Luật sư tư vấn thủ tục thực hiện trợ cấp hàng tháng cho trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng

Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển cả về thể lực và trí tuệ. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, trẻ em không có bố mẹ, người thân chăm sóc, không có nguồn nuôi dưỡng. Lúc này, nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ đối với đối tượng này nhằm bảo đảm sự phát triển của thế hệ tương lai. Trong nội dung bài viết này, Luật Việt Phong cung cấp cho khách hàng một số thông tin cơ bản về thủ tục thực hiện trợ cấp hàng tháng đối với trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng.
tre em 17041909291088458

1. Đối tượng được hưởng trợ cấp

Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
b) Mồ côi cả cha và mẹ;
c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;
d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
e) Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;
g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
i) Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
k) Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Thành phần, số lượng hồ sơ

– Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội Mẫu số 1a ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014.
+ Bản sao sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn.
+ Bản sao giấy khai sinh.
(Bản sao: Bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu)
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3. Trình tự thực hiện

Bước 1: Đối tượng hoặc gia đình, người thân, người giám hộ đối tượng chuẩn bị hồ sơ gửi UBND cấp xã.
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan hướng dẫn đối tượng bổ sung cho đầy đủ.
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy biên nhận cho đối tượng thực hiện.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội (sau đây gọi chung là Hội đồng xét duyệt) thực hiện xét duyệt và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở UBND cấp xã trong thời gian 07 ngày. Khi hết thời gian niêm yết, nếu không có khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt bổ sung biên bản họp kết luận của Hội đồng xét duyệt vào hồ sơ của đối tượng, trình Chủ tịch UBND cấp xã.
Trường hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Hội đồng xét duyệt kết luận và công khai về vấn đề khiếu nại, trình Chủ tịch UBND cấp xã.
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản kết luận của Hội đồng xét duyệt, Chủ tịch UBND cấp xã có văn bản (kèm theo hồ sơ của đối tượng) gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch UBND cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định trợ cấp xã hội cho đối tượng. Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng.

4. Thời hạn giải quyết

Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng 35 ngày làm việc (Trường hợp có khiếu nại tố cáo: 45 ngày làm việc).

5. Cơ quan thực hiện

– Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện.
– Cơ quan phối hợp thực hiện: UBND cấp xã.
Khách hàng có nhu cầu tư vấn và sử dụng dịch vụ của Luật Việt Phong, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí 1900 6589 để được hỗ trợ.
Chuyên viên: Nguyễn Hương Diền

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Luật sư tư vấn thủ tục thực hiện trợ cấp hàng tháng cho trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề