng quản lý vận hành nhàchung cư;

b) Phải có các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ vềquản lý vận hành nhà chung cư bao gồm bộ phận kỹ thuật, dịch vụ, bảo vệ anninh, vệ sinh, môi trường;

c) Có đội ngũ cán bộ, nhân viên đáp ứng yêu cầuvề quản lý vận hành nhà ở bao gồm lĩnh vực xây dựng, kỹ thuật điện, nước, phòngcháy, chữa cháy, vận hành trang thiết bị gắn với nhà chung cư và có giấy chứngnhận đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vậnhành nhà chung cư theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

3. Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư thực hiệnviệc quản lý vận hành hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị, cung cấp các dịch vụcho nhà chung cư, bảo trì nhà chung cư nếu có năng lực thực hiện bảo trì vàthực hiện các công việc khác liên quan đến việc quản lý vận hành nhà chung cư.

4. Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư được thukinh phí quản lý vận hành của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư theomức giá quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 106 của Luật này; đối với nhàchung cư thuộc sở hữu nhà nước thì giá dịch vụ quản lý vận hành được thực hiệntheo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 106 của Luật này.

5. Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư được quảnlý, vận hành nhiều nhà chung cư tại một hoặc nhiều địa bàn khác nhau.

Điều 106. Giá dịch vụ quản lý vận hành nhàchung cư

1. Việc xác định giá dịch vụ quản lý vận hành nhàchung cư phải công khai, minh bạch và căn cứ vào nội dung các công việc cầnquản lý vận hành, dịch vụ sử dụng đối với từng loại nhà chung cư.

2. Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cưkhông bao gồm kinh phí bảo trì phần sở hữu chung, chi phí trông giữ xe, chi phísử dụng nhiên liệu, năng lượng, nước sinh hoạt, dịch vụ truyền hình, thông tinliên lạc và các chi phí dịch vụ khác phục vụ cho việc sử dụng riêng của chủ sởhữu, người sử dụng nhà chung cư.

3. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thìgiá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được quy định như sau:

a) Trường hợp chưa tổ chức được Hội nghị nhàchung cư lần đầu thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện theothỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở;

b) Trường hợp đã tổ chức được Hội nghị nhà chungcư thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư do Hội nghị nhà chung cư quyếtđịnh.

4. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì giádịch vụ quản lý nhà chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu vàngười sử dụng nhà chung cư; trường hợp nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước thìgiá dịch vụ quản lý nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điềunày.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm banhành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư để áp dụng cho các trườnghợp sau đây:

a) Thu kinh phí quản lý vận hành nhà chung cưthuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;

b) Làm cơ sở để các bên thỏa thuận trong hợp đồngmua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở hoặc trong trường hợp có tranh chấp về giádịch vụ giữa đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư với chủ sở hữu, người sử dụngnhà chung cư; trường hợp không thỏa thuận được giá dịch vụ quản lý vận hành nhàchung cư thì áp dụng mức giá trong khung giá dịch vụ do Ủy ban nhân dân cấptỉnh ban hành.

Điều 107. Bảo trì nhà chung cư

1. Bảo trì nhà chung cư bao gồm bảo trì phần sởhữu riêng và bảo trì phần sở hữu chung. Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệmbảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí để thực hiện bảo trì phần sở hữuchung của nhà chung cư.

2. Việc đóng góp kinh phí bảo trì phần sở hữuchung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được thực hiện theo quy định tạiĐiều 108 của Luật này; việc sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung có nhiềuchủ sở hữu được thực hiện theo quy định tại Điều 109 của Luật này.

3. Nội dung bảo trì, quy trình bảo trì và việcquản lý hồ sơ bảo trì nhà chung cư được thực hiện theo quy định của pháp luậtvề xây dựng.

Điều 108. Kinh phí bảo trì phần sở hữu chungcủa nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu

1. Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhàchung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định như sau:

a) Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhàchung cư mà chủ đầu tư bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trịcăn hộ hoặc diện tích khác bán, cho thuê mua; khoản tiền này được tính vào tiềnbán, tiền thuê mua nhà mà người mua, thuê mua phải đóng khi nhận bàn giao vàđược quy định rõ trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua;

b) Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhàchung cư mà chủ đầu tư giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán,chưa cho thuê mua tính đến thời điểm bàn giao đưa nhà chung cư vào sử dụng, trừphần diện tích thuộc sở hữu chung thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ,phần diện tích giữ lại; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giácao nhất của nhà chung cư đó.

2. Trường hợp kinh phí bảo trì quy định tại khoản1 Điều này không đủ để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư thìcác chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm đóng góp thêm kinh phí tương ứng vớiphần diện tích thuộc sở hữu riêng của từng chủ sở hữu.

3. Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán, thuêmua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư trước ngày 01 tháng 7 năm2006 mà chưa thu kinh phí bảo trì phần sở hữu chung thì các chủ sở hữu nhàchung cư họp Hội nghị nhà chung cư để thống nhất mức đóng góp kinh phí này; mứcđóng góp kinh phí có thể được nộp hằng tháng vào tài khoản tiền gửi tại tổ chứctín dụng đang hoạt động tại Việt Nam do Ban quản trị nhà chung cư lập hoặc đượcđóng khi phát sinh công việc cần bảo trì.

4. Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán,thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư sau ngày 01 tháng 7 năm2006 mà trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở không có thỏa thuận về kinh phíbảo trì thì chủ đầu tư phải đóng khoản tiền này; trường hợp trong hợp đồng muabán, thuê mua nhà ở mà giá mua, giá thuê mua chưa tính kinh phí bảo trì thì chủsở hữu thực hiện đóng khoản kinh phí bảo trì phần sở hữu chung theo quy địnhtại khoản 3 Điều này.

5. Trường hợp nhà chung cư có mục đích sử dụnghỗn hợp để ở và kinh doanh mà phân chia được riêng biệt các khu chức năng khácnhau trong cùng một tòa nhà bao gồm khu chức năng căn hộ, khu chức năng kinhdoanh, dịch vụ và mỗi khu chức năng này có phần sở hữu chung được tách biệt vớiphần sở hữu chung của cả tòa nhà, được quản lý, vận hành độc lập thì chủ đầu tưvà người mua, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư thỏa thuậntrong hợp đồng mua bán, thuê mua việc phân chia tỷ lệ kinh phí bảo trì phần sởhữu chung thành nhiều phần để quản lý, sử dụng theo quy định tại khoản 4 Điều109 của Luật này.

Điều 109. Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trìphần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu

1. Đối với kinh phí bảo trì quy định tại khoản 1Điều 108 của Luật này thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày thu kinh phí củangười mua, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư, chủ đầu tưcó trách nhiệm gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm mở tại tổ chức tín dụngđang hoạt động tại Việt Nam để quản lý kinh phí này và thông báo cho cơ quanquản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư biết.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Ban quản trịnhà chung cư được thành lập, chủ đầu tư phải chuyển giao kinh phí bảo trì baogồm cả lãi suất tiền gửi cho Ban quản trị để thực hiện quản lý, sử dụng theoquy định của Luật này và có thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh biết;trường hợp chủ đầu tư không bàn giao kinh phí này thì Ban quản trị nhà chung cưcó quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư thực hiện cưỡngchế buộc chủ đầu tư phải thực hiện bàn giao theo quy định của Chính phủ.

2. Kinh phí bảo trì quy định tại Điều 108 củaLuật này chỉ được sử dụng để bảo trì các phần sở hữu chung của nhà chung cư,không được sử dụng cho việc quản lý vận hành nhà chung cư và các mục đích khác;trường hợp nhà chung cư phải phá dỡ mà kinh phí bảo trì chưa sử dụng hết thì đượcsử dụng để hỗ trợ tái định cư hoặc đưa vào quỹ bảo trì phần sở hữu chung củanhà chung cư mới sau khi được xây dựng lại.

3. Ban quản trị nhà chung cư có trách nhiệm quảnlý, sử dụng kinh phí bảo trì đúng mục đích, đúng hạng mục cần bảo trì theo kếhoạch bảo trì đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua hằng năm. Việc sử dụngkinh phí bảo trì phần sở hữu chung phải có hóa đơn tài chính, có thanh toán,quyết toán theo quy định của pháp luật về tài chính và phải báo cáo Hội nghịnhà chung cư.

Thành viên Ban quản trị nhà chung cư có quyếtđịnh sử dụng kinh phí không đúng quy định tại khoản 2 Điều này và khoản này thìbị xử lý theo quy định của pháp luật và phải bồi thường thiệt hại.

4. Việc quản lý, sử dụng phần kinh phí bảo trìquy định tại khoản 5 Điều 108 của Luật này được quy định như sau:

a) Đối với phần kinh phí để bảo trì phần sở hữuchung của cả tòa nhà và phần sở hữu chung của khu căn hộ thì được chuyển vàotài khoản do Ban quản trị nhà chung cư lập để quản lý, sử dụng theo quy địnhtại Điều này;

b) Đối với phần kinh phí để bảo trì phần sở hữuchung của khu kinh doanh, dịch vụ thì chủ sở hữu khu kinh doanh, dịch vụ đượctự quản lý, sử dụng để bảo trì phần sở hữu chung của khu chức năng này.

Mục 2

PHÁ DỠ NHÀ CHUNGCƯ ĐỂ CẢI TẠO,

XÂY DỰNG LẠI NHÀCHUNG CƯ

Điều 110. Các trường hợp phá dỡ nhà chung cưđể cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư

1. Nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cảitạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 99 củaLuật này.

2. Nhà chung cư bị hư hỏng mà chưa thuộc diện bịphá dỡ nhưng nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khunhà ở thuộc diện bị phá dỡ theo quy định tại khoản 1 Điều này theo quy hoạchxây dựng được phê duyệt.

3. Nhà chung cư không thuộc diện quy định tạikhoản 1 và khoản 2 Điều này nhưng được tất cả các chủ sở hữu thống nhất phá dỡđể xây dựng lại nhà chung cư mới thông qua Hội nghị nhà chung cư.

Điều 111. Lập kế hoạch cải tạo, xây dựng lạinhà chung cư

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cưcó trách nhiệm tổ chức rà soát, thống kê các loại nhà chung cư trên địa bàn;lập và phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư thuộc diện quyđịnh tại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 của Luật này.

2. Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cóthể được lập và phê duyệt riêng hoặc được xác định trong kế hoạch phát triểnnhà ở của địa phương và phải được công bố công khai trên phương tiện thông tinđại chúng của địa phương, trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấptỉnh, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh và thông báo đến khu dân cư, Ủy ban nhândân cấp xã nơi có nhà chung cư.

Điều 112. Yêu cầu đối với việc phá dỡ nhàchung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư

1. Việc phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chungcư phải thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Luật này, phù hợp với quyhoạch xây dựng và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đãđược phê duyệt.

2. Trước khi thực hiện phá dỡ để cải tạo, xâydựng lại nhà chung cư thì chủ đầu tư phải tổ chức lập phương án tái định cư đểbáo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư phê duyệt. Phương án táiđịnh cư phải được thông báo đến khu dân cư nơi có nhà chung cư bị phá dỡ, đượccông bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trênCổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh.

3. Việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phảiđược thực hiện theo dự án; khi phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cưphải kết hợp cải tạo lại khu nhà ở trong khu vực của dự án theo quy hoạch xâydựng được phê duyệt.

4. Trường hợp cải tạo, xây dựng lại nhà chung cưthuộc sở hữu nhà nước thì phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và phảituân thủ quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

Điều 113. Các hình thức cải tạo, xây dựng lại nhàchung cư

1. Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tưvốn hoặc góp vốn cùng các chủ sở hữu có nhà chung cư quy định tại Điều 110 củaLuật này để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, trừ trường hợp chủ sở hữu nhàchung cư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 của Luật này không chấp hànhviệc phá dỡ.

2. Nhà nước thực hiện cưỡng chế phá dỡ và trựctiếp đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư bằng nguồn vốn hoặc hình thứcquy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này đối với trường hợp quy định tại khoản1 và khoản 2 Điều 110 của Luật này mà chủ sở hữu nhà chung cư không chấp hànhviệc phá dỡ.

Điều 114. Chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựnglại nhà chung cư

1. Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xâydựng lại nhà chung cư được thực hiện như sau:

a) Trường hợp Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn quyđịnh tại khoản 3 Điều 36 của Luật này để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thìcơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tưquyết định lựa chọn chủ đầu tư;

b) Trường hợp Nhà nước đầu tư cải tạo, xây dựnglại nhà chung cư theo hình thức xây dựng – chuyển giao quy định tại khoản 3Điều 36 của Luật này thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dâncấp tỉnh quyết định lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu thầu nếu có từ hai nhàđầu tư trở lên đăng ký làm chủ đầu tư hoặc chỉ định thầu nếu chỉ có một nhà đầutư đăng ký làm chủ đầu tư;

c) Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất độngsản tham gia góp vốn đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì chủ sở hữunhà chung cư và doanh nghiệp thỏa thuận về đơn vị làm chủ đầu tư và đề nghị cơquan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận.

2. Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xâydựng lại nhà chung cư chỉ được thực hiện sau khi có kế hoạch cải tạo, xây dựnglại nhà chung cư được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

3. Trường hợp cải tạo, xây dựng lại nhà chung cưquy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì chủ đầu tư phải có đủ điềukiện theo quy định tại Điều 21 của Luật này.

Điều 115. Phương án bố trí tái định cư khi phádỡ nhà chung cư

1. Trường hợp nhà chung cư có một chủ sở hữu màđang cho thuê thì việc bố trí chỗ ở cho người đang thuê được thực hiện theothỏa thuận giữa chủ sở hữu và người thuê nhà.

2. Trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu màcó sự tham gia đầu tư của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì chủ sở hữunhà chung cư và doanh nghiệp này thỏa thuận phương án bố trí tái định cư theonguyên tắc quy định tại Điều 116 của Luật này để báo cáo Ủy ban nhân dân cấptỉnh nơi có nhà chung cư phê duyệt.

Các chủ sở hữu nhà chung cư phải tổ chức cuộc họpHội nghị nhà chung cư để thống nhất phương án bố trí tái định cư trước khi báocáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư phê duyệt.

3. Trường hợp nhà chung cư thuộc diện quy địnhtại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 của Luật này mà chủ sở hữu không chấp hành việcphá dỡ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở thực hiện cưỡng chế phá dỡ vàtổ chức lập, phê duyệt phương án bố trí tái định cư theo nguyên tắc quy địnhtại Điều 116 của Luật này.

Điều 116. Bố trí nhà ở tái định cư

1. Việc bố trí tái định cư cho các chủ sở hữu cónhà chung cư thuộc diện phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được thựchiện như sau:

a) Trường hợp chủ sở hữu không có nhu cầu táiđịnh cư tại chỗ thì tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương mà được bố trí nhàở, đất ở tái định cư theo quy định tại Điều 36 của Luật này;

b) Trường hợp chủ sở hữu có nhu cầu tái định cưtại chỗ thì được bố trí nhà ở mới có diện tích tối thiểu bằng hoặc lớn hơn diệntích nhà ở cũ.

Trường hợp Nhà nước đầu tư cải tạo, xây dựng lạinhà chung cư mà có chênh lệch về giá trị giữa nhà ở cũ và nhà ở mới thì việcthanh toán giá trị chênh lệch được thực hiện theo phương án bố trí tái định cưđã được phê duyệt; nếu doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và chủ sở hữu thỏathuận đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì việc thanh toán giá trịchênh lệch được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên;

c) Việc bố trí tái định cư bằng nhà ở được thựchiện thông qua hợp đồng cho thuê, cho thuê mua, mua bán nhà ở ký giữa ngườiđược bố trí tái định cư với đơn vị được giao bố trí tái định cư nếu do Nhà nướcđầu tư; ký với chủ đầu tư dự án nếu do doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầutư xây dựng;

d) Ngoài việc được bố trí tái định cư theo quyđịnh tại khoản này, người được bố trí tái định cư còn được xem xét hỗ trợ theoquy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

2. Việc bố trí tái định cư cho các chủ sở hữu cónhà chung cư phải phá dỡ để xây dựng công trình khác được thực hiện theo quyđịnh tại Điều 36 của Luật này.

3. Trường hợp Nhà nước đầu tư cải tạo, xây dựnglại nhà chung cư thì chủ đầu tư dự án phải lo chỗ ở tạm thời hoặc thanh toántiền để người được tái định cư tự lo chỗ ở trong thời gian cải tạo, xây dựnglại; trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và chủ sở hữu thỏa thuậnđầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì các bên thỏa thuận về chỗ ở tạmthời của chủ sở hữu trong thời gian cải tạo, xây dựng lại.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc phá dỡ nhàchung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư và việc bố trí nhà ở cho ngườiđược tái định cư.

Chương VIII

GIAO DỊCH VỀ NHÀ Ở

Mục 1

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CÁC GIAO DỊCH VỀ NHÀ Ở

Điều 117. Các hình thức giao dịch về nhà ở

Giao dịch về nhà ở bao gồm các hình thức mua bán,cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại,tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ và ủy quyền quảnlý nhà ở.

Điều 118. Điều kiện của nhà ở tham gia giaodịch

1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho,đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của phápluật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếunại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối vớitrường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;

c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bịkê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quannhà nước có thẩm quyền;

d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất,có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoảnnày không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trongtương lai.

2. Giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắtbuộc phải có Giấy chứng nhận:

a) Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tươnglai;

b) Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhàtình thương;

c) Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữunhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;

d) Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quảnlý nhà ở;

đ) Nhận thừa kế nhà ở;

e) Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thươngmại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đãnhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nướccó thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

Các giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham giagiao dịch quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Trường hợp nhà ở cho thuê thì ngoài các điềukiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này, nhà ở còn phải bảo đảmchất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoátnước, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Điều 119. Điều kiện của các bên tham gia giaodịch về nhà ở

1. Bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyểnnhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp,góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có điều kiện sau đây:

a) Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữucho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật nàyvà pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thươngmại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyểnnhượng hợp đồng mua bán nhà ở;

b) Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lựchành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dânsự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặngcho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

2. Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyểnnhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừakế, nhận góp vốn, nhận thế chấp, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý nhà ở là cánhân thì phải có điều kiện sau đây:

a) Nếu là cá nhân trong nước thì phải có đủ nănglực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của phápluật dân sự và không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở đượcgiao dịch;

b) Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam địnhcư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịchvề nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữunhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng kýtạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

3. Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyểnnhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế,nhận thế chấp, nhận góp vốn, được ủy quyền quản lý nhà ở là tổ chức thì phải cótư cách pháp nhân và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập;trường hợp là tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tạiViệt Nam theo quy định của Luật này; nếu tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ởthì phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tạiViệt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

Điều 120. Trình tự, thủ tục thực hiện giaodịch về nhà ở

1. Các bên tham gia giao dịch nhà ở thỏa thuậnlập hợp đồng mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn, chomượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở hoặc văn bản chuyển nhượng hợp đồng muabán nhà ở thương mại (sau đây gọi chung là hợp đồng về nhà ở) có các nội dungquy định tại Điều 121 của Luật này; trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa,nhà tình thương thì chỉ cần lập văn bản tặng cho.

2. Các bên thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồsơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó;trường hợp mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có tráchnhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bênmua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua tự nguyện làm thủ tụcđề nghị cấp Giấy chứng nhận.

3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiệncấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, bên nhận tặng cho, nhận đổi,nhận góp vốn, nhận thừa kế nhà ở cùng với nhận chuyển quyền sử dụng đất ở hợppháp có nhà ở đó thì đồng thời công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụngđất ở cho bên nhận quyền sở hữu nhà ở.

Điều 121. Hợp đồng về nhà ở

Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phảiđược lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:

1. Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địachỉ của các bên;

2. Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểmcủa thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê muacăn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diệntích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đíchsử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mụcđích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;

3. Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợpđồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở màNhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;

4. Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu làtrường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhàở;

5. Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hànhnhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê,cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạngóp vốn;

6. Quyền và nghĩa vụ của các bên;

7. Cam kết của các bên;

8. Các thỏa thuận khác;

9. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;

10. Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;

11. Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu làtổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

Điều 122. Công chứng, chứng thực hợp đồng vàthời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở

1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn,thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thựchiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điềunày.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thìthời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợpđồng.

2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tìnhnghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; muabán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ởmà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ởthì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bêncó nhu cầu.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thìthời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bênkhông có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kếthợp đồng.

3. Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặcchứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.

4. Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thựchiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở đượcthực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.

Mục 2

MUA BÁN NHÀ Ở,CHUYỂN NHƯỢNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở

Điều 123. Giao dịch mua bán nhà ở, chuyểnnhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

1. Việc mua bán nhà ở phải được lập thành hợpđồng có các nội dung quy định tại Điều 121 của Luật này. Các bên có thể thỏathuận về việc bên bán thực hiện bán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ởgắn với nhà ở đó trong một thời hạn nhất định cho bên mua theo quy định củaChính phủ.

2. Trường hợp bên mua nhà ở thương mại của chủđầu tư nếu thuộc diện chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấpGiấy chứng nhận đối với nhà ở đó và có nhu cầu thì được chuyển nhượng hợp đồngmua bán nhà ở; bên nhận chuyển nhượng hợp đồng có trách nhiệm thực hiện đầy đủnghĩa vụ theo hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư.

Trình tự, thủ tục chuyển nhượng, nội dung và mẫuvăn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo quy định củaBộ trưởng Bộ Xây dựng; bên chuyển nhượng hợp đồng phải nộp thuế, lệ phí theoquy định của pháp luật về thuế, lệ phí.

Điều 124. Giá mua bán nhà ở, giá chuyển nhượnghợp đồng mua bán nhà ở thương mại

Giá mua bán nhà ở, giá chuyển nhượng hợp đồng muabán nhà ở do các bên thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà ở,văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở; trường hợp Nhà nước có quy địnhvề giá mua bán nhà ở thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.

Điều 125. Mua bán nhà ở trả chậm, trả dần

1. Việc mua bán nhà ở trả chậm, trả dần do cácbên thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà ở; trong thời gian trảchậm, trả dần, bên mua nhà ở được quyền sử dụng nhà ở và có trách nhiệm bảo trìnhà ở đó, trừ trường hợp nhà ở còn trong thời hạn bảo hành theo quy định củaLuật này hoặc các bên có thỏa thuận khác.

2. Bên mua nhà ở trả chậm, trả dần chỉ được thựchiện các giao dịch mua bán, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn nhà ở này vớingười khác sau khi đã thanh toán đủ tiền mua nhà ở, trừ trường hợp các bên cóthỏa thuận khác.

Trường hợp trong thời hạn trả chậm, trả dần màbên mua nhà ở chết thì người thừa kế hợp pháp được thực hiện tiếp các quyền,nghĩa vụ của bên mua nhà ở và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấychứng nhận sau khi người thừa kế đã trả đủ tiền mua nhà cho bên bán.

3. Trường hợp bên mua nhà ở có nhu cầu trả lạinhà ở đã mua trong thời gian trả chậm, trả dần và được bên bán nhà ở đồng ý thìhai bên thỏa thuận phương thức trả lại nhà ở và việc thanh toán lại tiền muanhà ở đó.

Điều 126. Mua bán nhà ở thuộc sở hữu chung

1. Việc bán nhà ở thuộc sở hữu chung phải có sựđồng ý của tất cả các chủ sở hữu; trường hợp có chủ sở hữu chung không đồng ýbán thì các chủ sở hữu chung khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quyđịnh của pháp luật. Các chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua, nếu các chủ sởhữu chung không mua thì nhà ở đó được bán cho người khác.

Trường hợp có chủ sở hữu chung đã có tuyên bố mấttích của Tòa án thì các chủ sở hữu chung còn lại được quyền bán nhà ở đó; phầngiá trị quyền sở hữu nhà ở của người bị tuyên bố mất tích được xử lý theo quyđịnh của pháp luật.

2. Trường hợp chủ sở hữu chung bán phần quyền sởhữu của mình thì các chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua; trong thờihạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc bán phần quyền sở hữu nhà ởvà điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì phần quyền đó đượcbán cho người khác; trường hợp vi phạm quyền ưu tiên mua thì xử lý theo quyđịnh của pháp luật về dân sự.

Điều 127. Mua bán nhà ở đang cho thuê

1. Trường hợp chủ sở hữu bán nhà ở đang cho thuêthì phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết về việc bán và các điềukiện bán nhà ở; bên thuê nhà ở được quyền ưu tiên mua nếu đã thanh toán đầy đủtiền thuê nhà cho bên cho thuê tính đến thời điểm bên cho thuê có thông báo vềviệc bán nhà cho thuê, trừ trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung; trong thời hạn30 ngày, kể từ ngày bên thuê nhà ở nhận được thông báo mà không mua thì chủ sởhữu nhà ở được quyền bán nhà ở đó cho người khác, trừ trường hợp các bên cóthỏa thuận khác về thời hạn.

2. Trường hợp bán nhà ở đang cho thuê thuộc sởhữu nhà nước thì thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương VI của Luật này.

Điều 128. Mua trước nhà ở

Khi các bên đã ký kết hợp đồng mua bán nhà ởnhưng Nhà nước có nhu cầu mua nhà ở đó để sử dụng vào mục đích quốc phòng, anninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnhban hành quyết định mua trước nhà ở đó. Giá mua bán, điều kiện và phương thứcthanh toán tiền mua nhà ở được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bánnhà ở mà các bên đã ký kết. Nhà nước bồi thường thiệt hại cho các bên (nếu có).Hợp đồng mua bán nhà ở do các bên đã ký kết không còn giá trị pháp lý.

Mục 3

CHO THUÊ NHÀ Ở

Điều 129. Thời hạn thuê và giá thuê nhà ở

1. Bên cho thuê và bên thuê nhà ở được thỏa thuậnvề thời hạn thuê, giá thuê và hình thức trả tiền thuê nhà theo định kỳ hoặc trảmột lần; trường hợp Nhà nước có quy định về giá thuê nhà ở thì các bên phảithực hiện theo quy định đó.

2. Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà ở màbên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thì bên cho thuêđược quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở. Giá thuê nhà ở mới do các bên thỏa thuận;trường hợp không thỏa thuận được thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứthợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên thuê theo quy định của phápluật.

3. Bên cho thuê và bên thuê nhà ở được Nhà nướcbảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình thuê và cho thuê nhà ở.

Điều 130. Cho thuê nhà ở thuộc sở hữu chung

1. Việc cho thuê nhà ở thuộc sở hữu chung phải cósự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu nhà ở đó, trừ trường hợp chủ sở hữu chungcho thuê phần nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình.

2. Các chủ sở hữu chung có thể ủy quyền cho ngườiđại diện ký hợp đồng thuê nhà ở.

Điều 131. Các trường hợp chấm dứt hợp đồngthuê nhà ở

1. Trường hợp thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thìviệc chấm dứt hợp đồng thuê nhà được thực hiện khi có một trong các trường hợpquy định tại khoản 1 Điều 84 của Luật này.

2. Trường hợp thuê nhà ở không thuộc sở hữu nhànước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở được thực hiện khi có một trong cáctrường hợp sau đây:

a) Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn; trường hợp tronghợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày, kể từ ngàybên cho thuê nhà ở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng;

b) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;

c) Nhà ở cho thuê không còn;

d) Bên thuê nhà ở chết hoặc có tuyên bố mất tíchcủa Tòa án mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống;

đ) Nhà ở cho thuê bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sậpđổ hoặc thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa nhà ở hoặc cóquyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở cho thuê thuộc diệnbị Nhà nước trưng mua, trưng dụng để sử dụng vào các mục đích khác.

Bên cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bênthuê biết trước 30 ngày về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở quy định tại điểmnày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

e) Chấm dứt theo quy định tại Điều 132 của Luậtnày.

Điều 132. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợpđồng thuê nhà ở

1. Trong thời hạn thuê nhà ở theo thỏa thuậntrong hợp đồng, bên cho thuê không được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhàvà thu hồi nhà ở đang cho thuê, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điềunày.

2. Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấmdứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi thuộc mộttrong các trường hợp sau đây:

a) Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhàở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điềukiện theo quy định của Luật này;

b) Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏathuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;

c) Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích nhưđã thỏa thuận trong hợp đồng;

d) Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phádỡ nhà ở đang thuê;

đ) Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lạinhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê;

e) Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường,ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên chothuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum,sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục;

g) Thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 129của Luật này.

3. Bên thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứtthực hiện hợp đồng thuê nhà ở khi bên cho thuê nhà ở có một trong các hành visau đây:

a) Không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng;

b) Tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giáthuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận;

c) Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi íchcủa người thứ ba.

4. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồngthuê nhà ở phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trườnghợp các bên có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệthại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 133. Quyền tiếp tục thuê nhà ở

1. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở chết mà thời hạnthuê nhà ở vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng.Người thừa kế có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kếttrước đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trường hợp chủ sở hữukhông có người thừa kế hợp pháp theo quy định của pháp luật thì nhà ở đó thuộcquyền sở hữu của Nhà nước và người đang thuê nhà ở được tiếp tục thuê theo quyđịnh về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

2. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở chuyển quyền sởhữu nhà ở đang cho thuê cho người khác mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì bênthuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng; chủ sở hữu nhà ở mới cótrách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó, trừtrường hợp các bên có thỏa thuận khác.

3. Khi bên thuê nhà ở chết mà thời hạn thuê nhà ởvẫn còn thì người đang cùng sinh sống với bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đếnhết hạn hợp đồng thuê nhà ở, trừ trường hợp thuê nhà ở công vụ hoặc các bên cóthỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Mục 4

THUÊ MUA NHÀ Ở XÃ HỘI

Điều 134. Thủ tục thuê mua nhà ở xã hội

1. Việc thuê mua nhà ở xã hội phải lập thành hợpđồng có các nội dung quy định tại Điều 121 của Luật này; trường hợp thuê muanhà ở xã hội do các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng thì hợp đồng thuê mua đượcký kết giữa chủ đầu tư với bên thuê mua; trường hợp thuê mua nhà ở xã hội thuộcsở hữu nhà nước thì việc ký kết hợp đồng thuê mua được thực hiện theo quy địnhtại điểm a khoản 2 Điều 83 của Luật này.

2. Khi kết thúc thời hạn thuê mua nhà ở theo hợpđồng và bên thuê mua đã thanh toán hết tiền thuê mua theo thỏa thuận thì bêncho thuê mua phải làm thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấychứng nhận cho người thuê mua, trừ trường hợp bên thuê mua tự nguyện làm thủtục đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

Điều 135. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê muanhà ở xã hội

1. Bên thuê mua nhà ở xã hội phải thực hiện quyđịnh tại Điều 62 của Luật này và các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận trong hợpđồng thuê mua nhà ở.

Trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê mua nhà ở màbên thuê mua đã nhận bàn giao nhà ở thì bên thuê mua phải trả lại nhà ở này chobên cho thuê mua; bên thuê mua được hoàn lại số tiền đã nộp lần đầu, trừ trườnghợp quy định tại điểm e và điểm h khoản 1 Điều 84 và khoản 2 Điều 136 của Luậtnày.

2. Trường hợp bên thuê mua nhà ở chết thì giảiquyết như sau:

a) Nếu có người thừa kế hợp pháp đang cùng sinhsống tại nhà ở đó thì người thừa kế hợp pháp đó được tiếp tục thuê mua nhà ở,trừ trường hợp người thừa kế hợp pháp tự nguyện trả lại nhà ở thuê mua;

b) Nếu có người thừa kế hợp pháp nhưng không cùngsinh sống tại nhà ở đó mà bên thuê mua nhà ở đã thực hiện được hai phần ba thờihạn thuê mua thì người thừa kế hợp pháp được thanh toán hết số tiền tương ứngvới một phần ba thời hạn thuê mua còn lại và được cơ quan nhà nước có thẩmquyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó;

c) Nếu có người thừa kế hợp pháp nhưng khôngthuộc diện quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì bên cho thuê mua được quyềnthu hồi nhà ở và người thừa kế hợp pháp được hoàn trả số tiền mà bên thuê muanhà ở đã nộp lần đầu có tính lãi suất theo quy định về lãi suất không kỳ hạnliên ngân hàng tại thời điểm hoàn trả;

d) Nếu không có người thừa kế hợp pháp thì sốtiền thuê mua đã nộp lần đầu thuộc sở hữu của Nhà nước và bên cho thuê mua đượcthu hồi nhà ở thuê mua để ký hợp đồng thuê, thuê mua với đối tượng thuộc diệnđược thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật này.

Điều 136. Các trường hợp chấm dứt hợp đồngthuê mua và thu hồi nhà ở xã hội cho thuê mua

1. Trường hợp thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữunhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê mua và thu hồi nhà ở được thực hiệnkhi thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g và hkhoản 1 Điều 84 của Luật này.

2. Trường hợp thuê mua nhà ở xã hội không thuộcsở hữu nhà nước thì bên cho thuê mua được chấm dứt hợp đồng thuê mua nhà ở,được thu hồi nhà ở đang cho thuê mua khi thuộc một trong các trường hợp sauđây:

a) Bên thuê mua tự ý cho thuê hoặc bán nhà ở thuêmua cho người khác trong thời hạn thuê mua;

b) Bên thuê mua không trả tiền thuê nhà từ 03tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;

c) Bên thuê mua tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo,phá dỡ nhà ở thuê mua;

d) Bên thuê mua sử dụng nhà ở không đúng mục đíchnhư đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê mua;

đ) Thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 2Điều 135 của Luật này;

e) Các trường hợp khác theo thỏa thuận của cácbên.

3. Bên thuê mua nhà ở xã hội không thuộc diện quyđịnh tại khoản 1 Điều này được chấm dứt hợp đồng thuê mua theo thỏa thuận tronghợp đồng; trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở thì phải trả lại nhà ở này cho bêncho thuê mua.

Mục 5

TẶNG CHO NHÀ Ở

Điều 137. Tặng cho nhà ở thuộc sở hữu chung

1. Trường hợp tặng cho nhà ở thuộc sở hữu chunghợp nhất thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ sở hữu nhà ởthuộc sở hữu chung.

2. Trường hợp tặng cho nhà ở thuộc sở hữu chungtheo phần thì chủ sở hữu chỉ được tặng cho phần nhà ở thuộc quyền sở hữu củamình và không được làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sởhữu nhà ở thuộc sở hữu chung khác. Sau khi nhận tặng cho phần sở hữu chung thìchủ sở hữu nhà ở mới không được làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp phápcủa các chủ sở hữu chung khác.

Điều 138. Tặng cho nhà ở đang cho thuê

1. Chủ sở hữu nhà ở đang cho thuê phải thông báobằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết trước về việc tặng cho nhà ở.

2. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê nhà ở đếnhết hạn hợp đồng thuê nhà đã ký với bên tặng cho, trừ trường hợp các bên cóthỏa thuận khác.

Mục 6

ĐỔI NHÀ Ở

Điều 139. Đổi nhà ở thuộc sở hữu chung

1. Việc đổi nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhấtphải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung.

2. Trường hợp đổi nhà ở thuộc sở hữu chung theophần thì chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung chỉ được đổi phần nhà ở thuộcquyền sở hữu của mình và bảo đảm không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợppháp của các chủ sở hữu chung khác. Sau khi nhận đổi phần nhà ở thuộc sở hữuchung thì chủ sở hữu nhà ở mới không được làm ảnh hưởng đến các quyền và lợiích hợp pháp của các chủ sở hữu chung khác.

Điều 140. Đổi nhà ở đang cho thuê

1. Chủ sở hữu nhà ở đang cho thuê phải thông báobằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết trước về việc đổi nhà ở.

2. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê nhà ở đếnhết hạn hợp đồng thuê nhà ở đã ký với chủ sở hữu nhà ở cũ, trừ trường hợp cácbên có thỏa thuận khác

Điều 141. Thanh toán giá trị chênh lệch

Khi đổi nhà ở và chuyển quyền sở hữu nhà ở chonhau, nếu có chênh lệch về giá trị nhà ở thì các bên đổi nhà ở phải thanh toángiá trị chênh lệch đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Mục 7

THỪA KẾ NHÀ Ở

Điều 142. Thừa kế nhà ở thuộc sở hữu chung hợpnhất

Nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất mà người thừakế là một hoặc các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chungcòn lại thì những người này được thừa kế nhà ở đó theo di chúc hoặc theo phápluật; trường hợp có người thừa kế không phải là chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữuchung hợp nhất thì người thừa kế được thanh toán phần giá trị nhà ở mà họ đượcthừa kế, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Điều 143. Thừa kế nhà ở thuộc sở hữu chungtheo phần

Nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì phần nhà ởcủa người để lại thừa kế được chia cho những người thừa kế theo di chúc hoặctheo pháp luật; nếu nhà ở được bán để chia giá trị thì những người thừa kế đượcưu tiên mua; nếu những người thừa kế không mua thì các chủ sở hữu nhà ở thuộcsở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua phần thừa kế nhà ở đó và thanh toáncho những người thừa kế giá trị nhà ở đã mua.

Mục 8

THẾ CHẤP NHÀ Ở

Điều 144. Bên thế chấp và bên nhận thế chấpnhà ở

1. Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức được thế chấp nhàở tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.

2. Chủ sở hữu nhà ở là cá nhân được thế chấp nhàở tại tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam hoặc cánhân theo quy định của pháp luật.

Điều 145. Thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung

Việc thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung phải đượcsự đồng ý bằng văn bản của các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung, trừ trườnghợp thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sởhữu chung hợp nhất có trách nhiệm liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ củabên thế chấp nhà ở theo quy định của Bộ luật dân sự.

Điều 146. Thế chấp nhà ở đang cho thuê

1. Chủ sở hữu nhà ở có quyền thế chấp nhà ở đangcho thuê nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết trước vềviệc thế chấp. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng thuê nhàở.

2. Trường hợp nhà ở đang thuê bị xử lý để thựchiện nghĩa vụ của bên thế chấp nhà ở thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đếnhết hạn hợp đồng, trừ trường hợp bên thuê nhà ở vi phạm các quy định tại khoản2 Điều 132 của Luật này hoặc các bên có thỏa thuận khác.

Điều 147. Thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ởvà thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai

1. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấpdự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tạiViệt Nam để vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó; trường hợpchủ đầu tư đã thế chấp nhà ở mà có nhu cầu huy động vốn góp để phân chia nhà ởtheo quy định của pháp luật về nhà ở hoặc có nhu cầu bán, cho thuê mua nhà ở đóthì phải giải chấp nhà ở này trước khi ký hợp đồng huy động vốn góp, hợp đồngmua bán, thuê mua nhà ở với khách hàng, trừ trường hợp được bên góp vốn, bênmua, thuê mua nhà ở và bên nhận thế chấp đồng ý.

Việc xác định nhà ở đã được giải chấp trước khiký hợp đồng huy động vốn góp, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở với khách hàngtheo quy định tại khoản này được nêu rõ trong văn bản thông báo nhà ở đủ điềukiện được bán của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở.

2. Tổ chức, cá nhân xây dựng nhà ở hình thànhtrong tương lai trên thửa đất ở hợp pháp của mình; tổ chức, cá nhân mua nhà ởhình thành trong tương lai trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở của chủ đầu tưđược thế chấp nhà ở này tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vayvốn phục vụ cho xây dựng nhà ở hoặc để mua chính nhà ở đó.

Điều 148. Điều kiện thế chấp dự án đầu tư xâydựng nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai

1. Điều kiện thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhàở, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai được quy định như sau:

a) Trường hợp chủ đầu tư thế chấp một phần hoặctoàn bộ dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì phải có hồ sơ dự án, có thiết kế kỹthuật của dự án được phê duyệt và đã có Giấy chứng nhận hoặc quyết định giaođất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Trường hợp chủ đầu tư thế chấp nhà ở hìnhthành trong tương lai xây dựng trong dự án thì ngoài điều kiện quy định tạiđiểm a khoản này, nhà ở thế chấp phải thuộc diện đã xây dựng xong phần móngtheo quy định của pháp luật về xây dựng và không nằm trong phần dự án hoặc toànbộ dự án mà chủ đầu tư đã thế chấp theo quy định tại điểm a khoản này;

c) Trường hợp tổ chức, cá nhân thế chấp nhà ở quyđịnh tại khoản 2 Điều 147 của Luật này thì phải có giấy tờ chứng nhận quyền sửdụng đất ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai, Giấy phép xây dựngnếu thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng.

Trường hợp người thế chấp nhà ở hình thành trongtương lai mua nhà ở của chủ đầu tư trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì phảicó hợp đồng mua bán nhà ở ký kết với chủ đầu tư, có văn bản chuyển nhượng hợpđồng mua bán nhà ở nếu là bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quyđịnh, có giấy tờ chứng minh đã đóng tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư theo tiến độthỏa thuận trong hợp đồng mua bán và không thuộc diện đang có khiếu nại, khiếukiện, tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở hoặc về việc chuyển nhượng hợp đồngmua bán nhà ở này.

2. Việc thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở vàthế chấp nhà ở hình thành trong tương lai chỉ được thực hiện theo quy định tạiLuật này; các trường hợp thế chấp tài sản là dự án đầu tư xây dựng nhà ở hoặcnhà ở hình thành trong tương lai không đúng với quy định tại Luật này thì khôngcó giá trị pháp lý.

Điều 149. Xử lý tài sản nhà ở, dự án đầu tưxây dựng nhà ở thế chấp

1. Việc xử lý tài sản thế chấp là nhà ở bao gồmcả xử lý thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai được thực hiện theo quy địnhcủa Luật này, pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan.

2. Việc xử lý tài sản thế chấp là dự án đầu tưxây dựng nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và phápluật có liên quan; tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng dự án phải có đủ điều kiệnlàm chủ đầu tư dự án theo quy định của Luật này và phải đăng ký với cơ quan nhànước có thẩm quyền giao dự án theo quy định của pháp luật về kinh doanh bấtđộng sản.

Mục 9

GÓP VỐN BẰNG NHÀ Ở

Điều 150. Điều kiện, thủ tục góp vốn bằng nhàở

1. Chủ sở hữu nhà ở hoặc chủ đầu tư dự án xâydựng nhà ở thương mại có quyền góp vốn bằng nhà ở để tham gia hoạt động kinhdoanh trong các lĩnh vực mà pháp luật không cấm kinh doanh tại nhà ở đó. Việcgóp vốn bằng nhà ở phải thông qua hợp đồng có các nội dung theo quy định tạiĐiều 121 của Luật này.

2. Nhà ở đưa vào góp vốn phải là nhà ở có sẵn vàđáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này.

Điều 151. Góp vốn bằng nhà ở thuộc sở hữuchung

1. Việc góp vốn bằng nhà ở thuộc sở hữu chungphải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung.

2. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung cùngký vào hợp đồng góp vốn bằng nhà ở hoặc có thể thỏa thuận bằng văn bản cử ngườiđại diện ký hợp đồng góp vốn bằng nhà ở.

Điều 152. Góp vốn bằng nhà ở đang cho thuê

1. Chủ sở hữu nhà ở đang cho thuê phải thông báobằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết trước về việc góp vốn bằng nhà ở.

2. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê nhà ở đếnhết hạn hợp đồng thuê nhà đã ký với bên góp vốn, trừ trường hợp các bên có thỏathuận khác.

Mục 10

CHO MƯỢN, CHO Ở NHỜ NHÀ Ở

Điều 153. Cho mượn, cho ở nhờ nhà ở thuộc sởhữu chung

1. Việc cho mượn, cho ở nhờ nhà ở thuộc sở hữuchung hợp nhất phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu nhà ở đó; trườnghợp chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì có quyền cho mượn, cho ởnhờ thuộc phần sở hữu của mình nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi củacác chủ sở hữu chung khác. Bên cho mượn nhà ở có quyền đòi lại nhà ở, bên cho ởnhờ có quyền chấm dứt việc cho ở nhờ khi chấm dứt hợp đồng theo quy định tạiĐiều 154 của Luật này và theo thỏa thuận trong hợp đồng.

2. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có thểủy quyền cho người đại diện ký hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở.

Điều 154. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng chomượn, cho ở nhờ nhà ở

1. Thời hạn cho mượn, cho ở nhờ đã hết.

2. Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ không còn.

3. Bên mượn, bên ở nhờ nhà ở chết hoặc mất tíchtheo tuyên bố của Tòa án.

4. Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ có nguy cơ sập đổhoặc thuộc diện đã có quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc thu hồi đất của cơ quannhà nước có thẩm quyền.

5. Theo thỏa thuận của các bên.

Mục 11

ỦY QUYỀN QUẢN LÝ NHÀ Ở

Điều 155. Nội dung, phạm vi ủy quyền quản lýnhà ở

1. Ủy quyền quản lý nhà ở là việc chủ sở hữu nhàở ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sởhữu nhà ở trong việc quản lý, sử dụng nhà ở trong thời hạn được ủy quyền. Việcủy quyền quản lý nhà ở chỉ được thực hiện đối với nhà ở có sẵn.

2. Nội dung, thời hạn ủy quyền quản lý, sử dụngnhà ở do các bên thỏa thuận và được ghi trong hợp đồng ủy quyền; nếu các bênkhông có thỏa thuận về thời hạn ủy quyền thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01năm, kể từ ngày ký hợp đồng ủy quyền.

3. Bên ủy quyền quản lý nhà ở phải trả chi phíquản lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Điều 156. Ủy quyền quản lý nhà ở thuộc sở hữuchung

1. Việc ủy quyền quản lý nhà ở thuộc sở hữu chunghợp nhất phải được các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung đồng ý; trường hợpchủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì có quyền ủy quyền cho ngườikhác quản lý phần quyền sở hữu của mình nhưng không được làm ảnh hưởng đếnquyền lợi của các chủ sở hữu chung khác.

2. Chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có tráchnhiệm thông báo cho chủ sở hữu khác biết việc ủy quyền quản lý nhà ở, trừtrường hợp người được ủy quyền quản lý nhà ở đồng thời là chủ sở hữu chung củanhà ở đó.

Điều 157. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng ủyquyền quản lý nhà ở

1. Hợp đồng ủy quyền hết hạn.

2. Nội dung ủy quyền đã được thực hiện.

3. Nhà ở được ủy quyền quản lý không còn.

4. Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền đơn phươngchấm dứt hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở theo quy định tại Điều 158 của Luậtnày.

5. Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền quản lýnhà ở chết.

6. Bên được ủy quyền quản lý nhà ở mất tích hoặcbị mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án.

7. Theo thỏa thuận của các bên.

Điều 158. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợpđồng ủy quyền quản lý nhà ở

1. Bên ủy quyền quản lý nhà ở đơn phương chấm dứthợp đồng ủy quyền thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu việc ủy quyền có chi phí quản lý thì bênủy quyền không phải báo trước cho bên được ủy quyền biết về việc đơn phươngchấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền nhưng phải thanh toán cho bên được ủyquyền chi phí quản lý tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiệnvà phải bồi thường thiệt hại cho bên được ủy quyền;

b) Nếu việc ủy quyền không có chi phí quản lý thìbên ủy quyền phải thông báo cho bên được ủy quyền biết trước ít nhất 30 ngày vềviệc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền, trừ trường hợp các bên cóthỏa thuận khác.

2. Bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồngủy quyền thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu việc ủy quyền có chi phí quản lý thì khôngphải báo trước cho bên ủy quyền biết về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợpđồng ủy quyền nhưng phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền (nếu có);

b) Nếu việc ủy quyền không có chi phí quản lý thìphải thông báo cho bên ủy quyền biết trước ít nhất 30 ngày về việc đơn phươngchấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuậnkhác.

3. Bên ủy quyền và bên được ủy quyền phải thôngbáo cho bên thứ ba có liên quan biết về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợpđồng ủy quyền quản lý nhà ở.

Chương IX

QUYỀN SỞ HỮU NHÀ ỞTẠI VIỆT NAM CỦA

TỔ CHỨC, CÁ NHÂNNƯỚC NGOÀI

Điều 159. Đối tượng được sở hữu nhà ở và hìnhthức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sởhữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựngnhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liênquan;

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chinhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài vàchi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chunglà tổ chức nước ngoài);

c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vàoViệt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ởtại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Namtheo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhàở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xâydựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chínhphủ.

Điều 160. Điều kiện tổ chức, cá nhân nướcngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

1. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài quy địnhtại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư vàcó nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật này và pháp luật cóliên quan.

2. Đối với tổ chức nước ngoài quy định tại điểm bkhoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờliên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấychứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

3. Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm ckhoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam vàkhông thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quyđịnh của pháp luật.

4. Chính phủ quy định chi tiết giấy tờ chứng minhđối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ởtại Việt Nam.

Điều 161. Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổchức, cá nhân nước ngoài

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểma khoản 1 Điều 159 của Luật này được thực hiện các quyền của chủ sở hữu nhà ởtheo quy định tại Điều 10 của Luật này; trường hợp xây dựng nhà ở trên đất thuêthì chỉ được quyền cho thuê nhà ở.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểmb và điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này có các quyền của chủ sở hữu nhà ở nhưcông dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhậnthừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếulà nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực cósố dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua,nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá hai trăm năm mươi căn nhà.

Trường hợp trong một khu vực có số dân tươngđương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều nhà chung cư hoặc đối vớinhà ở riêng lẻ trên một tuyến phố thì Chính phủ quy định, cụ thể số lượng cănhộ, số lượng nhà ở riêng lẻ mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, thuê mua,nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu;

b) Trường hợp được tặng cho, được thừa kế nhà ởkhông thuộc diện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 159 của Luật này hoặc vượtquá số lượng nhà ở quy định tại điểm a khoản này thì chỉ được hưởng giá trị củanhà ở đó;

c) Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhàở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhậnthừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứngnhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu;thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với côngdân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sởhữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dânViệt Nam;

d) Đối với tổ chức nước ngoài thì được sở hữu nhàở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho,nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứngnhận đầu tư cấp cho tổ chức đó, bao gồm cả thời gian được gia hạn thêm; thờihạn sở hữu nhà ở được tính từ ngày tổ chức được cấp Giấy chứng nhận và được ghirõ trong Giấy chứng nhận này;

đ) Trước khi hết hạn sở hữu nhà ở theo quy địnhcủa Luật này, chủ sở hữu có thể tặng cho hoặc bán nhà ở này cho các đối tượngthuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; nếu quá thời hạn được sở hữu nhà ởmà chủ sở hữu không thực hiện bán, tặng cho thì nhà ở đó thuộc sở hữu nhà nước.

Điều 162. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổchức, cá nhân nước ngoài

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểma khoản 1 Điều 159 của Luật này có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở theo quyđịnh tại Điều 11 của Luật này.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểmb và điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ởnhư công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Đối với chủ sở hữu là cá nhân nước ngoài thìđược cho thuê nhà ở để sử dụng vào các mục đích mà pháp luật không cấm nhưngtrước khi cho thuê nhà ở, chủ sở hữu phải có văn bản thông báo về việc cho thuênhà ở với cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở theo quy định của Bộtrưởng Bộ Xây dựng và phải nộp thuế từ hoạt động cho thuê nhà ở này theo quy địnhcủa pháp luật.

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với côngdân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có cácnghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;

b) Đối với chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài thìchỉ được sử dụng nhà ở để bố trí cho những người đang làm việc tại tổ chức đóở, không được dùng nhà ở để cho thuê, làm văn phòng hoặc sử dụng vào mục đíchkhác;

c) Thực hiện thanh toán tiền mua, thuê mua nhà ởthông qua tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.

Chương X

HỆ THỐNG THÔNG TINVÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ NHÀ Ở

Điều 163. Hệ thống thông tin về nhà ở

Hệ thống thông tin về nhà ở bao gồm:

1. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin nhà ở;

2. Hệ thống phần mềm hệ điều hành, phần mềm hệthống và phần mềm ứng dụng;

3. Cơ sở dữ liệu về nhà ở.

Điều 164. Cơ sở dữ liệu về nhà ở

1. Cơ sở dữ liệu về nhà ở phải được xây dựng vàquản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương, được kết nối với cơ sở dữ liệuvà thông tin về đất đai.

2. Cơ sở dữ liệu về nhà ở bao gồm các nội dungsau đây:

a) Cơ sở dữ liệu về hệ thống các văn bản quy phạmpháp luật về nhà ở;

b) Cơ sở dữ liệu về phát triển nhà ở bao gồmchương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, điều tra, thống kê về nhà ở, các thôngtin cơ bản về dự án đầu tư xây dựng nhà ở, số lượng, loại nhà ở, diện tích nhàở, diện tích đất để đầu tư xây dựng nhà ở;

c) Cơ sở dữ liệu về các biến động liên quan đếnquá trình quản lý, sử dụng nhà ở;

d) Các cơ sở dữ liệu khác có liên quan về nhà ở.

3. Định kỳ 10 năm một lần, Chính phủ tổ chức điềutra, thống kê nhà ở cùng với tổng điều tra dân số trong cả nước. Giữa kỳ điềutra, thống kê dân số và nhà ở quốc gia, Chính phủ tổ chức điều tra, thống kêđiểm về nhà ở làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách về nhà ở.

4. Các chỉ tiêu thống kê cơ bản về nhà ở phảiđược đưa vào bộ chỉ tiêu thống kê chung của quốc gia.

5. Kinh phí điều tra, thống kê về nhà ở do ngânsách nhà nước bảo đảm.

Điều 165. Thẩm quyền, trách nhiệm xây dựng hệthống thông tin và cơ sở dữ liệu nhà ở

1. Bộ Xây dựng có trách nhiệm xây dựng và quảnlý, khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu nhà ở quốc gia; các Bộ, ngànhvà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp cung cấp dữ liệu về nhà ởđể Bộ Xây dựng cập nhật vào hệ thống thông tin nhà ở quốc gia.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổchức xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về nhà ởtại địa phương, bảo đảm công khai, thống nhất giữa thông tin về nhà ở và thôngtin về đất ở gắn với nhà ở đó.

3. Nhà nước bố trí vốn ngân sách để đầu tư xâydựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về nhà ở và việc vận hành, duy trì hệthống cơ sở dữ liệu và thông tin về nhà ở; Bộ Xây dựng đề xuất Thủ tướng Chínhphủ quyết định cấp vốn ngân sách cho việc xây dựng, quản lý, vận hành, duy trìhệ thống này.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc xây dựng, cấutrúc cơ sở dữ liệu, các thông tin, chỉ tiêu thống kê và việc quản lý, vận hành,khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về nhà ở.

Điều 166. Quản lý, khai thác thông tin và cơsở dữ liệu nhà ở

1. Cơ sở dữ liệu về nhà ở phải được quản lý chặtchẽ, bảo đảm khai thác, sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích.

2. Các thông tin trong cơ sở dữ liệu về nhà ởđược cơ quan có thẩm quyền cung cấp có giá trị pháp lý như hồ sơ, văn bản giấy.

3. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu, thông tin về nhàở quy định tại khoản 4 Điều này phải tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cánhân khi có nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin nhà ở theo đúng trình tự, thủtục quy định.

Tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu thì được cung cấpthông tin về nhà ở và phải nộp kinh phí khai thác sử dụng thông tin theo quyđịnh, trừ trường hợp cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, phục vụ hoạt động điềutra, xác minh, xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

4. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý hệ thống cơ sởdữ liệu và thông tin về nhà ở trên toàn quốc. Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh,cấp huyện thực hiện quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin về nhà ở trênđịa bàn.

Chương XI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVỀ NHÀ Ở

Điều 167. Nội dung quản lý nhà nước về nhà ở

1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược,đề án, chương trình, kế hoạch phát triển, quản lý nhà ở.

2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản phápluật về nhà ở, cơ chế, chính sách cho phát triển và quản lý nhà ở.

3. Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹthuật, phân loại nhà ở và quản lý chất lượng nhà ở.

4. Quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựngnhà ở; thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, đình chỉ thực hiện dự án đầu tư xâydựng nhà ở.

5. Quản lý hồ sơ nhà ở; quản lý quỹ nhà ở thuộcsở hữu nhà nước; quản lý các dự án đầu tư xây dựng nhà ở.

6. Điều tra, thống kê, xây dựng hệ thống cơ sở dữliệu, thông tin về nhà ở, quản lý, vận hành, khai thác và cung cấp cơ sở dữliệu, thông tin về nhà ở.

7. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phổbiến kiến thức pháp luật trong lĩnh vực nhà ở.

8. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ yêucầu phát triển và quản lý nhà ở.

9. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về nhà ở.

10. Công nhận cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyênmôn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư; cấp giấy chứng nhận hoàn thànhkhóa đào tạo về quản lý vận hành nhà chung cư; công nhận việc phân hạng nhàchung cư; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, chuyênmôn, nghiệp vụ trong lĩnh vực nhà ở.

11. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, giảiquyết khiếu nại, tranh chấp, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực nhà ở.

12. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhà ở.

Điều 168. Xây dựng Chiến lược phát triển nhà ởquốc gia

1. Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế – xãhội của đất nước trong từng giai đoạn, Bộ Xây dựng có trách nhiệm xây dựng vàtrình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia chotừng thời kỳ.

2. Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia bao gồmcác nội dung sau đây:

a)Quan điểm phát triển nhà ở;

b) Mục tiêu phát triển nhà ở bao gồm diện tíchnhà ở tối thiểu, diện tích nhà ở bình quân đầu người tại đô thị, nông thôn vàtoàn quốc; tỷ lệ phát triển các loại nhà ở; nhu cầu diện tích nhà ở xã hội chocác đối tượng có khó khăn về nhà ở;

c) Nhiệm vụ và giải pháp để phát triển nhà ở,trong đó xác định rõ các chương trình mục tiêu phát triển nhà ở cho từng nhómđối tượng thuộc diện được hưởng chính sách nhà ở xã hội;

d) Trách nhiệm của cơ quan chức năng ở trung ươngvà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc phát triển và quản lý nhà ở;

đ) Các nội dung khác có liên quan.

3. Các chỉ tiêu cơ bản về phát triển nhà ở trongChiến lược phát triển nhà ở quốc gia bao gồm diện tích nhà ở bình quân đầungười; số lượng nhà ở; diện tích sàn nhà ở xây dựng mới; chất lượng nhà ở tạiđô thị, nông thôn và toàn quốc; đối tượng có khó khăn về nhà ở được Nhà nước hỗtrợ về nhà ở phải được đưa vào nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đấtnước trong từng giai đoạn.

Điều 169. Thông qua, phê duyệt chương trình,kế hoạch phát triển nhà ở

1. Việc thông qua và phê duyệt chương trình, kếhoạch phát triển nhà ở của địa phương được thực hiện như sau:

a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì Ủyban nhân dân thành phố xây dựng chương trình phát triển nhà ở theo quy định tạiĐiều 15 của Luật này và gửi lấy ý kiến của Bộ Xây dựng trước khi trình Hội đồngnhân dân cùng cấp thông qua. Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và triển khaithực hiện chương trình sau khi Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.

Nội dung lấy ý kiến Bộ Xây dựng bao gồm quyhoạch, bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở và phương án giải quyết chỗ ở cho từngnhóm đối tượng; chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người; số lượng, diệntích, tỷ lệ các loại nhà ở cần đầu tư xây dựng; dự kiến các nguồn vốn đầu tư;các cơ chế ưu đãi để phát triển nhà ở; trách nhiệm của các cơ quan liên quantrong việc triển khai thực hiện chương trình phát triển nhà ở;

b) Đối với tỉnh thì Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chứcxây dựng chương trình phát triển nhà ở theo quy định tại Điều 15 của Luật nàyđể trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua;

c) Trên cơ sở chương trình phát triển nhà ở đãđược phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng và phê duyệtkế hoạch phát triển nhà ở của địa phương theo quy định tại Điều 15 của Luậtnày; trường hợp trong kế hoạch có sử dụng nguồn vốn ngân sách để phát triển nhàở thì phải lấy ý kiến của Hội đồng nhân dân cùng cấp trước khi phê duyệt.

2. Trình tự, thủ tục xây dựng và nội dung chươngtrình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương được thực hiện theo quy địnhcủa Chính phủ.

Điều 170. Quyết định chủ trương đầu tư dự ánxây dựng nhà ở

1. Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụtái định cư, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ bằng vốn đầu tư công thì trước khilập, phê duyệt dự án, việc quyết định chủ trương đầu tư dự án thực hiện theoquy định của Luật đầu tư công. Trường hợp dự án đầu tư bằng nguồn vốn trungương thì phải có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng; trường hợp dự án đầu tư bằngnguồn vốn địa phương thì phải có ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý nhà ở cấptỉnh.

2. Đối với dự án xây dựng nhà ở khác thuộc diệnquyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật đầu tư thì thực hiện theoquy định của Luật đầu tư. Đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trươngđầu tư theo Luật đầu tư thì phải thực hiện chấp thuận chủ trương đầu tư theoquy định của Chính phủ.

Điều 171. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trươngđầu tư dự án xây dựng nhà ở

1. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều170 của Luật này thì ngoài hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quyđịnh của Luật đầu tư công còn phải có thêm các giấy tờ quy định tại điểm a vàđiểm b khoản 2 Điều này.

2. Đối với trường hợp quyết định chủ trương đầutư theo Luật đầu tư thì ngoài hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theoquy định của Luật đầu tư còn phải có các giấy tờ sau đây:

a) Văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương dự ánxây dựng nhà ở, trong đó nêu rõ cơ sở pháp lý, các nội dung cần chấp thuận vàlý do đề nghị chấp thuận;

b) Bản vẽ quy hoạch chi tiết khu vực có dự án đãđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 172. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, côngnghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhà ở

1. Nhà nước có chính sách khuyến khích và tạođiều kiện cho việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tếphục vụ yêu cầu phát triển và quản lý nhà ở.

2. Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho việc ứng dụngcông nghệ mới, vật liệu mới trong xây dựng nhà ở bảo đảm chất lượng, tiến độ,tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí xây dựng.

Điều 173. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, chuyênmôn, nghiệp vụ về phát triển, quản lý nhà ở

1. Công chức, viên chức làm việc trong lĩnh vựcquản lý, phát triển nhà ở của các cấp, ngành phải tham gia khóa đào tạo, bồidưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về phát triển, quản lý nhà ở. Đối với cá nhân thamgia quản lý, điều hành, làm việc trong đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư thìphải tham dự khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý vận hành nhà chung cưvà phải có Giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo theo quy định của Bộ trưởngBộ Xây dựng.

2. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chương trình,nội dung đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về phát triển, quản lý nhà ởcho công chức, viên chức làm việc trong lĩnh vực quản lý, phát triển nhà ở trênphạm vi cả nước.

Điều 174. Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nhà ởtrong phạm vi cả nước.

2. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủthực hiện thống nhất quản lý nhà nước về nhà ở trên phạm vi cả nước.

3. Các Bộ, ngành có liên quan trong phạm vi chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước vềnhà ở và phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện các quy định của pháp luật vềnhà ở.

4. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thựchiện quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn theo quy định của Luật này và phâncấp của Chính phủ.

Điều 175. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng

1. Chủ trì xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướngChính phủ văn bản pháp luật, chiến lược, đề án, chương trình, kế hoạch pháttriển nhà ở.

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản phápluật về nhà ở theo thẩm quyền; quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phânloại về nhà ở, phương pháp, cách thức xác định giá thuê, giá thuê mua, giá bánnhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; quyđịnh nội dung, mẫu hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ởđể phục vụ tái định cư, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

3. Cho ý kiến về chương trình phát triển nhà ởcủa các thành phố trực thuộc trung ương; tổ chức thẩm định, trình Thủ tướngChính phủ kế hoạch phát triển nhà ở công vụ của cơ quan trung ương, thẩm địnhchủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở; điều chỉnh hoặc đình chỉ thực hiện dựán đầu tư xây dựng nhà ở không theo quy định của Luật này.

4. Quản lý nhà ở, lưu trữ hồ sơ nhà ở thuộc sởhữu nhà nước của cơ quan trung ương.

5. Điều tra, thống kê, xây dựng hệ thống cơ sở dữliệu, thông tin về nhà ở quốc gia và tổ chức quản lý, vận hành, khai thác, cungcấp cơ sở dữ liệu, thông tin về nhà ở quốc gia.

6. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, côngnghệ, phổ biến kiến thức pháp luật trong lĩnh vực nhà ở.

7. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệpvụ về phát triển và quản lý nhà ở; công nhận cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyênmôn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư; quy định việc cấp giấy chứng nhậnhoàn thành khóa đào tạo về quản lý vận hành nhà chung cư; quy định và công nhậnviệc phân hạng nhà chung cư.

8. Hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, thanh tra, kiểmtra, giải quyết khiếu nại, tranh chấp, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vựcnhà ở.

9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhà ở.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác trong lĩnh vựcnhà ở được quy định trong Luật này hoặc được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủgiao.

Điều 176. Thanh tra nhà ở

1. Thanh tra xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xâydựng thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về nhàở đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia phát triển và quản lý, sử dụngnhà ở.

2. Thanh tra chuyên ngành về nhà ở bao gồm:

a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật của tổchức, hộ gia đình, cá nhân trong phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở;

b) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyềnhoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật vềnhà ở.

3. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chứcthực hiện thanh tra chuyên ngành về nhà ở trong phạm vi cả nước. Sở Xây dựngchịu trách nhiệm tổ chức thanh tra chuyên ngành về nhà ở tại địa phương.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương XII

GIẢI QUYẾT TRANHCHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ

XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ NHÀ Ở

Mục 1

GIẢI QUYẾT TRANHCHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ NHÀ Ở

Điều 177. Giải quyết tranh chấp về nhà ở

1. Nhà nước khuyến khích các bên giải quyết tranhchấp về nhà ở thông qua hòa giải.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng nhàở thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân, tranh chấp liên quan đến hợp đồng về nhàở, hợp đồng quản lý vận hành nhà chung cư do Tòa án nhân dân giải quyết theoquy định của pháp luật.

3. Tranh chấp về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sởhữu nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết đối với nhà ở được giao chođịa phương quản lý, Bộ Xây dựng giải quyết đối với nhà ở được giao cho cơ quantrung ương quản lý; trường hợp không đồng ý với quyết định của Ủy ban nhân dâncấp tỉnh hoặc Bộ Xây dựng thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quyđịnh của pháp luật về tố tụng hành chính.

4. Tranh chấp về kinh phí quản lý vận hành nhàchung cư, quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cưdo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở đó giải quyết; trường hợp không đồng ývới quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì có quyền khởi kiện tại Tòa ánnhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Điều 178. Khiếu nại, tố cáo và giải quyếtkhiếu nại, tố cáo về nhà ở

1. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếunại, tố cáo liên quan đến phát triển và quản lý nhà ở được thực hiện theo quyđịnh của Luật khiếu nại, Luật tố cáo.

2. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáocủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nhà ở hoặc bản án, quyết định của Tòa ánđã có hiệu lực pháp luật thì các bên có liên quan phải thi hành các quyết địnhhoặc bản án đó.

Mục 2

XỬ LÝ VI PHẠM PHÁPLUẬT VỀ NHÀ Ở

Điều 179. Xử lý đối với người vi phạm phápluật về nhà ở

1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về nhà ởthì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứutrách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Người có hành vi vi phạm sau đây khi thi hànhcông vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạthành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy địnhcủa pháp luật trong việc quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở;thẩm định, phê duyệt dự án xây dựng nhà ở; quyết định, thẩm định giá bán, giáthuê, giá thuê mua nhà ở; thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở; xác định nghĩavụ tài chính về nhà ở; quản lý, cung cấp thông tin về nhà ở và quy định kháctrong việc phát triển, quản lý, giao dịch về nhà ở quy định tại Luật này;

b) Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra viphạm pháp luật về nhà ở hoặc có hành vi vi phạm khác gây thiệt hại đến lợi íchcủa Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thamgia phát triển nhà ở, của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng hợp pháp nhà ở;

c) Vi phạm quy định về trình tự, thủ tục hànhchính trong lĩnh vực nhà ở, quy định về báo cáo, thống kê trong phát triển vàquản lý nhà ở.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 180. Xử lý vi phạm pháp luật về nhà ở khigây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân

Người có hành vi vi phạm pháp luật về nhà ở nếugây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,hộ gia đình, cá nhân thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại Điều 179 củaLuật này còn phải bồi thường thiệt hại cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệthại.

Chương XIII

ĐIỀU KHOẢN THIHÀNH

Điều 181. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng7 năm 2015.

2. Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổsung một số điều theo Luật số 34/2009/QH12 và Luật số 38/2009/QH12, Nghị quyếtsố 19/2008/QH12 của Quốc hội về thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua vàsở hữu nhà ở tại Việt Nam hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thihành.

Điều 182. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phê duyệttrước ngày Luật này có hiệu lực thì không phải thực hiện phê duyệt lại theo quyđịnh của Luật này, trừ trường hợp thuộc diện phải điều chỉnh lại nội dung củadự án do Nhà nước điều chỉnh lại quy hoạch đã phê duyệt hoặc trường hợp phảidành diện tích đất trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại để xây dựng nhàở xã hội hoặc phải dành diện tích nhà ở xã hội để cho thuê theo quy định củaLuật này.

Đối với dự án phát triển nhà ở xã hội không cótrong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương nhưng đã được chấpthuận chủ trương đầu tư dự án thì được tiếp tục thực hiện theo quy định củaLuật này.

2. Trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở thương mạitừ chủ đầu tư nhưng đến ngày Luật này có hiệu lực mà chưa nộp hồ sơ đề nghị cơquan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó thì đượcchuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định của Luật này.

3. Đối với nhà chung cư đã thành lập Ban quản trịtrước ngày Luật này có hiệu lực thì các chủ sở hữu có thể tổ chức bầu lại Banquản trị để hoạt động theo mô hình quy định tại Luật này hoặc giữ nguyên môhình để hoạt động đến hết nhiệm kỳ của Ban quản trị.

4. Đối với trường hợp ký hợp đồng mua bán, hợpđồng thuê mua nhà ở trước ngày Luật này có hiệu lực mà các bên thỏa thuận vềthời hạn bảo hành nhà ở, diện tích mua bán, thuê mua nhà ở khác với quy địnhcủa Luật này thì các bên tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng đãký hoặc thỏa thuận lại theo quy định của Luật này.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 183. Quy định chi tiết

Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chitiết các điều, khoản được giao trong Luật.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2014./.

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

(Đã ký)

Nguyễn Sinh Hùng

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Luật nhà ở năm 2014
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề