Luật thương mại ban hành ngày 14/06/2005

Posted on Luật 208 lượt xem

QUỐC HỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 36/2005/QH11

Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2005

LUẬT

Thương mại

 

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Luật này quy định về hoạt động thương mại.

Chương I

NHỮNG QUYĐỊNH CHUNG

MỤC 1

PHẠM VI ĐIỀUCHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thoả thuận chọn áp dụng Luậtnày hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam là thành viên có quy định áp dụng Luật này.

3. Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giaodịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợiđó chọn áp dụng Luật này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thương nhân hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 1 củaLuật này.

2. Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại.

3. Căn cứ vào những nguyên tắc của Luật này, Chính phủ quy định cụthể việc áp dụng Luật này đối với cá nhân hoạt động thương mại một cách độclập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, baogồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạtđộng nhằm mục đích sinh lợi khác.

2. Hàng hóa bao gồm:

a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tươnglai;

b) Những vật gắn liền với đất đai.

3. Thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nộidung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữacác bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của cácbên trong hợp đồng thương mại.

4. Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi tronghoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nộidung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bêntrong hoạt động thương mại.

5. Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận vàlưu giữ bằng phương tiện điện tử.

6. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nướcngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một sốhoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.

7. Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụthuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tạiViệt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

8. Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán cónghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanhtoán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữuhàng hoá theo thỏa thuận.

9. Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sauđây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khácvà nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụthanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.

10. Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội muabán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáothương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãmthương mại.

11. Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thươngnhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân đượcxác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷthác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại.

12. Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiệnkhông đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bênhoặc theo quy định của Luật này.

13. Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệthại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giaokết hợp đồng.

14. Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ratoàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối vớihàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quátrình sản xuất hàng hoá đó.

15. Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo,telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của phápluật.

Điều 4. Áp dụng Luật Thương mại và phápluật có liên quan

1. Hoạt động thương mại phải tuân theo Luật Thương mại và phápluật có liên quan.

2. Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thìáp dụng quy định của luật đó.

3. Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật Thương mạivà trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự.

Điều 5. Áp dụng điều ước quốc tế, phápluật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế

1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mạiquốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy địnhcủa điều ước quốc tế đó.

2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài đượcthoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu phápluật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắccơ bản của pháp luật Việt Nam.

Điều 6. Thương nhân

1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cánhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinhdoanh.

2. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề,tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật khôngcấm.

3. Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhànước bảo hộ.

4. Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt độngthương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảmlợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bànđộc quyền Nhà nước.

Điều 7. Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh củathương nhân

Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của phápluật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệmvề mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của phápluật.

Điều 8. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạtđộng thương mại

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thương mại.

2. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việcquản lý nhà nước về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại cụthể được quy định tại Luật này.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mìnhcó trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mạitrong lĩnh vực được phân công.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về cáchoạt động thương mại tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.

Điều 9. Hiệp hội thương mại

1. Hiệp hội thương mại được thành lập để bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của thương nhân, động viên thương nhân tham gia phát triển thương mại,tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về thương mại.

2. Hiệp hội thương mại được tổ chức và hoạt động theo quy định củapháp luật về hội.

MỤC 2

NHỮNG NGUYÊNTẮC CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI

Điều 10. Nguyên tắc bình đẳng trước phápluật của thương nhân trong hoạt động thương mại

Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luậttrong hoạt động thương mại.

Điều 11. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoảthuận trong hoạt động thương mại

1. Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy địnhcủa pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền vànghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộcác quyền đó.

2. Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, khôngbên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.

Điều 12. Nguyên tắc áp dụng thói quentrong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiênáp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đómà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của phápluật.

Điều 13. Nguyên tắc áp dụng tập quántrong hoạt động thương mại

Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoảthuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quánthương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật nàyvà trong Bộ luật Dân sự.

Điều 14. Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chínhđáng của người tiêu dùng

1. Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thôngtin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mà mình kinhdoanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó.

2. Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu tráchnhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh.

Điều 15. Nguyên tắc thừa nhận giá trịpháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại

Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng cácđiều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhậncó giá trị pháp lý tương đương văn bản.

MỤC 3

THƯƠNG NHÂNNƯỚC NGOÀI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Điều 16. Thương nhân nước ngoài hoạt độngthương mại tại Việt Nam

1. Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng kýkinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nướcngoài công nhận.

2. Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánhtại Việt Nam; thành lập tạiViệt Nam doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.

3. Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tạiViệt Nam có các quyền vànghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phảichịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Namvề toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.

4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nướcngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ướcquốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi làthương nhân Việt Nam.

Điều 17. Quyền của Văn phòng đại diện

1. Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy địnhtrong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

2. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết chohoạt động của Văn phòng đại diện.

3. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam,người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luậtViệt Nam.

4. Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạtđộng tại Việt Namvà chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.

5. Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của phápluật Việt Nam.

6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Nghĩa vụ của Văn phòng đại diện

1. Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.

2. Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạmvi mà Luật này cho phép.

3. Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giaokết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện cógiấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy địnhtại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.

4. Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính kháctheo quy định của pháp luật Việt Nam.

5. Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của phápluật Việt Nam.

6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Quyền của Chi nhánh

1. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết chohoạt động của Chi nhánh.

2. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam,người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt độngđược quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luậtnày.

4. Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam,bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.

5. Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật ViệtNam.

6. Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

7. Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt độngthương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luậtViệt Nam và điều ước quốc tếmà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Nghĩa vụ của Chi nhánh

1. Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thôngdụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namchấp thuận.

2. Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luậtViệt Nam.

3. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đượcxác định theo quy định của pháp luật Việt Namhoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 22. Thẩm quyền cho phép thương nhânnước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam

1. Chính phủ thống nhất quản lý việc cho phép thương nhân nướcngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lýviệc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấpgiấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;thành lập Chi nhánh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoàitại Việt Nam trong trường hợp thương nhân đó chuyên thực hiện hoạt động mua bánhàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo phápluật Việt Nam và phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam là thành viên.

4. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể về thẩmquyền của bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việccấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam thì thựchiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.

Điều 23. Chấm dứt hoạt động tại Việt Nam của thươngnhân nước ngoài

1. Thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động tại Việt Nam trong cáctrường hợp sau đây:

a) Hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép;

b) Theo đề nghị của thương nhân và được cơ quan quản lý nhà nướccó thẩm quyền chấp nhận;

c) Theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền dovi phạm pháp luật và quy định của giấy phép;

d) Do thương nhân bị tuyên bố phá sản;

đ) Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo quy định củapháp luật nước ngoài đối với hình thức Văn phòng đại diện, Chi nhánh và thamgia hợp đồng hợp tác kinh doanh với bên Việt Nam;

e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Trước khi chấm dứt hoạt động tại Việt Nam, thương nhân nướcngoài có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với Nhà nước, tổchức, cá nhân có liên quan tại Việt Nam.

Chương II

MUA BÁN HÀNGHÓA

MỤC 1

CÁC QUY ĐỊNHCHUNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Điều 24. Hình thức hợp đồng mua bán hànghoá

1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng vănbản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quyđịnh phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

Điều 25. Hàng hoá cấm kinh doanh, hànghoá hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện

1. Căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng thời kỳ và điềuước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quyđịnh cụ thể danh mục hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hànghoá kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa đó.

2. Đối với hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh cóđiều kiện, việc mua bán chỉ được thực hiện khi hàng hoá và các bên mua bán hànghóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Điều 26. Áp dụng biện pháp khẩn cấp đốivới hàng hóa lưu thông trong nước

1. Hàng hóa đang được lưu thông hợp pháp trong nước bị áp dụng mộthoặc các biện pháp buộc phải thu hồi, cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông, lưuthông có điều kiện hoặc phải có giấy phép đối với một trong các trường hợp sauđây:

a) Hàng hóa đó là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loạidịch bệnh;

b) Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp.

2. Các điều kiện cụ thể, trình tự, thủ tục và thẩm quyền công bố việcáp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước được thực hiệntheo quy định của pháp luật.

Điều 27. Mua bán hàng hoá quốc tế

1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuấtkhẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.

2. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợpđồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Điều 28. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá

1. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổViệt Nam hoặc đưa vào khuvực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quanriêng theo quy định của pháp luật.

2. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằmtrên lãnh thổ Việt Namđược coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

3. Căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng thời kỳ và điềuước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quyđịnh cụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóaxuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủtục cấp giấy phép.

Điều 29. Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất,tái nhập hàng hoá

1. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nướcngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khuvực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tụcnhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.

2. Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nướcngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi làkhu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu rakhỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.

3. Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động tạm nhập, tái xuất,tạm xuất, tái nhập hàng hóa.

Điều 30. Chuyển khẩu hàng hoá

1. Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnhthổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

2. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo các hình thức sau đây:

a) Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhậpkhẩu không qua cửa khẩu Việt Nam;

b) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩucó qua cửa khẩu Việt Namnhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Namvà không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;

c) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩucó qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hànghoá tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và khônglàm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

3. Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động chuyển khẩu hàng hóa.

Điều 31. Áp dụng các biện pháp khẩn cấpđối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

Trong trường hợp cần thiết, để bảo vệ an ninh quốc gia và các lợiích quốc gia khác phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Thủ tướng Chính phủ quyết định ápdụng các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.

Điều 32. Nhãn hàng hóa lưu thông trongnước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Nhãn hàng hoá là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ,hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá,bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn lên hànghoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.

2. Hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩuphải có nhãn hàng hóa, trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật.

3. Các nội dung cần ghi trên nhãn hàng hóa và việc ghi nhãn hànghóa được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 33. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoávà quy tắc xuất xứ hàng hóa

1. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứtrong các trường hợp sau đây:

a) Hàng hóa được hưởng ưu đãi về thuế hoặc ưu đãi khác;

b) Theo quy định của pháp luật Việt Namhoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thànhviên.

2. Chính phủ quy định chi tiết về quy tắc xuất xứ hàng hoá xuấtkhẩu, nhập khẩu.

MỤC 2

QUYỀN VÀNGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Điều 34. Giao hàng và chứng từ liên quanđến hàng hóa

1. Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồngvề số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định kháctrong hợp đồng.

2. Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giaohàng và chứng từ liên quan theo quy định của Luật này.

Điều 35. Địa điểm giao hàng

1. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận.

2. Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địađiểm giao hàng được xác định như sau:

a) Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bánphải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó;

b) Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoáthì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;

c) Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hànghoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứahàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phảigiao hàng tại địa điểm đó;

d) Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểmkinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tạinơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.

Điều 36. Trách nhiệm khi giao hàng cóliên quan đến người vận chuyển

1. Trường hợp hàng hóa được giao cho người vận chuyển nhưng khôngđược xác định rõ bằng ký mã hiệu trên hàng hóa, chứng từ vận chuyển hoặc cáchthức khác thì bên bán phải thông báo cho bên mua về việc đã giao hàng cho ngườivận chuyển và phải xác định rõ tên và cách thức nhận biết hàng hoá được vậnchuyển.

2. Trường hợp bên bán có nghĩa vụ thu xếp việc chuyên chở hàng hoáthì bên bán phải ký kết các hợp đồng cần thiết để việc chuyên chở được thựchiện tới đích bằng các phương tiện chuyên chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể vàtheo các điều kiện thông thường đối với phương thức chuyên chở đó.

3. Trường hợp bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoátrong quá trình vận chuyển, nếu bên mua có yêu cầu thì bên bán phải cung cấpcho bên mua những thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá và việc vận chuyểnhàng hoá để tạo điều kiện cho bên mua mua bảo hiểm cho hàng hoá đó.

Điều 37. Thời hạn giao hàng

1. Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoảthuận trong hợp đồng.

2. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xácđịnh thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thờiđiểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.

3. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bênbán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.

Điều 38. Giao hàng trước thời hạn đã thỏathuận

Trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bênmua có quyền nhận hoặc không nhận hàng nếu các bên không có thoả thuận khác.

Điều 39. Hàng hoá không phù hợp với hợpđồng

1. Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá đượccoi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trườnghợp sau đây:

a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hànghoá cùng chủng loại;

b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã chobên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;

c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bênbán đã giao cho bên mua;

d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đốivới loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoátrong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.

2. Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp vớihợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 40. Trách nhiệm đối với hàng hoákhông phù hợp với hợp đồng

Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trách nhiệm đối vớihàng hóa không phù hợp với hợp đồng được quy định như sau:

1. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào củahàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết vềnhững khiếm khuyết đó;

2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạnkhiếu nại theo quy định của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳkhiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua,kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;

3. Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phátsinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợpđồng.

Điều 41. Khắc phục trong trường hợp giaothiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng

1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng chỉ quy địnhthời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giaohàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao hàng khôngphù hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu hoặc thaythế hàng hoá cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hànghoá trong thời hạn còn lại.

2. Khi bên bán thực hiện việc khắc phục quy định tại khoản 1 Điềunày mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bênmua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.

Điều 42. Giao chứng từ liên quan đến hànghoá

1. Trường hợp có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán cónghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn, tạiđịa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận.

2. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứngtừ liên quan đến hàng hoá cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quanđến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua cóthể nhận hàng.

3. Trường hợp bên bán đã giao chứng từ liên quan đến hàng hoátrước thời hạn thỏa thuận thì bên bán vẫn có thể khắc phục những thiếu sót củacác chứng từ này trong thời hạn còn lại.

4. Khi bên bán thực hiện việc khắc phục những thiếu sót quy địnhtại khoản 3 Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý chobên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chiphí đó.

Điều 43. Giao thừa hàng

1. Trường hợp bên bán giao thừa hàng thì bên mua có quyền từ chốihoặc chấp nhận số hàng thừa đó.

2. Trường hợp bên mua chấp nhận số hàng thừa thì phải thanh toántheo giá thoả thuận trong hợp đồng nếu các bên không có thoả thuận khác.

Điều 44. Kiểm tra hàng hoá trước khi giaohàng

1. Trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện củabên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảođảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra.

2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện củabên mua trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải kiểm tra hàng hóatrong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợp hợpđồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thểđược hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm đến.

3. Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiệnviệc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyềngiao hàng theo hợp đồng.

4. Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết củahàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưngkhông thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá.

5. Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hànghoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết củahàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thôngthường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng khôngthông báo cho bên mua.

Điều 45. Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữuđối với hàng hoá

Bên bán phải bảo đảm:

1. Quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranhchấp bởi bên thứ ba;

2. Hàng hóa đó phải hợp pháp;

3. Việc chuyển giao hàng hoá là hợp pháp.

Điều 46. Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữutrí tuệ đối với hàng hoá

1. Bên bán không được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.Bên bán phải chịu trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp liên quan đếnquyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán.

2. Trường hợp bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kỹthuật, thiết kế, công thức hoặc những số liệu chi tiết do bên mua cung cấp thìbên mua phải chịu trách nhiệm về các khiếu nại liên quan đến những vi phạmquyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc bên bán đã tuân thủ những yêu cầu củabên mua.

Điều 47. Yêu cầu thông báo

1. Bên bán mất quyền viện dẫn quy định tại khoản 2 Điều 46 củaLuật này nếu bên bán không thông báo ngay cho bên mua về khiếu nại của bên thứba đối với hàng hoá được giao sau khi bên bán đã biết hoặc phải biết về khiếunại đó, trừ trường hợp bên mua đã biết hoặc phải biết về khiếu nại của bên thứba.

2. Bên mua mất quyền viện dẫn quy định tại Điều 45 và khoản 1 Điều46 của Luật này nếu bên mua không thông báo ngay cho bên bán về khiếu nại củabên thứ ba đối với hàng hoá được giao sau khi bên mua đã biết hoặc phải biết vềkhiếu nại đó, trừ trường hợp bên bán biết hoặc phải biết về khiếu nại của bênthứ ba.

Điều 48. Nghĩa vụ của bên bán trongtrường hợp hàng hóa là đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dânsự

Trường hợp hàng hoá được bán là đối tượng của biện pháp bảo đảmthực hiện nghĩa vụ dân sự thì bên bán phải thông báo cho bên mua về biện phápbảo đảm và phải được sự đồng ý của bên nhận bảo đảm về việc bán hàng hóa đó.

Điều 49. Nghĩa vụ bảo hành hàng hoá

1. Trường hợp hàng hoá mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịutrách nhiệm bảo hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận.

2. Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắnnhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép.

3. Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợpcó thoả thuận khác.

Điều 50. Thanh toán

1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theothỏa thuận.

2. Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiệnviệc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của phápluật.

3. Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hànghoá mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua,trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra.

Điều 51. Việc ngừng thanh toán tiền muahàng

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc ngừng thanh toán tiền muahàng được quy định như sau:

1. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạmngừng việc thanh toán;

2. Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bịtranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đãđược giải quyết;

3. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phùhợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắcphục sự không phù hợp đó;

4. Trường hợp tạm ngừng thanh toán theo quy định tại khoản 2 vàkhoản 3 Điều này mà bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hạicho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài kháctheo quy định của Luật này.

Điều 52. Xác định giá

Trường hợp không có thoả thuận về giá hàng hoá, không có thoảthuận về phương pháp xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác vềgiá thì giá của hàng hoá được xác định theo giá của loại hàng hoá đó trong cácđiều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thịtrường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đếngiá.

Điều 53. Xác định giá theo trọng lượng

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu giá được xác định theotrọng lượng của hàng hoá thì trọng lượng đó là trọng lượng tịnh.

Điều 54. Địa điểm thanh toán

Trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm thanh toán cụ thể thìbên mua phải thanh toán cho bên bán tại một trong các địa điểm sau đây:

1. Địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểmgiao kết hợp đồng, nếu không có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bênbán;

2. Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán đượctiến hành đồng thời với việc giao hàng hoặc giao chứng từ.

Điều 55. Thời hạn thanh toán

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn thanh toán được quyđịnh như sau:

1. Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giaohàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hoá;

2. Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểmtra xong hàng hoá trong trường hợp có thỏa thuận theo quy định tại Điều 44 củaLuật này.

Điều 56. Nhận hàng

Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thoả thuận và thực hiện nhữngcông việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng.

Điều 57. Chuyển rủi ro trong trường hợpcó địa điểm giao hàng xác định

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giaohàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏnghàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặcngười được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trườnghợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối vớihàng hoá.

Điều 58. Chuyển rủi ro trong trường hợpkhông có địa điểm giao hàng xác định

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hợp đồng có quy định vềviệc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địađiểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bênmua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.

Điều 59. Chuyển rủi ro trong trường hợpgiao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hàng hoá đang được ngườinhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mấtmát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trườnghợp sau đây:

1. Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;

2. Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoácủa bên mua.

Điều 60. Chuyển rủi ro trong trường hợpmua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng làhàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoáđược chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.

Điều 61. Chuyển rủi ro trong các trườnghợp khác

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc chuyển rủi ro trong cáctrường hợp khác được quy định như sau:

1. Trong trường hợp không được quy định tại các điều 57, 58, 59 và60 của Luật này thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bênmua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua viphạm hợp đồng do không nhận hàng;

2. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển chobên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vậntải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cáchthức nào khác.

Điều 62. Thời điểm chuyển quyền sở hữuhàng hoá

Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏathuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểmhàng hóa được chuyển giao.

MỤC 3

MUA BÁN HÀNGHÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA

Điều 63. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịchhàng hóa

1. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thươngmại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định củamột loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn củaSở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồngvà thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.

2. Chính phủ quy định chitiết về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.

Điều 64. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sởgiao dịch hàng hoá

1. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá bao gồm hợpđồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn.

2. Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao vàbên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng.

3. Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận,theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định vớimức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất địnhđể mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiệnhoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó.

Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của các bêntrong hợp đồng kỳ hạn

1. Trường hợp người bán thực hiện việc giao hàng theo hợp đồng thìbên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán.

2. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc bên mua có thể thanhtoán bằng tiền và không nhận hàng thì bên mua phải thanh toán cho bên bán mộtkhoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thịtrường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện.

3. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc bên bán có thể thanhtoán bằng tiền và không giao hàng thì bên bán phải thanh toán cho bên mua mộtkhoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá côngbố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thoả thuận trong hợp đồng.

Điều 66. Quyền và nghĩa vụ của các bêntrong hợp đồng quyền chọn

1. Bên mua quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán phải trả tiền muaquyền chọn để được trở thành bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán. Sốtiền phải trả cho việc mua quyền chọn do các bên thoả thuận.

2. Bên giữ quyền chọn muacó quyền mua nhưng không có nghĩa vụ phải mua hàng hoá đã giao kết trong hợpđồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng thì bênbán có nghĩa vụ phải bán hàng hoá cho bên giữ quyền chọn mua. Trường hợp bênbán không có hàng hoá để giao thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn muamột khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giáthị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thựchiện.

3. Bên giữ quyền chọn bán có quyền bán nhưng không có nghĩa vụphải bán hàng hoá đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn bánquyết định thực hiện hợp đồng thì bên mua có nghĩa vụ phải mua hàng hoá của bêngiữ quyền chọn bán. Trường hợp bên mua không mua hàng thì phải thanh toán chobên giữ quyền chọn bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trườngdo Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giáthoả thuận trong hợp đồng.

4. Trường hợp bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán quyếtđịnh không thực hiện hợp đồng trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồngđương nhiên hết hiệu lực.

Điều 67. Sở giao dịch hàng hoá

1. Sở giao dịch hàng hoá có các chức năng sau đây:

a) Cung cấp các điều kiện vật chất – kỹ thuật cần thiết để giaodịch mua bán hàng hoá;

b) Điều hành các hoạt động giao dịch;

c) Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giaodịch tại từng thời điểm.

2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện thành lập Sở giao dịchhàng hóa, quyền hạn, trách nhiệm của Sở giao dịch hàng hóa và việc phê chuẩnĐiều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa.

Điều 68. Hàng hoá giao dịch tại Sở giaodịch hàng hóa

Danh mục hàng hoá giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa do Bộ trưởngBộ Thương mại quy định.

Điều 69. Thương nhân môi giới mua bánhàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá

1. Thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoáchỉ được phép hoạt động tại Sở Giao dịch hàng hoá khi đáp ứng đủ các điều kiệntheo quy định của pháp luật. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện hoạt độngcủa thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá.

2. Thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoáchỉ được phép thực hiện các hoạt động môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giaodịch hàng hoá và không được phép là một bên của hợp đồng mua bán hàng hoá quaSở giao dịch hàng hoá.

3. Thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoácó nghĩa vụ đóng tiền ký quỹ tại Sở giao dịch hàng hoá để bảo đảm thực hiện cácnghĩa vụ phát sinh trong quá trình hoạt động môi giới mua bán hàng hoá. Mứctiền ký quỹ do Sở giao dịch hàng hoá quy định.

Điều 70. Các hành vi bị cấm đối vớithương nhân môi giới hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá

1. Lôi kéo khách hàng ký kết hợp đồng bằng cách hứa bồi thườngtoàn bộ hoặc một phần thiệt hại phát sinh hoặc bảo đảm lợi nhuận cho kháchhàng.

2. Chào hàng hoặc môi giới mà không có hợp đồng với khách hàng.

3. Sử dụng giá giả tạo hoặc các biện pháp gian lận khác khi môigiới cho khách hàng.

4. Từ chối hoặc tiến hành chậm trễ một cách bất hợp lý việc môigiới hợp đồng theo các nội dung đã thoả thuận với khách hàng.

5. Các hành vi bị cấm khác quy định tại khoản 2 Điều 71 của Luật này.

Điều 71. Các hành vi bị cấm trong hoạtđộng mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa

1. Nhân viên của Sở giao dịch hàng hoá không được phép môi giới,mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá.

2. Các bên liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giaodịch hàng hoá không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Gian lận, lừa dối về khối lượng hàng hóa trong các hợp đồng kỳhạn hoặc hợp đồng quyền chọn được giao dịch hoặc có thể được giao dịch và gianlận, lừa dối về giá thực tế của loại hàng hoá trong các hợp đồng kỳ hạn hoặchợp đồng quyền chọn;

b) Đưa tin sai lệch về các giao dịch, thị trường hoặc giá hàng hoámua bán qua Sở giao dịch hàng hóa;

c) Dùng các biện pháp bất hợp pháp để gây rối loạn thị trường hànghóa tại Sở giao dịch hàng hoá;

d) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 72. Thực hiện biện pháp quản lýtrong trường hợp khẩn cấp

1. Trường hợp khẩn cấp là trường hợp xảy ra hiện tượng rối loạnthị trường hàng hoá làm cho giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa không phản ánhđược chính xác quan hệ cung cầu.

2. Trong trường hợp khẩn cấp, Bộ trưởng Bộ Thương mại có quyềnthực hiện các biện pháp sau đây:

a) Tạm ngừng việc giao dịch qua Sở giao dịch hàng hoá;

b) Hạn chế các giao dịch ở một khung giá hoặc một số lượng hànghóa nhất định;

c) Thay đổi lịch giao dịch;

d) Thay đổi Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hoá;

đ) Các biện pháp cần thiết khác theo quy định của Chính phủ.

Điều 73. Quyền hoạt động mua bán hàng hóaqua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài

Thương nhân Việt Namđược quyền hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoàitheo quy định của Chính phủ.

Chương III

CUNG ỨNGDỊCH VỤ

MỤC 1

CÁC QUY ĐỊNHCHUNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ

Điều 74. Hình thức hợp đồng dịch vụ

1. Hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặcđược xác lập bằng hành vi cụ thể.

2. Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phảiđược lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

Điều 75. Quyền cung ứng và sử dụng dịchvụ của thương nhân

1. Trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Namlà thành viên có quy định khác, thương nhân có các quyền cung ứng dịch vụ sauđây:

a) Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam;

b) Cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam;

c) Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụngtrên lãnh thổ nước ngoài;

d) Cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụngtrên lãnh thổ nước ngoài.

2. Trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Namlà thành viên có quy định khác, thương nhân có các quyền sử dụng dịch vụ sauđây:

a) Sử dụng dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam;

b) Sử dụng dịch vụ do người không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam;

c) Sử dụng dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứngtrên lãnh thổ nước ngoài;

d) Sử dụng dịch vụ do người không cư trú tại Việt Nam cung ứngtrên lãnh thổ nước ngoài.

3. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng người cư trú, người khôngcư trú để thực hiện các chính sách thuế, quản lý xuất khẩu, nhập khẩu đối vớicác loại hình dịch vụ.

Điều 76. Dịch vụ cấm kinh doanh, dịch vụhạn chế kinh doanh và dịch vụ kinh doanh có điều kiện

1. Căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng thời kỳ và điềuước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quyđịnh cụ thể danh mục dịch vụ cấm kinh doanh, dịch vụ hạn chế kinh doanh, dịchvụ kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh dịch vụ đó.

2. Đối với dịch vụ hạn chế kinh doanh, dịch vụ kinh doanh có điềukiện, việc cung ứng dịch vụ chỉ được thực hiện khi dịch vụ và các bên tham giahoạt động cung ứng dịch vụ đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của phápluật.

Điều 77. Áp dụng các biện pháp khẩn cấpđối với hoạt động cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ

Trong trường hợp cần thiết, để bảo vệ an ninh quốc gia và các lợiích quốc gia khác phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Thủ tướng Chính phủ quyết định ápdụng các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ,bao gồm việc tạm thời cấm cung ứng hoặc sử dụng đối với một hoặc một số loạidịch vụ hoặc các biện pháp khẩn cấp khác đối với một hoặc một số thị trường cụthể trong một thời gian nhất định.

MỤC 2

QUYỀN VÀNGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ

Điều 78. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịchvụ

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên cung ứng dịch vụ có cácnghĩa vụ sau đây:

1. Cung ứng các dịch vụ và thực hiện những công việc có liên quanmột cách đầy đủ, phù hợp với thoả thuận và theo quy định của Luật này;

2. Bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiệnđược giao để thực hiện dịch vụ sau khi hoàn thành công việc;

3. Thông báo ngay cho khách hàng trong trường hợp thông tin, tàiliệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm để hoàn thành việc cung ứng dịchvụ;

4. Giữ bí mật về thông tin mà mình biết được trong quá trình cungứng dịch vụ nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Điều 79. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịchvụ theo kết quả công việc

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu tính chất của loại dịch vụđược cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải đạt được một kết quả nhất địnhthì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phùhợp với các điều khoản và mục đích của hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồngkhông có quy định cụ thể về tiêu chuẩn kết quả cần đạt được, bên cung ứng dịchvụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với tiêu chuẩnthông thường của loại dịch vụ đó.

Điều 80. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịchvụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu tính chất của loại dịch vụđược cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải nỗ lực cao nhất để đạt được kếtquả mong muốn thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện nghĩa vụ cung ứng dịch vụđó với nỗ lực và khả năng cao nhất.

Điều 81. Hợp tác giữa các bên cung ứngdịch vụ

Trường hợp theo thỏa thuận hoặc dựa vào tình hình cụ thể, một dịchvụ do nhiều bên cung ứng dịch vụ cùng tiến hành hoặc phối hợp với bên cung ứngdịch vụ khác thì mỗi bên cung ứng dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:

1. Trao đổi, thông tin cho nhau về tiến độ công việc và yêu cầucủa mình có liên quan đến việc cung ứng dịch vụ, đồng thời phải cung ứng dịchvụ vào thời gian và theo phương thức phù hợp để không gây cản trở đến hoạt độngcủa bên cung ứng dịch vụ đó;

2. Tiến hành bất kỳ hoạt động hợp tác cần thiết nào với các bêncung ứng dịch vụ khác.

Điều 82. Thời hạn hoàn thành dịch vụ

1. Bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ đúng thời hạn đãthoả thuận trong hợp đồng.

2. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn hoàn thành dịch vụthì bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ trong một thời hạn hợp lý trêncơ sở tính đến tất cả các điều kiện và hoàn cảnh mà bên cung ứng dịch vụ biếtđược vào thời điểm giao kết hợp đồng, bao gồm bất kỳ nhu cầu cụ thể nào củakhách hàng có liên quan đến thời gian hoàn thành dịch vụ.

3. Trường hợp một dịch vụ chỉ có thể được hoàn thành khi kháchhàng hoặc bên cung ứng dịch vụ khác đáp ứng các điều kiện nhất định thì bêncung ứng dịch vụ đó không có nghĩa vụ hoàn thành dịch vụ của mình cho đến khicác điều kiện đó được đáp ứng.

Điều 83. Yêu cầu của khách hàng liên quanđến những thay đổi trong quá trình cung ứng dịch vụ

1. Trong quá trình cung ứng dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ phảituân thủ những yêu cầu hợp lý của khách hàng liên quan đến những thay đổi trongquá trình cung ứng dịch vụ.

2. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, khách hàng phải chịu nhữngchi phí hợp lý cho việc thực hiện những yêu cầu thay đổi của mình.

Điều 84. Tiếp tục cung ứng dịch vụ saukhi hết thời hạn hoàn thành việc cung ứng dịch vụ

Sau khi hết thời hạn hoàn thành việc cung ứng dịch vụ mà dịch vụvẫn chưa hoàn thành, nếu khách hàng không phản đối thì bên cung ứng dịch vụphải tiếp tục cung ứng theo nội dung đã thoả thuận và phải bồi thường thiệthại, nếu có.

Điều 85. Nghĩa vụ của khách hàng

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, khách hàng có các nghĩa vụ sauđây:

1. Thanh toán tiền cung ứng dịch vụ như đã thoả thuận trong hợpđồng;

2. Cung cấp kịp thời các kế hoạch, chỉ dẫn và những chi tiết khácđể việc cung ứng dịch vụ được thực hiện không bị trì hoãn hay gián đoạn;

3. Hợp tác trong tất cả những vấn đề cần thiết khác để bên cungứng có thể cung ứng dịch vụ một cách thích hợp;

4. Trường hợp một dịch vụ do nhiều bên cung ứng dịch vụ cùng tiếnhành hoặc phối hợp với bên cung ứng dịch vụ khác, khách hàng có nghĩa vụ điềuphối hoạt động của các bên cung ứng dịch vụ để không gây cản trở đến công việccủa bất kỳ bên cung ứng dịch vụ nào.

Điều 86. Giá dịch vụ

Trường hợp không có thoả thuận về giá dịch vụ, không có thoả thuậnvề phương pháp xác định giá dịch vụ và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác vềgiá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trongcác điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trườngđịa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịchvụ.

Điều 87. Thời hạn thanh toán

Trường hợp không có thỏa thuận và giữa các bên không có bất kỳthói quen nào về việc thanh toán thì thời hạn thanh toán là thời điểm việc cungứng dịch vụ được hoàn thành.

Chương IV

XÚC TIẾNTHƯƠNG MẠI

MỤC 1

KHUYẾN MẠI

Điều 88. Khuyến mại

1. Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhânnhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho kháchhàng những lợi ích nhất định.

2. Thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân thuộc một trongcác trường hợp sau đây:

a) Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinhdoanh;

b) Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mạicho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.

Điều 89. Kinh doanh dịch vụ khuyến mại

Kinh doanh dịch vụ khuyến mại là hoạt động thương mại, theo đó mộtthương nhân thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân kháctrên cơ sở hợp đồng.

Điều 90. Hợp đồng dịch vụ khuyến mại

Hợp đồng dịch vụ khuyến mại phải được lập thành văn bản hoặc bằnghình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Điều 91. Quyền khuyến mại của thương nhân

1. Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chinhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền tự tổ chức khuyến mạihoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mạicho mình.

2. Văn phòng đại diện của thương nhân không được khuyến mại hoặcthuê thương nhân khác thực hiện khuyến mại tại Việt Nam cho thương nhân mà mình đạidiện.

Điều 92. Các hình thức khuyến mại

1. Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thửkhông phải trả tiền.

2. Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền.

3. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giácung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng kýhoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giáthì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chínhphủ.

4. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sửdụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định.

5. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàngđể chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.

6. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chươngtrình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc muahàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham giatheo thể lệ và giải thưởng đã công bố.

7. Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặngthưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụmà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghinhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác.

8. Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệthuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.

9. Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nướcvề thương mại chấp thuận.

Điều 93. Hàng hóa, dịch vụ được khuyếnmại

1. Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ đượcthương nhân sử dụng các hình thức khuyến mại để xúc tiến việc bán, cung ứnghàng hóa, dịch vụ đó.

2. Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại phải là hàng hóa, dịch vụđược kinh doanh hợp pháp.

Điều 94. Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyếnmại, mức giảm giá khuyến mại

1. Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hoá, dịch vụ đượcthương nhân dùng để tặng, thưởng, cung ứng không thu tiền cho khách hàng.

2. Hàng hoá, dịch vụ được thương nhân dùng để khuyến mại có thể làhàng hoá, dịch vụ mà thương nhân đó đang kinh doanh hoặc hàng hoá, dịch vụkhác.

3. Hàng hóa, dịch vụ được dùng để khuyến mại phải là hàng hóa,dịch vụ được kinh doanh hợp pháp.

4. Chính phủ quy định cụ thể hạn mức tối đa về giá trị của hànghóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụđược khuyến mại mà thương nhân được thực hiện trong hoạt động khuyến mại.

Điều 95. Quyền của thương nhân thực hiệnkhuyến mại

1. Lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm khuyến mại, hàng hóa,dịch vụ dùng để khuyến mại.

2. Quy định các lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng phù hợpvới khoản 4 Điều 94 của Luật này.

3. Thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việckhuyến mại cho mình.

4. Tổ chức thực hiện các hình thức khuyến mại quy định tại Điều 92của Luật này.

Điều 96. Nghĩa vụ của thương nhân thựchiện khuyến mại

1. Thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục theo quy định của phápluật để thực hiện các hình thức khuyến mại.

2. Thông báo công khai các nội dung thông tin về hoạt động khuyếnmại cho khách hàng theo quy định tại Điều 97 của Luật này.

3. Thực hiện đúng chương trình khuyến mại đã thông báo và các camkết với khách hàng.

4. Đối với một số hình thức khuyến mại quy định tại khoản 6 Điều92 của Luật này, thương nhân phải trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vàongân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng.

Bộ trưởng Bộ Thương mại quy định các hình thức khuyến mại cụ thểthuộc các chương trình mang tính may rủi phải thực hiện quy định này.

5. Tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ khuyến mại nếuthương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại.

Điều 97. Thông tin phải thông báo côngkhai

1. Đối với tất cả hình thức khuyến mại quy định tại Điều 92 củaLuật này, thương nhân thực hiện khuyến mại phải thông báo công khai các thôngtin sau đây:

a) Tên của hoạt động khuyến mại;

b) Giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ khuyến mại và các chiphí có liên quan để giao hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại cho khách hàng;

c) Tên, địa chỉ, số điện thoại của thương nhân thực hiện khuyếnmại;

d) Thời gian khuyến mại, ngày bắt đầu, ngày kết thúc và địa bànhoạt động khuyến mại;

đ) Trường hợp lợi ích của việc tham gia khuyến mại gắn với cácđiều kiện cụ thể thì trong thông báo phải nêu rõ hoạt động khuyến mại đó có kèmtheo điều kiện và nội dung cụ thể của các điều kiện.

2. Ngoài các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, thương nhâncòn phải thông báo công khai các thông tin liên quan đến hoạt động khuyến mạisau đây:

a) Giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ được tặng cho khách hàngđối với hình thức khuyến mại quy định tại khoản 2 Điều 92 của Luật này;

b) Trị giá tuyệt đối hoặc phần trăm thấp hơn giá bán hàng hóa, giácung ứng dịch vụ bình thường trước thời gian khuyến mại đối với hình thứckhuyến mại quy định tại khoản 3 Điều 92 của Luật này;

c) Giá trị bằng tiền hoặc lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởngtừ phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ; địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụvà các loại hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng có thể nhận được từ phiếu mua hàng,phiếu sử dụng dịch vụ đối với hình thức khuyến mại quy định tại khoản 4 Điều 92của Luật này;

d) Loại giải thưởng và giá trị của từng loại giải thưởng; thể lệtham gia các chương trình khuyến mại, cách thức lựa chọn người trúng thưởng đốivới các hình thức khuyến mại quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 92 của Luậtnày;

đ) Các chi phí mà khách hàng phải tự chịu đối với các hình thứckhuyến mại quy định tại khoản 7, khoản 8 Điều 92 của Luật này.

Điều 98. Cách thức thông báo

1. Việc thông báo khuyến mại hàng hoá theo quy định tại Điều 97của Luật này được thực hiện bằng một trong các cách thức sau đây:

a) Tại địa điểm bán hàng hóa và nơi để hàng hoá bày bán;

b) Trên hàng hoá hoặc bao bì hàng hóa;

c) Dưới bất kỳ cách thức nào khác nhưng phải được đính kèm vớihàng hóa khi hàng hóa được bán.

2. Việc thông báo khuyến mại dịch vụ theo quy định tại Điều 97 củaLuật này phải được thực hiện dưới một trong các cách thức sau đây:

a) Tại địa điểm cung ứng dịch vụ;

b) Cách thức khác nhưng phải được cung cấp kèm với dịch vụ khidịch vụ đó được cung ứng.

Điều 99. Bảo đảm bí mật thông tin vềchương trình, nội dung khuyến mại

Trường hợp chương trình khuyến mại phải được sự chấp thuận của cơquan nhà nước có thẩm quyền thì cơ quan đó phải giữ bí mật chương trình, nộidung khuyến mại do thương nhân cung cấp cho đến khi chương trình được cơ quannhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

Điều 100. Các hành vi bị cấm trong hoạtđộng khuyến mại

1. Khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịchvụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa đượcphép cung ứng.

2. Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịchvụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa đượcphép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.

3. Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới18 tuổi.

4. Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trởlên để khuyến mại dưới mọi hình thức.

5. Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịchvụ để lừa dối khách hàng.

6. Khuyến mại để tiêu thụ hàng hoá kém chất lượng, làm phương hạiđến môi trường, sức khoẻ con người và lợi ích công cộng khác.

7. Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhànước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.

8. Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện khôngđúng.

9. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

10. Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng đểkhuyến mại vượt quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyếnmại quá mức tối đa theo quy định tại khoản 4 Điều 94 của Luật này.

Điều 101. Đăng ký hoạt động khuyến mại,thông báo kết quả khuyến mại với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại

1. Trước khi thực hiện hoạt động khuyến mại, thương nhân phải đăngký và sau khi kết thúc hoạt động khuyến mại, thương nhân phải thông báo kết quảvới cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.

2. Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký hoạt động khuyến mại vàthông báo kết quả hoạt động khuyến mại của các thương nhân với cơ quan quản lýnhà nước về thương mại.

MỤC 2

QUẢNG CÁOTHƯƠNG MẠI

Điều 102. Quảng cáo thương mại

Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thươngnhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ củamình.

Điều 103. Quyền quảng cáo thương mại

1. Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chinhánh của thương nhân nước ngoài được phép hoạt động thương mại tại Việt Nam cóquyền quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình hoặc thuêthương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện việc quảng cáo thương mạicho mình.

2. Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp thựchiện hoạt động quảng cáo thương mại. Trong trường hợp được thương nhân ủyquyền, Văn phòng đại diện có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịchvụ quảng cáo thương mại để thực hiện quảng cáo cho thương nhân mà mình đạidiện.

3. Thương nhân nước ngoài muốn quảng cáo thương mại về hoạt độngkinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình tại Việt Namphải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại Việt Nam thực hiện.

Điều 104. Kinh doanh dịch vụ quảng cáothương mại

Kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại là hoạt động thương mạicủa thương nhân để thực hiện việc quảng cáo thương mại cho thương nhân khác.

Điều 105. Sản phẩm quảng cáo thương mại

Sản phẩm quảng cáo thương mại gồm những thông tin bằng hình ảnh,hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng chứađựng nội dung quảng cáo thương mại.

Điều 106. Phương tiện quảng cáo thương mại

1. Phương tiện quảng cáo thương mại là công cụ được sử dụng đểgiới thiệu các sản phẩm quảng cáo thương mại.

2. Phương tiện quảng cáo thương mại bao gồm:

a) Các phương tiện thông tin đại chúng;

b) Các phương tiện truyền tin;

c) Các loại xuất bản phẩm;

d) Các loại bảng, biển, băng, pa-nô, áp-phích, vật thể cố định,các phương tiện giao thông hoặc các vật thể di động khác;

đ) Các phương tiện quảng cáo thương mại khác.

Điều 107. Sử dụng phương tiện quảng cáothương mại

1. Việc sử dụng phương tiện quảng cáo thương mại quy định tại Điều106 của Luật này phải tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý nhà nước cóthẩm quyền.

2. Việc sử dụng phương tiện quảng cáo thương mại phải bảo đảm cácyêu cầu sau đây:

a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí, xuất bản, thôngtin, chương trình hoạt động văn hoá, thể thao, hội chợ, triển lãm;

b) Tuân thủ quy định về địa điểm quảng cáo, không gây ảnh hưởngxấu đến cảnh quan, môi trường, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội;

c) Đúng mức độ, thời lượng, thời điểm quy định đối với từng loạiphương tiện thông tin đại chúng.

Điều 108. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đốivới sản phẩm quảng cáo thương mại

Thương nhân có quyền đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối vớisản phẩm quảng cáo thương mại theo quy định của pháp luật.

Điều 109. Các quảng cáo thương mại bị cấm

1. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập,chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.

2. Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáotrái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam vàtrái với quy định của pháp luật.

3. Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh, hạn chếkinh doanh hoặc cấm quảng cáo.

4. Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sảnphẩm, hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trênthị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo.

5. Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhànước, tổ chức, cá nhân.

6. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạtđộng sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất,kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác.

7. Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chấtlượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phươngthức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ.

8. Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụngsản phẩm quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; sử dụng hình ảnh của tổ chức,cá nhân khác để quảng cáo khi chưa được tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

9. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định củapháp luật.

Điều 110. Hợp đồng dịch vụ quảng cáothương mại

Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại phải được lập thành văn bảnhoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Điều 111. Quyền của bên thuê quảng cáothương mại

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên thuê quảng cáo thương mạicó các quyền sau đây:

1. Lựa chọn người phát hành quảng cáo thương mại, hình thức, nộidung, phương tiện, phạm vi và thời gian quảng cáo thương mại;

2. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng dịch vụ quảng cáothương mại.

Điều 112. Nghĩa vụ của bên thuê quảng cáothương mại

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên thuê quảng cáo thương mạicó các nghĩa vụ sau đây:

1. Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại thôngtin trung thực, chính xác về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mạivà chịu trách nhiệm về các thông tin này;

2. Trả thù lao dịch vụ quảng cáo thương mại và các chi phí hợp lýkhác.

Điều 113. Quyền của bên cung ứng dịch vụquảng cáo thương mại

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên cung ứng dịch vụ quảng cáothương mại có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên thuê quảng cáo thương mại cung cấp thông tin quảngcáo trung thực, chính xác và theo đúng thoả thuận trong hợp đồng;

2. Nhận thù lao dịch vụ quảng cáo thương mại và các chi phí hợp lýkhác.

Điều 114. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịchvụ quảng cáo thương mại

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên cung ứng dịch vụ quảng cáothương mại có các nghĩa vụ sau đây:

1. Thực hiện sự lựa chọn của bên thuê quảng cáo về người phát hànhquảng cáo thương mại, hình thức, nội dung, phương tiện, phạm vi và thời gianquảng cáo thương mại;

2. Tổ chức quảng cáo trung thực, chính xác về hoạt động kinh doanhhàng hoá, dịch vụ thương mại theo thông tin mà bên thuê quảng cáo đã cung cấp;

3. Thực hiện các nghĩa vụ khác đã thoả thuận trong hợp đồng dịchvụ quảng cáo thương mại.

Điều 115. Người phát hành quảng cáo thươngmại

Người phát hành quảng cáo thương mại là người trực tiếp phát hànhsản phẩm quảng cáo thương mại.

Điều 116. Nghĩa vụ của người phát hànhquảng cáo thương mại

Người phát hành quảng cáo thương mại có các nghĩa vụ sau đây:

1. Tuân thủ các quy định về sử dụng phương tiện quảng cáo thươngmại quy định tại Điều 107 của Luật này;

2. Thực hiện hợp đồng phát hành quảng cáo đã giao kết với bên thuêphát hành quảng cáo;

3. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

MỤC 3

TRƯNG BÀY,GIỚI THIỆU HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

Điều 117. Trưng bày, giới thiệu hàng hoá,dịch vụ

Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động xúc tiếnthương mại của thương nhân dùng hàng hoá, dịch vụ và tài liệu về hàng hoá, dịchvụ để giới thiệu với khách hàng về hàng hoá, dịch vụ đó.

Điều 118. Quyền trưng bày, giới thiệu hànghoá, dịch vụ

1. Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chinhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền trưng bày, giới thiệuhàng hoá, dịch vụ; lựa chọn các hình thức trưng bày, giới thiệu phù hợp; tựmình tổ chức hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệuhàng hoá, dịch vụ để trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ của mình.

2. Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp trưngbày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ của thương nhân do mình đại diện, trừ việctrưng bày, giới thiệu tại trụ sở của Văn phòng đại diện đó. Trong trường hợpđược thương nhân ủy quyền, Văn phòng đại diện có quyền ký hợp đồng với thươngnhân kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ để thực hiệntrưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ cho thương nhân mà mình đại diện.

3. Thương nhân nước ngoài chưa được phép hoạt động thương mại tạiViệt nam muốn trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ của mình tại Việt Namphải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịchvụ Việt Nam thực hiện.

Điều 119. Kinh doanh dịch vụ trưng bày,giới thiệu hàng hoá, dịch vụ

Kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ là hoạtđộng thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện cung ứng dịch vụ trưng bày,giới thiệu hàng hoá, dịch vụ cho thương nhân khác.

Điều 120. Các hình thức trưng bày, giớithiệu hàng hoá, dịch vụ

1. Mở phòng trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ.

2. Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ tại các trung tâmthương mại hoặc trong các hoạt động giải trí, thể thao, văn hoá, nghệ thuật.

3. Tổ chức hội nghị, hội thảo có trưng bày, giới thiệu hàng hoá,dịch vụ.

4. Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ trên Internet và cáchình thức khác theo quy định của pháp luật.

Điều 121. Điều kiện đối với hàng hoá, dịchvụ trưng bày, giới thiệu

1. Hàng hoá, dịch vụ trưng bày, giới thiệu phải là những hàng hoá,dịch vụ kinh doanh hợp pháp trên thị trường.

2. Hàng hoá, dịch vụ trưng bày, giới thiệu phải tuân thủ các quyđịnh của pháp luật về chất lượng hàng hóa và ghi nhãn hàng hoá.

Điều 122. Điều kiện đối với hàng hoá nhậpkhẩu vào Việt Namđể trưng bày, giới thiệu

Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam để trưng bày, giới thiệu tại ViệtNam, ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 121 của Luật này cònphải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là hàng hoá được phép nhập khẩu vào Việt Nam;

2. Hàng hoá tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu phải tái xuấtkhẩu sau khi kết thúc việc trưng bày, giới thiệu nhưng không quá sáu tháng, kểtừ ngày tạm nhập khẩu; nếu quá thời hạn trên thì phải làm thủ tục gia hạn tạihải quan nơi tạm nhập khẩu;

3. Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu nếu tiêu thụtại Việt Nam thì phải tuânthủ các quy định của pháp luật Việt Nam đối với hàng hóa nhập khẩu.

Điều 123. Các trường hợp cấm trưng bày,giới thiệu hàng hoá, dịch vụ

1. Tổ chức trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ hoặc sử dụnghình thức, phương tiện trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ làm phương hạiđến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, cảnh quan, môi trường, sức khoẻcon người.

2. Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ hoặc sử dụng hình thức,phương tiện trưng bày, giới thiệu trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạođức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

3. Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ làm lộ bí mật nhà nước.

4. Trưng bày, giới thiệu hàng hoá của thương nhân khác để so sánhvới hàng hoá của mình, trừ trường hợp hàng hoá đem so sánh là hàng giả, hàng viphạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.

5. Trưng bày, giới thiệu mẫu hàng hoá không đúng với hàng hoá đangkinh doanh về chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, thờihạn bảo hành và các chỉ tiêu chất lượng khác nhằm lừa dối khách hàng.

Điều 124. Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giớithiệu hàng hoá, dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ phải đượclập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Điều 125. Quyền của bên thuê dịch vụ trưngbày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên thuê dịch vụ trưng bày,giới thiệu hàng hoá, dịch vụ có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá,dịch vụ thực hiện thoả thuận trong hợp đồng;

2. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng trưng bày, giớithiệu hàng hoá, dịch vụ.

Điều 126. Nghĩa vụ của bên thuê dịch vụtrưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên thuê dịch vụ trưng bày,giới thiệu hàng hoá, dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:

1. Cung cấp đầy đủ hàng hoá, dịch vụ trưng bày, giới thiệu hoặcphương tiện cho bên cung ứng dịch vụ theo thoả thuận trong hợp đồng;

2. Cung cấp thông tin về hàng hoá, dịch vụ trưng bày, giới thiệuvà chịu trách nhiệm về các thông tin này;

3. Trả thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác.

Điều 127. Quyền của bên cung ứng dịch vụtrưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên cung ứng dịch vụ trưng bày,giới thiệu hàng hoá, dịch vụ có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp hàng hoá, dịch vụ trưng bày,giới thiệu theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng;

2. Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hoá, dịchvụ trưng bày, giới thiệu và các phương tiện cần thiết khác theo thoả thuậntrong hợp đồng;

3. Nhận thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác.

Điều 128. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịchvụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên cung ứng dịch vụ trưng bày,giới thiệu hàng hoá, dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:

1. Thực hiện việc trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ theothoả thuận trong hợp đồng;

2. Bảo quản hàng hoá trưng bày, giới thiệu, tài liệu, phương tiệnđược giao trong thời gian thực hiện hợp đồng; khi kết thúc việc trưng bày, giớithiệu hàng hoá, dịch vụ, phải giao lại đầy đủ hàng hoá, tài liệu, phương tiệntrưng bày, giới thiệu cho bên thuê dịch vụ;

3. Thực hiện việc trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ theonhững nội dung đã được thoả thuận với bên thuê dịch vụ trưng bày, giới thiệuhàng hoá, dịch vụ.

MỤC 4

HỘI TRỢ,TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI

Điều 129. Hội chợ, triển lãm thương mại

Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mạiđược thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định đểthương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìmkiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ.

Điều 130. Kinh doanh dịch vụ hội chợ,triển lãm thương mại

1. Kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt độngthương mại, theo đó thương nhân kinh doanh dịch vụ này cung ứng dịch vụ tổ chứchoặc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại cho thương nhân khác để nhận thùlao dịch vụ tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.

2. Hợp đồng dịch vụ tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thươngmại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lýtương đương.

Điều 131. Quyền tổ chức, tham gia hội chợ,triển lãm thương mại

1. Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chinhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền trực tiếp tổ chức, thamgia hội chợ, triển lãm thương mại về hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh hoặcthuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại thực hiện.

2. Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp tổchức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại. Trong trường hợp được thương nhânủy quyền, Văn phòng đại diện có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanhdịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại để tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãmthương mại cho thương nhân mà mình đại diện.

3. Thương nhân nước ngoài có quyền trực tiếp tham gia hoặc thuêthương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại Việt Nam thay mặt mình tham gia hội chợ, triển lãmthương mại tại Việt Nam.Trong trường hợp muốn tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam thì thương nhân nước ngoài phải thuê thươngnhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại Việt Nam thực hiện.

Điều 132. Tổ chức hội chợ, triển lãmthương mại tại Việt Nam

1. Hội chợ, triển lãm thương mại tổ chức tại Việt Nam phải đượcđăng ký và phải được xác nhận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước vềthương mại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hội chợ, triển lãmthương mại.

2. Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục, nội dung đăng kývà xác nhận việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam quy địnhtại khoản 1 Điều này.

Điều 133. Tổ chức, tham gia hội chợ, triểnlãm thương mại ở nước ngoài

1. Thương nhân không kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thươngmại khi trực tiếp tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nướcngoài về hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh phải tuân theo các quy định vềxuất khẩu hàng hoá.

2. Thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mạikhi tổ chức cho thương nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phảiđăng ký với Bộ Thương mại.

3. Thương nhân không đăng ký kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãmthương mại không được tổ chức cho thương nhân khác tham gia hội chợ, triển lãmthương mại ở nước ngoài.

4. Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục, nội dung đăng kýtổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài quy định tại khoản1 và khoản 2 Điều này.

Điều 134. Hàng hoá, dịch vụ trưng bày,giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam

1. Hàng hoá, dịch vụ không được phép tham gia hội chợ, triển lãmthương mại bao gồm:

a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm kinh doanh, hạn chế kinhdoanh, chưa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật;

b) Hàng hóa, dịch vụ do thương nhân ở nước ngoài cung ứng thuộcdiện cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật;

c) Hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, trừ trường hợptrưng bày, giới thiệu để so sánh với hàng thật.

2. Ngoài việc tuân thủ các quy định về hội chợ, triển lãm thươngmại của Luật này, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện quản lý chuyên ngành phải tuânthủ các quy định về quản lý chuyên ngành đối với hàng hoá, dịch vụ đó.

3. Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thươngmại tại Việt Nam phải được tái xuất khẩu trong thời hạn ba mươi ngày, kể từngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại.

4. Việc tạm nhập, tái xuất hàng hóa tham gia hội chợ, triển lãmthương mại tại Việt Namphải tuân theo các quy định của pháp luật về hải quan và các quy định khác củapháp luật có liên quan.

Điều 135. Hàng hóa, dịch vụ tham gia hộichợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài

1. Tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ đều được tham gia hội chợ,triển lãm thương mại ở nước ngoài, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm xuấtkhẩu theo quy định của pháp luật.

2. Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm xuất khẩu chỉ được tham giahội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài khi được sự chấp thuận của Thủ tướngChính phủ.

3. Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hóa để tham gia hội chợ, triển lãmthương mại ở nước ngoài là một năm kể từ ngày hàng hóa được tạm xuất khẩu; nếuquá thời hạn nói trên mà chưa được tái nhập khẩu thì hàng hóa đó phải chịu thuếvà các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

4. Việc tạm xuất, tái nhập hàng hóa tham gia hội chợ, triển lãmthương mại ở nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hải quan vàcác quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 136. Bán, tặng hàng hoá, cung ứngdịch vụ tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam

1. Hàng hoá, dịch vụ trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãmthương mại tại Việt Nam được phép bán, tặng, cung ứng tại hội chợ, triển lãmthương mại; đối với hàng hóa nhập khẩu phải đăng ký với hải quan, trừ trườnghợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Hàng hóa thuộc diện nhập khẩu phải có giấy phép của cơ quan nhànước có thẩm quyền chỉ được bán, tặng sau khi được cơ quan nhà nước có thẩmquyền chấp thuận bằng văn bản.

3. Việc bán, tặng hàng hoá tại hội chợ, triển lãm thương mại quyđịnh tại khoản 2 Điều 134 của Luật này phải tuân thủ các quy định về quản lýchuyên ngành nhập khẩu đối với hàng hóa đó.

4. Hàng hóa được bán, tặng, dịch vụ được cung ứng tại hội chợ,triển lãm thương mại tại Việt Namphải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Điều 137. Bán, tặng hàng hóa, cung ứngdịch vụ của Việt Namtham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài

1. Hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãmthương mại ở nước ngoài được phép bán, tặng, cung ứng tại hội chợ, triển lãm,trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2. Việc bán, tặng hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu nhưng đã đượctạm xuất khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài chỉ đượcthực hiện sau khi có sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

3. Hàng hóa thuộc diện xuất khẩu phải có giấy phép của cơ quan nhànước có thẩm quyền chỉ được bán, tặng sau khi được cơ quan nhà nước có thẩmquyền chấp thuận bằng văn bản.

4. Hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãmthương mại ở nước ngoài được bán, tặng, cung ứng ở nước ngoài phải chịu thuế vàcác nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Điều 138. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức,cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam

1. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận với thương nhântổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.

2. Bán, tặng hàng hoá, cung ứng dịch vụ được trưng bày, giới thiệutại hội chợ, triển lãm thương mại theo quy định của pháp luật.

3. Được tạm nhập, tái xuất hàng hoá, tài liệu về hàng hoá, dịch vụđể trưng bày tại hội chợ, triển lãm thương mại.

4. Tuân thủ các quy định về tổ chức hội chợ, triển lãm thương mạitại Việt Nam.

Điều 139. Quyền và nghĩa vụ của thươngnhân tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài

1. Được tạm xuất, tái nhập hàng hoá và tài liệu về hàng hoá, dịchvụ để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại.

2. Phải tuân thủ các quy định về việc tổ chức, tham gia hội chợ,triển lãm thương mại ở nước ngoài.

3. Được bán, tặng hàng hoá trưng bày, giới thiệu tại hội chợ,triển lãm thương mại ở nước ngoài; phải nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tàichính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 140. Quyền và nghĩa vụ của thươngnhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại

1. Niêm yết chủ đề, thời gian tiến hành hội chợ, triển lãm thươngmại tại nơi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đó trước ngày khai mạc hộichợ, triển lãm thương mại.

2. Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp hàng hoá để tham gia hội chợ,triển lãm thương mại theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng.

3. Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hoá, dịchvụ để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại và các phương tiện cần thiết kháctheo thoả thuận trong hợp đồng.

4. Nhận thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác.

5. Thực hiện việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo thoảthuận trong hợp đồng.

Chương V

CÁC HOẠTĐỘNG TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI

MỤC 1

ĐẠI DIỆN CHOTHƯƠNG NHÂN

Điều 141. Đại diện cho thương nhân

1. Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm(gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thựchiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhânđó và được hưởng thù lao về việc đại diện.

2. Trong trường hợp thương nhân cử người của mình để làm đại diệncho mình thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự.

Điều 142. Hợp đồng đại diện cho thươngnhân

Hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được lập thành văn bản hoặcbằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Điều 143. Phạm vi đại diện

Các bên có thể thoả thuận về việc bên đại diện được thực hiện mộtphần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đạidiện.

Điều 144. Thời hạn đại diện cho thươngnhân

1. Thời hạn đại diện do các bên thoả thuận.

2. Trường hợp không có thoả thuận, thời hạn đại diện chấm dứt khibên giao đại diện thông báo cho bên đại diện về việc chấm dứt hợp đồng đại diệnhoặc bên đại diện thông báo cho bên giao đại diện về việc chấm dứt hợp đồng.

3. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên giao đại diện đơnphương thông báo chấm dứt hợp đồng đại diện theo quy định tại khoản 2 Điều nàythì bên đại diện có quyền yêu cầu bên giao đại diện trả một khoản thù lao doviệc bên giao đại diện giao kết các hợp đồng với khách hàng mà bên đại diện đãgiao dịch và những khoản thù lao khác mà đáng lẽ mình được hưởng.

4. Trường hợp thời hạn đại diện chấm dứt theo quy định tại khoản 2Điều này theo yêu cầu của bên đại diện thì bên đại diện bị mất quyền hưởng thùlao đối với các giao dịch mà đáng lẽ mình được hưởng nếu các bên không có thoảthuận khác.

Điều 145. Nghĩa vụ của bên đại diện

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại diện có các nghĩa vụsau đây:

1. Thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi íchcủa bên giao đại diện;

2. Thông báo cho bên giao đại diện về cơ hội và kết quả thực hiệncác hoạt động thương mại đã được uỷ quyền;

3. Tuân thủ chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó không viphạm quy định của pháp luật;

4. Không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩacủa mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện;

5. Không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liênquan đến hoạt động thương mại của bên giao đại diện trong thời gian làm đạidiện và trong thời hạn hai năm, kể từ khi chấm dứt hợp đồng đại diện;

6. Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đạidiện.

Điều 146. Nghĩa vụ của bên giao đại diện

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại diện có các nghĩavụ sau đây:

1. Thông báo ngay cho bên đại diện về việc giao kết hợp đồng màbên đại diện đã giao dịch, việc thực hiện hợp đồng mà bên đại diện đã giao kết,việc chấp nhận hay không chấp nhận các hoạt động ngoài phạm vi đại diện mà bênđại diện thực hiện;

2. Cung cấp tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết để bên đại diệnthực hiện hoạt động đại diện;

3. Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại diện;

4. Thông báo kịp thời cho bên đại diện về khả năng không giao kếtđược, không thực hiện được hợp đồng trong phạm vi đại diện.

Điều 147. Quyền hưởng thù lao đại diện

1. Bên đại diện được hưởng thù lao đối với hợp đồng được giao kếttrong phạm vi đại diện. Quyền được hưởng thù lao phát sinh từ thời điểm do cácbên thoả thuận trong hợp đồng đại diện.

2. Trường hợp không có thỏa thuận, mức thù lao cho bên đại diệnđược xác định theo quy định tại Điều 86 của Luật này.

Điều 148. Thanh toán chi phí phát sinh

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên đại diện có quyền yêu cầuđược thanh toán các khoản chi phí phát sinh hợp lý để thực hiện hoạt động đạidiện.

Điều 149. Quyền cầm giữ

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại diện có quyền cầm giữtài sản, tài liệu được giao để bảo đảm việc thanh toán các khoản thù lao và chiphí đã đến hạn.

MỤC 2

MÔI GIỚITHƯƠNG MẠI

Điều 150. Môi giới thương mại

Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thươngnhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cungứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồngmua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.

Điều 151. Nghĩa vụ của bên môi giới thươngmại

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên môi giới thương mại có cácnghĩa vụ sau đây:

1. Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việcmôi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môigiới;

2. Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợiích của bên được môi giới;

3. Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới,nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;

4. Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môigiới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới.

Điều 152. Nghĩa vụ của bên được môi giới

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được môi giới có các nghĩavụ sau đây:

1. Cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liênquan đến hàng hoá, dịch vụ;

2. Trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên môigiới.

Điều 153. Quyền hưởng thù lao môi giới

1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, quyền hưởng thù lao môi giớiphát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau.

2. Trường hợp không có thỏa thuận, mức thù lao môi giới được xácđịnh theo quy định tại Điều 86 của Luật này.

Điều 154. Thanh toán chi phí phát sinhliên quan đến việc môi giới

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được môi giới phải thanhtoán các chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến việc môi giới, kể cả khi việcmôi giới không mang lại kết quả cho bên được môi giới.

MỤC 3

ỦY THÁC MUABÁN HÀNG HÓA

Điều 155. Uỷ thác mua bán hàng hóa

Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhậnuỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điềukiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.

Điều 156. Bên nhận uỷ thác

Bên nhận uỷ thác mua bán hàng hoá là thương nhân kinh doanh mặthàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác và thực hiện mua bán hàng hoá theo nhữngđiều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác.

Điều 157. Bên uỷ thác

Bên uỷ thác mua bán hàng hoá là thương nhân hoặc không phải là thươngnhân giao cho bên nhận uỷ thác thực hiện mua bán hàng hoá theo yêu cầu của mìnhvà phải trả thù lao uỷ thác.

Điều 158. Hàng hoá uỷ thác

Tất cả hàng hoá lưu thông hợp pháp đều có thể được uỷ thác muabán.

Điều 159. Hợp đồng uỷ thác

Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá phải được lập thành văn bản hoặcbằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Điều 160. Uỷ thác lại cho bên thứ ba

Bên nhận uỷ thác không được uỷ thác lại cho bên thứ ba thực hiệnhợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá đã ký, trừ trường hợp có sự chấp thuận bằngvăn bản của bên uỷ thác.

Điều 161. Nhận uỷ thác của nhiều bên

Bên nhận uỷ thác có thể nhận uỷ thác mua bán hàng hoá của nhiềubên uỷ thác khác nhau.

Điều 162. Quyền của bên uỷ thác

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên uỷ thác có các quyền sauđây:

1. Yêu cầu bên nhận uỷ thác thông báo đầy đủ về tình hình thựchiện hợp đồng uỷ thác;

2. Không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác viphạm pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 163 của Luật này.

Điều 163. Nghĩa vụ của bên uỷ thác

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên uỷ thác có các nghĩa vụ sauđây:

1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việcthực hiện hợp đồng uỷ thác;

2. Trả thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủythác;

3. Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;

4. Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác viphạm pháp luật mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làmtrái pháp luật.

Điều 164. Quyền của bên nhận uỷ thác

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên nhận uỷ thác có các quyềnsau đây:

1. Yêu cầu bên uỷ thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết choviệc thực hiện hợp đồng uỷ thác;

2. Nhận thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác;

3. Không chịu trách nhiệm về hàng hoá đã bàn giao đúng thoả thuậncho bên uỷ thác.

Điều 165. Nghĩa vụ của bên nhận uỷ thác

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên nhận uỷ thác có các nghĩavụ sau đây:

1. Thực hiện mua bán hàng hoá theo thỏa thuận;

2. Thông báo cho bên uỷ thác về các vấn đề có liên quan đến việcthực hiện hợp đồng uỷ thác;

3. Thực hiện các chỉ dẫn của bên uỷ thác phù hợp với thoả thuận;

4. Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng uỷthác;

5. Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiệnhợp đồng uỷ thác;

6. Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;

7. Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bênủy thác, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗicủa mình gây ra.

MỤC 4

ĐẠI LÝTHƯƠNG MẠI

Điều 166. Đại lý thương mại

Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lývà bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoácho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng đểhưởng thù lao.

Điều 167. Bên giao đại lý, bên đại lý

1. Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bánhoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiệndịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.

2. Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhậntiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.

Điều 168. Hợp đồng đại lý

Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thứckhác có giá trị pháp lý tương đương.

Điều 169. Các hình thức đại lý

1. Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiệnviệc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụcho bên giao đại lý.

2. Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lýnhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặthàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.

3. Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đạilý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bánhàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.

Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lýtrực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổngđại lý.

4. Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận.

Điều 170. Quyền sở hữu trong đại lý thươngmại

Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hoá hoặc tiền giao chobên đại lý.

Điều 171. Thù lao đại lý

1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả chobên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.

2. Trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóahoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồngtính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịchvụ.

3. Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hànghoá hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý chobên đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá. Mức chênh lệch giá đượcxác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ chokhách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý.

4. Trường hợp các bên không có thoả thuận về mức thù lao đại lýthì mức thù lao được tính như sau:

a) Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó;

b) Trường hợp không áp dụng được điểm a khoản này thì mức thù laođại lý là mức thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụmà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác;

c) Trường hợp không áp dụng được điểm a và điểm b khoản này thìmức thù lao đại lý là mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hànghoá, dịch vụ trên thị trường.

Điều 172. Quyền của bên giao đại lý

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại lý có các quyềnsau đây:

1. ấn định giá mua, giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ đại lýcho khách hàng;

2. Ấn định giá giao đại lý;

3. Yêu cầu bên đại lý thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy địnhcủa pháp luật;

4. Yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền hoặc giao hàng theo hợp đồngđại lý;

5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý.

Điều 173. Nghĩa vụ của bên giao đại lý

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại lý có các nghĩa vụsau đây:

1. Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lýthực hiện hợp đồng đại lý;

2. Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hànghóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ;

3. Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý;

4. Hoàn trả cho bên đại lý tài sản của bên đại lý dùng để bảo đảm(nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;

5. Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bênđại lý, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi củamình gây ra.

Điều 174. Quyền của bên đại lý

Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên đại lý có các quyềnsau đây:

1. Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý,trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 175 của Luật này;

2. Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo hợp đồng đạilý; nhận lại tài sản dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;

3. Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và cácđiều kiện khác có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý;

4. Quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàngđối với đại lý bao tiêu;

5. Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hoạt độngđại lý mang lại.

Điều 175. Nghĩa vụ của bên đại lý

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại lý có các nghĩa vụ sauđây:

1. Mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giáhàng hóa, giá cung ứng dịch vụ do bên giao đại lý ấn định;

2. Thực hiện đúng các thỏa thuận về giao nhận tiền, hàng với bêngiao đại lý;

3. Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theoquy định của pháp luật;

4. Thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lýbán; giao hàng mua đối với đại lý mua; tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lýcung ứng dịch vụ;

5. Bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trướckhi giao đối với đại lý mua; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóacủa đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụtrong trường hợp có lỗi do mình gây ra;

6. Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tìnhhình hoạt động đại lý với bên giao đại lý;

7. Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉđược giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóahoặc dịch vụ nhất định thì phải tuân thủ quy định của pháp luật đó.

Điều 176. Thanh toán trong đại lý

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc thanh toán tiền hàng, tiềncung ứng dịch vụ và thù lao đại lý được thực hiện theo từng đợt sau khi bên đạilý hoàn thành việc mua, bán một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng một khốilượng dịch vụ nhất định.

Điều 177. Thời hạn đại lý

1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứtsau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày mộttrong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đạilý.

2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại lý thôngbáo chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đại lý cóquyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mìnhđã làm đại lý cho bên giao đại lý đó.

Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trungbình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bêngiao đại lý. Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồithường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhậnđại lý.

3. Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu củabên đại lý thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường chothời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý.

Chương VI

MỘT SỐ HOẠTĐỘNG THƯƠNG MẠI CỤ THỂ KHÁC

MỤC 1

GIA CÔNGTRONG THƯƠNG MẠI

Điều 178. Gia công trong thương mại

Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bênnhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặtgia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theoyêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.

Điều 179. Hợp đồng gia công

Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thứckhác có giá trị pháp lý tương đương.

Điều 180. Hàng hóa gia công

1. Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ trườnghợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh.

2. Trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêuthụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấmnhập khẩu có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chophép.

Điều 181. Quyền và nghĩa vụ của bên đặtgia công

1. Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theođúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượngvà mức giá thoả thuận.

2. Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuêhoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợpđồng gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc,thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phếphẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.

4. Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơinhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chấtlượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.

5. Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệcủa hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để giacông chuyển cho bên nhận gia công.

Điều 182. Quyền và nghĩa vụ của bên nhậngia công

1. Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để giacông theo thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩnkỹ thuật và giá.

2. Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác.

3. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bênnhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuêhoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo uỷquyền của bên đặt gia công.

4. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bênnhận gia công được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu,phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia côngtheo quy định của pháp luật về thuế.

5. Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hànghoá trong trường hợp hàng hoá gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuấtkhẩu, cấm nhập khẩu.

Điều 183. Thù lao gia công

1. Bên nhận gia công có thể nhận thù lao gia công bằng tiền hoặc bằngsản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công.

2. Trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài,nếu bên nhận gia công nhận thù lao gia công bằng sản phẩm gia công, máy móc,thiết bị dùng để gia công thì phải tuân thủ các quy định về nhập khẩu đối vớisản phẩm, máy móc, thiết bị đó.

Điều 184. Chuyển giao công nghệ trong giacông với tổ chức, cá nhân nước ngoài

Việc chuyển giao công nghệ trong gia công với tổ chức, cá nhânnước ngoài được thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng gia công và phải phùhợp với các quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển giao công nghệ.

MỤC 2

ĐẤU GIÁ HÀNGHÓA

Điều 185. Đấu giá hàng hoá

1. Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bánhàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá côngkhai để chọn người mua trả giá cao nhất.

2. Việc đấu giá hàng hoá được thực hiện theo một trong hai phươngthức sau đây:

a) Phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu giá, theo đóngười trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng;

b) Phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá, theo đóngười đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơnmức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng.

Điều 186. Người tổ chức đấu giá, người bánhàng

1. Người tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịchvụ đấu giá hoặc là người bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tựtổ chức đấu giá.

2. Người bán hàng là chủ sở hữu hàng hoá, người được chủ sở hữuhàng hoá uỷ quyền bán hoặc người có quyền bán hàng hoá của người khác theo quyđịnh của pháp luật.

Điều 187. Người tham gia đấu giá, ngườiđiều hành đấu giá

1. Người tham gia đấu giá hàng hoá là tổ chức, cá nhân đăng kýtham gia cuộc đấu giá.

2. Người điều hành đấu giá là người tổ chức đấu giá hoặc ngườiđược người tổ chức đấu giá uỷ quyền điều hành bán đấu giá.

Điều 188. Nguyên tắc đấu giá

Việc đấu giá hàng hoá trong thương mại phải được thực hiện theonguyên tắc công khai, trung thực, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bêntham gia.

Điều 189. Quyền của người tổ chức đấu giá

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, người tổ chức đấu giá có cácquyền sau đây:

1. Yêu cầu người bán hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời cácthông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá đấu giá, tạo điều kiện cho người tổchức đấu giá hoặc người tham gia đấu giá kiểm tra hàng hoá đấu giá và giao hànghoá được bán đấu giá cho người mua hàng trong trường hợp người tổ chức đấu giákhông phải là người bán hàng đấu giá;

2. Xác định giá khởi điểm trong trường hợp người tổ chức đấu giálà người bán hàng đấu giá hoặc được người bán hàng uỷ quyền;

3. Tổ chức cuộc đấu giá;

4. Yêu cầu người mua hàng thực hiện việc thanh toán;

5. Nhận thù lao dịch vụ đấu giá do người bán hàng trả theo quyđịnh tại Điều 211 của Luật này.

Điều 190. Nghĩa vụ của người tổ chức đấugiá

1. Tổ chức đấu giá hàng hoá theo đúng nguyên tắc, thủ tục do phápluật quy định và theo phương thức đấu giá thoả thuận với người bán hàng.

2. Thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tincần thiết có liên quan đến hàng hoá đấu giá.

3. Bảo quản hàng hoá đấu giá khi được người bán hàng giao giữ.

4. Trưng bày hàng hoá, mẫu hàng hóa hoặc tài liệu giới thiệu vềhàng hóa cho người tham gia đấu giá xem xét.

5. Lập văn bản bán đấu giá hàng hoá và gửi đến người bán hàng,người mua hàng và các bên có liên quan quy định tại Điều 203 của Luật này.

6. Giao hàng hóa đấu giá cho người mua phù hợp với hợp đồng tổchức dịch vụ đấu giá hàng hoá.

7. Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá bán đấu giáphải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏathuận khác với người bán hàng.

8. Thanh toán cho người bán hàng tiền hàng đã bán, kể cả khoảntiền chênh lệch thu được từ người rút lại giá đã trả quy định tại khoản 3 Điều204 của Luật này hoặc trả lại hàng hoá không bán được cho người bán hàng theothoả thuận. Trường hợp không có thoả thuận thì phải thanh toán tiền cho ngườibán hàng chậm nhất là ba ngày làm việc sau khi nhận được tiền của người muahàng hoặc phải trả lại ngay hàng hoá trong thời hạn hợp lý sau cuộc đấu giá.

Điều 191. Quyền của người bán hàng khôngphải là người tổ chức đấu giá

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, người bán hàng có các quyền sauđây:

1. Nhận tiền hàng đã bán đấu giá và khoản chênh lệch thu đượctrong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 204 của Luật này hoặc nhận lại hànghoá trong trường hợp đấu giá không thành;

2. Giám sát việc tổ chức bán đấu giá hàng hoá.

Điều 192. Nghĩa vụ của người bán hàngkhông phải là người tổ chức đấu giá

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, người bán hàng có các nghĩa vụsau đây:

1. Giao hàng hoá cho người tổ chức đấu giá, tạo điều kiện để ngườitổ chức đấu giá, người tham gia đấu giá xem xét hàng hoá và cung cấp đầy đủ,chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá đấu giá;

2. Trả thù lao dịch vụ tổ chức đấu giá theo quy định tại Điều 211của Luật này.

Điều 193. Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giáhàng hoá

1. Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá phải được lập thànhvăn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

2. Trường hợp hàng hoá được đấu giá là đối tượng cầm cố, thế chấpthì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá phải được sự đồng ý của bên nhận cầm cố,thế chấp và bên bán phải thông báo cho các bên tham gia đấu giá về hàng hóa đangbị cầm cố, thế chấp.

3. Trường hợp trong hợp đồng cầm cố, thế chấp có thoả thuận vềviệc bán đấu giá mà người cầm cố, thế chấp vắng mặt không có lý do chính đánghoặc từ chối giao kết hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá thì hợp đồngdịch vụ tổ chức đấu giá được giao kết giữa người nhận cầm cố, thế chấp vớingười tổ chức đấu giá.

Điều 194. Xác định giá khởi điểm

1. Người bán hàng phải xác định giá khởi điểm. Trong trường hợpngười tổ chức đấu giá được uỷ quyền xác định giá khởi điểm thì phải thông báocho người bán hàng trước khi niêm yết việc bán đấu giá.

2. Trường hợp hàng hoá đấu giá là đối tượng cầm cố, thế chấp thìngười nhận cầm cố, thế chấp phải thoả thuận với người cầm cố, thế chấp xác địnhgiá khởi điểm.

3. Trường hợp trong hợp đồng cầm cố, thế chấp có thoả thuận vềviệc bán đấu giá mà người cầm cố, thế chấp vắng mặt không có lý do chính đánghoặc từ chối giao kết hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá thì giá khởiđiểm do người nhận cầm cố, thế chấp xác định.

Điều 195. Thông báo cho người có quyền lợivà nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa là đối tượng cầm cố, thế chấp

Trường hợp hàng hoá là đối tượng cầm cố, thế chấp, thì đồng thờivới việc niêm yết đấu giá hàng hoá, người tổ chức đấu giá phải thông báo chonhững người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong thời hạn chậm nhất là bảyngày làm việc trước khi tiến hành bán đấu giá hàng hóa đó theo quy định tạiĐiều 197 của Luật này.

Điều 196. Thời hạn thông báo và niêm yếtđấu giá hàng hoá

1. Chậm nhất là bảy ngày làm việc trước khi tiến hành bán đấu giáhàng hoá, người tổ chức đấu giá phải niêm yết việc bán đấu giá tại nơi tổ chứcđấu giá, nơi trưng bày hàng hoá và nơi đặt trụ sở của người tổ chức đấu giátheo quy định tại Điều 197 của Luật này.

2. Trường hợp người tổ chức đấu giá hàng hóa là người bán hàng thìthời hạn niêm yết đấu giá hàng hóa do người bán hàng tự quyết định.

Điều 197. Nội dung thông báo và niêm yếtđấu giá hàng hóa

Thông báo và niêm yết đấu giá hàng hóa phải có đầy đủ các nội dungsau đây:

1. Thời gian, địa điểm đấu giá;

2. Tên, địa chỉ của người tổ chức đấu giá;

3. Tên, địa chỉ của người bán hàng;

4. Danh mục hàng hoá, số lượng, chất lượng hàng hóa;

5. Giá khởi điểm;

6. Thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá;

7. Địa điểm, thời gian trưng bày hàng hoá;

8. Địa điểm, thời gian tham khảo hồ sơ hàng hoá;

9. Địa điểm, thời gian đăng ký mua hàng hoá.

Điều 198. Những người không được tham giađấu giá

1. Người không có năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hànhvi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dânsự hoặc người tại thời điểm đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi củamình.

2. Những người làm việc trong tổ chức bán đấu giá hàng hoá; cha,mẹ, vợ, chồng, con của những người đó.

3. Người đã trực tiếp thực hiện việc giám định hàng hoá bán đấugiá; cha, mẹ, vợ, chồng, con của người đó.

4. Những người không có quyền mua hàng hoá đấu giá theo quy địnhcủa pháp luật.

Điều 199. Đăng ký tham gia đấu giá

1. Người tổ chức đấu giá có thể yêu cầu người muốn tham gia đấugiá phải đăng ký tham gia trước khi bán đấu giá.

2. Người tổ chức đấu giá có thể yêu cầu người tham gia đấu giá nộpmột khoản tiền đặt trước, nhưng không quá 2% giá khởi điểm của hàng hoá đượcđấu giá.

3. Trường hợp người tham gia đấu giá mua được hàng hoá bán đấu giáthì khoản tiền đặt trước được trừ vào giá mua, nếu không mua được thì khoảntiền đặt trước được trả lại cho người đã nộp khoản tiền đặt trước đó ngay saukhi cuộc đấu giá kết thúc.

4. Trường hợp người đăng ký tham gia đấu giá đã nộp một khoản tiềnđặt trước nhưng sau đó không dự cuộc đấu giá thì người tổ chức đấu giá có quyềnthu khoản tiền đặt trước đó.

Điều 200. Trưng bày hàng hoá đấu giá

Hàng hoá, mẫu hàng hoá, tài liệu giới thiệu về hàng hoá và cácthông tin cần thiết khác về hàng hoá đó phải được trưng bày tại địa điểm đượcthông báo từ khi niêm yết.

Điều 201. Tiến hành cuộc đấu giá

Cuộc đấu giá được tiến hành theo trình tự sau đây:

1. Người điều hành đấu giá điểm danh người đã đăng ký tham gia đấugiá hàng hoá;

2. Người điều hành đấu giá giới thiệu từng hàng hoá bán đấu giá,nhắc lại giá khởi điểm, trả lời các câu hỏi của người tham gia đấu giá và yêucầu người tham gia đấu giá trả giá;

3. Đối với phương thức trả giá lên, người điều hành đấu giá phảinhắc lại một cách rõ ràng, chính xác giá đã trả sau cùng cao hơn giá ngườitrước đã trả ít nhất là ba lần, mỗi lần cách nhau ít nhất ba mươi giây. Ngườiđiều hành đấu giá chỉ được công bố người mua hàng hoá bán đấu giá, nếu sau balần nhắc lại giá người đó đã trả mà không có người nào trả giá cao hơn;

4. Đối với phương thức đặt giá xuống, người điều hành đấu giá phảinhắc lại một cách rõ ràng, chính xác từng mức giá được hạ xuống thấp hơn giákhởi điểm ít nhất là ba lần, mỗi lần cách nhau ít nhất ba mươi giây. Người điềuhành đấu giá phải công bố ngay người đầu tiên chấp nhận mức giá khởi điểm hoặcmức giá hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng hóa đấu giá;

5. Trường hợp có nhiều người đồng thời trả mức giá cuối cùng đốivới phương thức trả giá lên hoặc mức giá đầu tiên đối với phương thức đặt giáxuống, người điều hành đấu giá phải tổ chức rút thăm giữa những người đó vàcông bố người rút trúng thăm được mua là người mua hàng hoá bán đấu giá;

6. Người điều hành đấu giá phải lập văn bản bán đấu giá hàng hoángay tại cuộc đấu giá, kể cả trong trường hợp đấu giá không thành. Văn bản bánđấu giá phải ghi rõ kết quả đấu giá, có chữ ký của người điều hành đấu giá,người mua hàng và hai người chứng kiến trong số những người tham gia đấu giá;đối với hàng hoá bán đấu giá phải có công chứng nhà nước theo quy định của phápluật thì văn bản bán đấu giá cũng phải được công chứng.

Điều 202. Đấu giá không thành

Cuộc đấu giá được coi là không thành trong các trường hợp sau đây:

1. Không có người tham gia đấu giá, trả giá;

2. Giá cao nhất đã trả thấp hơn mức giá khởi điểm đối với phươngthức trả giá lên.

Điều 203. Văn bản bán đấu giá hàng hoá

1. Văn bản bán đấu giá hàng hoá là văn bản xác nhận việc mua bán.Văn bản bán đấu giá hàng hoá phải có các nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ của người tổ chức đấu giá;

b) Tên, địa chỉ của người điều hành đấu giá;

c) Tên, địa chỉ của người bán hàng;

d) Tên, địa chỉ của người mua hàng;

đ) Thời gian, địa điểm đấu giá;

e) Hàng hoá bán đấu giá;

g) Giá đã bán;

h) Tên, địa chỉ của hai người chứng kiến.

2. Văn bản bán đấu giá hàng hoá phải được gửi đến người bán hàng,người mua hàng và các bên có liên quan.

3. Trường hợp đấu giá không thành, trong văn bản bán đấu giá hànghoá phải nêu rõ kết quả là đấu giá không thành và phải có các nội dung quy địnhtại các điểm a, b, c, đ, e và h khoản 1 Điều này.

Điều 204. Rút lại giá đã trả

1. Trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên, nếu người trảgiá cao nhất rút ngay lại giá đã trả thì cuộc đấu giá vẫn được tiếp tục từ giácủa người trả giá liền kề trước đó. Trường hợp bán đấu giá theo phương thức đặtgiá xuống, nếu người đầu tiên chấp nhận mức giá rút ngay lại giá đã chấp nhậnthì cuộc đấu giá vẫn được tiếp tục từ giá đã đặt liền kề trước đó.

2. Người rút lại giá đã trả hoặc người rút lại việc chấp nhận giákhông được tiếp tục tham gia đấu giá.

3. Trường hợp giá bán hàng hoá thấp hơn giá mà người rút lại giáđã trả đối với phương thức trả giá lên hoặc giá mà người rút lại việc chấp nhậnđối với phương thức đặt giá xuống thì người đó phải trả khoản tiền chênh lệchcho người tổ chức đấu giá, nếu hàng hoá bán được giá cao hơn thì người rút lạikhông được hưởng khoản tiền chênh lệch đó.

4. Trường hợp cuộc đấu giá không thành thì người rút lại giá đãtrả phải chịu chi phí cho việc bán đấu giá và không được hoàn trả khoản tiềnđặt trước.

Điều 205. Từ chối mua

1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, sau khi tuyên bố kết thúccuộc đấu giá, người mua hàng bị ràng buộc trách nhiệm; nếu sau đó người muahàng từ chối mua hàng thì phải được người bán hàng chấp thuận, nhưng phải chịumọi chi phí liên quan đến việc tổ chức bán đấu giá.

2. Trong trường hợp người mua được hàng hoá đấu giá đã nộp mộtkhoản tiền đặt trước mà từ chối mua thì không được hoàn trả khoản tiền đặttrước đó. Khoản tiền đặt trước đó thuộc về người bán hàng.

Điều 206. Đăng ký quyền sở hữu

1. Văn bản bán đấu giá hàng hoá được dùng làm căn cứ để chuyểnquyền sở hữu đối với hàng hoá đấu giá mà theo quy định của pháp luật phải đăngký quyền sở hữu.

2. Căn cứ vào văn bản bán đấu giá hàng hoá và các giấy tờ hợp lệkhác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm đăng ký quyền sở hữu hànghoá cho người mua hàng theo quy định của pháp luật.

3. Người bán hàng và người tổ chức đấu giá có nghĩa vụ làm thủ tụcchuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua hàng. Chi phí làm thủ tục chuyểnquyền sở hữu được trừ vào tiền bán hàng hoá, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 207. Thời điểm thanh toán tiền muahàng hoá

Thời điểm thanh toán tiền mua hàng hoá do người tổ chức đấu giá vàngười mua hàng hoá đấu giá thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì thời điểmthanh toán tiền mua hàng hoá là thời điểm theo quy định tại Điều 55 của Luậtnày.

Điều 208. Địa điểm thanh toán tiền muahàng hoá

Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hoá do người tổ chức đấu giá vàngười mua hàng thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì địa điểm thanh toán làtrụ sở kinh doanh của người tổ chức đấu giá.

Điều 209. Thời hạn giao hàng hoá bán đấugiá

Trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa người tổ chức đấu giá vàngười mua hàng, thời hạn giao hàng hoá bán đấu giá được quy định như sau:

1. Đối với hàng hoá không phải đăng ký quyền sở hữu thì người tổchức đấu giá phải giao ngay hàng hoá cho người mua hàng sau khi lập văn bản bánđấu giá;

2. Đối với hàng hoá có đăng ký quyền sở hữu thì người tổ chức đấugiá phải tiến hành ngay việc làm thủ tục chuyển quyền sở hữu và giao hàng chongười mua hàng ngay sau khi hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu.

Điều 210. Địa điểm giao hàng hoá bán đấugiá

1. Trường hợp hàng hoá là những vật gắn liền với đất đai thì địađiểm giao hàng là nơi có hàng hóa đó.

2. Trường hợp hàng hoá là động sản thì địa điểm giao hàng là nơitổ chức đấu giá, trừ trường hợp người tổ chức đấu giá và người mua hàng có thoảthuận khác.

Điều 211. Thù lao dịch vụ đấu giá hàng hoá

Trường hợp không có thoả thuận về mức thù lao dịch vụ đấu giá hànghóa thì thù lao được xác định như sau:

1. Trường hợp cuộc đấu giá thành công thì thù lao dịch vụ đấu giáđược xác định theo Điều 86 của Luật này;

2. Trường hợp đấu giá không thành thì người bán hàng phải trả mứcthù lao bằng 50% của mức thù lao quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 212. Chi phí liên quan đến đấu giáhàng hoá

Trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa người bán hàng và người tổchức đấu giá, chi phí liên quan đến đấu giá hàng hóa được xác định như sau:

1. Người bán hàng phải chịu chi phí vận chuyển hàng hoá đến địađiểm đã thoả thuận và chi phí bảo quản hàng hoá trong trường hợp không giaohàng hoá cho người tổ chức đấu giá bảo quản;

2. Người tổ chức đấu giá chịu chi phí bảo quản hàng hoá được giao,chi phí niêm yết, thông báo, tổ chức bán đấu giá và các chi phí có liên quankhác.

Điều 213. Trách nhiệm đối với hàng hóa bánđấu giá không phù hợp với thông báo, niêm yết

1. Trong thời hạn quy định tại Điều 318 của Luật này, người muahàng có quyền trả lại hàng hóa cho người tổ chức đấu giá và yêu cầu bồi thườngthiệt hại nếu hàng hóa bán đấu giá không phù hợp với thông báo, niêm yết.

2. Trường hợp người tổ chức đấu giá quy định tại khoản 1 Điều nàykhông phải là người bán hàng và nội dung thông báo, niêm yết không phù hợp làdo lỗi của người bán hàng thì người tổ chức đấu giá có quyền trả lại hàng hóavà yêu cầu người bán hàng bồi thường thiệt hại.

MỤC 3

ĐẤU THẦUHÀNG HÓA, DỊCH VỤ

Điều 214. Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ

1. Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó mộtbên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựachọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thươngnhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để kýkết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu).

2. Các quy định về đấu thầu trong Luật này không áp dụng đối vớiđấu thầu mua sắm công theo quy định của pháp luật.

Điều 215. Hình thức đấu thầu

1. Việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ được thực hiện theo một tronghai hình thức sau đây:

a) Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu khônghạn chế số lượng các bên dự thầu;

b) Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mờimột số nhà thầu nhất định dự thầu.

2. Việc chọn hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế dobên mời thầu quyết định.

Điều 216. Phương thức đấu thầu

1. Phương thức đấu thầu bao gồm đấu thầu một túi hồ sơ và đấu thầuhai túi hồ sơ. Bên mời thầu có quyền lựa chọn phương thức đấu thầu và phảithông báo trước cho các bên dự thầu.

2. Trong trường hợp đấu thầu theo phương thức đấu thầu một túi hồsơ, bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chínhtrong một túi hồ sơ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và việc mở thầu được tiếnhành một lần.

3. Trong trường hợp đấu thầu theo phương thức đấu thầu hai túi hồsơ thì bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tàichính trong từng túi hồ sơ riêng biệt được nộp trong cùng một thời điểm và việcmở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước.

Điều 217. Sơ tuyển các bên dự thầu

Bên mời thầu có thể tổ chức sơ tuyển các bên dự thầu nhằm lựa chọnnhững bên dự thầu có khả năng đáp ứng các điều kiện mà bên mời thầu đưa ra.

Điều 218. Hồ sơ mời thầu

1. Hồ sơ mời thầu bao gồm:

a) Thông báo mời thầu;

b) Các yêu cầu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được đấu thầu;

c) Phương pháp đánh giá, so sánh, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu;

d) Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu thầu.

2. Chi phí về việc cung cấp hồ sơ cho bên dự thầu do bên mời thầuquy định.

Điều 219. Thông báo mời thầu

1. Thông báo mời thầu gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ của bên mời thầu;

b) Tóm tắt nội dung đấu thầu;

c) Thời hạn, địa điểm và thủ tục nhận hồ sơ mời thầu;

d) Thời hạn, địa điểm, thủ tục nộp hồ sơ dự thầu;

đ) Những chỉ dẫn để tìm hiểu hồ sơ mời thầu.

2. Bên mời thầu có trách nhiệm thông báo rộng rãi trên các phươngtiện thông tin đại chúng đối với trường hợp đấu thầu rộng rãi hoặc gửi thôngbáo mời đăng ký dự thầu đến các nhà thầu đủ điều kiện trong trường hợp đấu thầuhạn chế.

Điều 220. Chỉ dẫn cho bên dự thầu

Bên mời thầu có trách nhiệm chỉ dẫn cho bên dự thầu về các điềukiện dự thầu, các thủ tục được áp dụng trong quá trình đấu thầu và giải đáp cáccâu hỏi của bên dự thầu.

Điều 221. Quản lý hồ sơ dự thầu

Bên mời thầu có trách nhiệm quản lý hồ sơ dự thầu.

Điều 222. Bảo đảm dự thầu

1. Bảo đảm dự thầu được thực hiện dưới hình thức đặt cọc, ký quỹhoặc bảo lãnh dự thầu.

2. Bên mời thầu có thể yêu cầu bên dự thầu nộp tiền đặt cọc, kýquỹ hoặc bảo lãnh dự thầu khi nộp hồ sơ dự thầu. Tỷ lệ tiền đặt cọc, ký quỹ dựthầu do bên mời thầu quy định, nhưng không quá 3% tổng giá trị ước tính củahàng hoá, dịch vụ đấu thầu.

3. Bên mời thầu quy định hình thức, điều kiện đặt cọc, ký quỹ hoặcbảo lãnh dự thầu. Trong trường hợp đặt cọc, ký quỹ thì tiền đặt cọc, ký quỹ dựthầu được trả lại cho bên dự thầu không trúng thầu trong thời hạn bảy ngày làmviệc, kể từ ngày công bố kết quả đấu thầu.

4. Bên dự thầu không được nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầutrong trường hợp rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thầu (gọilà thời điểm đóng thầu), không ký hợp đồng hoặc từ chối thực hiện hợp đồngtrong trường hợp trúng thầu.

5. Bên nhận bảo lãnh cho bên dự thầu có nghĩa vụ bảo đảm dự thầucho bên được bảo lãnh trong phạm vi giá trị tương đương với số tiền đặt cọc, kýquỹ.

Điều 223. Bảo mật thông tin đấu thầu

1. Bên mời thầu phải bảo mật hồ sơ dự thầu.

2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức đấu thầu và xétchọn thầu phải giữ bí mật thông tin liên quan đến việc đấu thầu.

Điều 224. Mở thầu

1. Mở thầu là việc tổ chức mở hồ sơ dự thầu tại thời điểm đã đượcấn định hoặc trong trường hợp không có thời điểm được ấn định trước thì thờiđiểm mở thầu là ngay sau khi đóng thầu.

2. Những hồ sơ dự thầu nộp đúng hạn phải được bên mời thầu mở côngkhai. Các bên dự thầu có quyền tham dự mở thầu.

3. Những hồ sơ dự thầu nộp không đúng hạn không được chấp nhận vàđược trả lại cho bên dự thầu dưới dạng chưa mở.

Điều 225. Xét hồ sơ dự thầu khi mở thầu

1. Bên mời thầu xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu.

2. Bên mời thầu có thể yêu cầu các bên dự thầu giải thích nhữngnội dung chưa rõ trong hồ sơ dự thầu. Việc yêu cầu và giải thích hồ sơ dự thầuphải được lập thành văn bản.

Điều 226. Biên bản mở thầu

1. Khi mở thầu, bên mời thầu và các bên dự thầu có mặt phải ký vàobiên bản mở thầu.

2. Biên bản mở thầu phải có các nội dung sau đây:

a) Tên hàng hoá, dịch vụ đấu thầu;

b) Ngày, giờ, địa điểm mở thầu;

c) Tên, địa chỉ của bên mời thầu, các bên dự thầu;

d) Giá bỏ thầu của các bên dự thầu;

đ) Các nội dung sửa đổi, bổ sung và các nội dung có liên quan, nếucó.

Điều 227. Đánh giá và so sánh hồ sơ dựthầu

1. Hồ sơ dự thầu được đánh giá và so sánh theo từng tiêu chuẩn làmcăn cứ để đánh giá toàn diện.

Các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu do bên mời thầu quy định.

2. Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này được đánh giá bằngphương pháp cho điểm theo thang điểm hoặc phương pháp khác đã được ấn địnhtrước khi mở thầu.

Điều 228. Sửa đổi hồ sơ dự thầu

1. Các bên dự thầu không được sửa đổi hồ sơ dự thầu sau khi đã mởthầu.

2. Trong quá trình đánh giá và so sánh các hồ sơ dự thầu, bên mờithầu có thể yêu cầu bên dự thầu làm rõ các vấn đề có liên quan đến hồ sơ dựthầu. Yêu cầu của bên mời thầu và ý kiến trả lời của bên dự thầu phải được lậpthành văn bản.

3. Trường hợp bên mời thầu sửa đổi một số nội dung trong hồ sơ mờithầu, bên mời thầu phải gửi nội dung đã sửa đổi bằng văn bản đến tất cả các bêndự thầu trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thầu ít nhất là mười ngày để cácbên dự thầu có điều kiện hoàn chỉnh thêm hồ sơ dự thầu của mình.

Điều 229. Xếp hạng và lựa chọn nhà thầu

1. Căn cứ vào kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phảixếp hạng và lựa chọn các bên dự thầu theo phương pháp đã được ấn định.

2. Trong trường hợp có nhiều bên tham gia dự thầu có số điểm, tiêuchuẩn trúng thầu ngang nhau thì bên mời thầu có quyền chọn nhà thầu.

Điều 230. Thông báo kết quả đấu thầu và kýkết hợp đồng

1. Ngay sau khi có kết quả đấu thầu, bên mời thầu có trách nhiệmthông báo kết quả đấu thầu cho bên dự thầu.

2. Bên mời thầu tiến hành hoàn thiện và ký kết hợp đồng với bêntrúng thầu trên cơ sở sau đây:

a) Kết quả đấu thầu;

b) Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu;

c) Nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu.

Điều 231. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

1. Các bên có thể thỏa thuận bên trúng thầu phải đặt cọc, ký quỹhoặc được bảo lãnh để bảo đảm thực hiện hợp đồng. Số tiền đặt cọc, ký quỹ dobên mời thầu quy định, nhưng không quá 10% giá trị hợp đồng.

2. Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực cho đến thờiđiểm bên trúng thầu hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng.

3. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên trúng thầu được nhận lạitiền đặt cọc, ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng khi thanh lý hợp đồng. Bêntrúng thầu không được nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồngnếu từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng được giao kết.

4. Sau khi nộp tiền đặt cọc, ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng,bên trúng thầu được hoàn trả tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu.

Điều 232. Đấu thầu lại

Việc đấu thầu lại được tổ chức khi có một trong các trường hợp sauđây:

1. Có sự vi phạm các quy định về đấu thầu;

2. Các bên dự thầu đều không đạt yêu cầu đấu thầu.

MỤC 4

DỊCH VỤLOGISTICS

Điều 233. Dịch vụ logistics

Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổchức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho,lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng,đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quanđến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logisticsđược phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.

Điều 234. Điều kiện kinh doanh dịch vụlogistics

1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủđiều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật.

2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh dịch vụlogistics.

Điều 235. Quyền và nghĩa vụ của thươngnhân kinh doanh dịch vụ logistics

1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịchvụ logistics có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác;

b) Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vìlợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thựchiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng;

c) Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện đượcmột phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay chokhách hàng để xin chỉ dẫn;

d) Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiệnnghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạnhợp lý.

2. Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanhdịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải.

Điều 236. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, khách hàng có các quyền vànghĩa vụ sau đây:

1. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng;

2. Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụlogistics;

3. Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hoácho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;

4. Đóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hoá theo hợp đồng mua bán hànghoá, trừ trường hợp có thỏa thuận để thương nhân kinh doanh dịch vụ logisticsđảm nhận công việc này;

5. Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lý phát sinh chothương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫncủa mình hoặc trong trường hợp do lỗi của mình gây ra;

6. Thanh toán cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics mọikhoản tiền đã đến hạn thanh toán.

Điều 237. Các trường hợp miễn trách nhiệmđối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

1. Ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294của Luật này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu tráchnhiệm về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp sauđây:

a) Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được kháchhàng uỷ quyền;

b) Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logisticslàm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷquyền;

c) Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá;

d) Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theoquy định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụlogistics tổ chức vận tải;

đ) Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thôngbáo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinhdoanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận;

e) Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logisticskhông nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thờihạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.

2. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu tráchnhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng, về sự chậm trễhoặc thực hiện dịch vụ logistics sai địa điểm không do lỗi của mình.

Điều 238. Giới hạn trách nhiệm

1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, toàn bộ trách nhiệm củathương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệmđối với tổn thất toàn bộ hàng hoá.

2. Chính phủ quy định chi tiết giới hạn trách nhiệm đối với thươngnhân kinh doanh dịch vụ logistics phù hợp với các quy định của pháp luật và tậpquán quốc tế.

3. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không được hưởng quyềngiới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu người có quyền và lợi ích liênquan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do thươngnhân kinh doanh dịch vụ logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ramất mát, hư hỏng, chậm trễ hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách mạohiểm và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra.

Điều 239. Quyền cầm giữ và định đoạt hànghoá

1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ mộtsố lượng hàng hoá nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hoá đóđể đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bảncho khách hàng.

2. Sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cầm giữhàng hoá hoặc chứng từ liên quan đến hàng hoá, nếu khách hàng không trả tiền nợthì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá hoặcchứng từ đó theo quy định của pháp luật; trong trường hợp hàng hoá có dấu hiệubị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hànghoá ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng.

3. Trước khi định đoạt hàng hoá, thương nhân kinh doanh dịch vụlogistics phải thông báo ngay cho khách hàng biết về việc định đoạt hàng hoáđó.

4. Mọi chi phí cầm giữ, định đoạt hàng hoá do khách hàng chịu.

5. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được sử dụng số tiềnthu được từ việc định đoạt hàng hoá để thanh toán các khoản mà khách hàng nợ mìnhvà các chi phí có liên quan; nếu số tiền thu được từ việc định đoạt vượt quágiá trị các khoản nợ thì số tiền vượt quá phải được trả lại cho khách hàng. Kểtừ thời điểm đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu tráchnhiệm đối với hàng hoá hoặc chứng từ đã được định đoạt.

Điều 240. Nghĩa vụ của thương nhân kinhdoanh dịch vụ logistics khi cầm giữ hàng hoá

Khi chưa thực hiện quyền định đoạt hàng hoá theo quy định tại Điều239 của Luật này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện quyền cầmgiữ hàng hoá có các nghĩa vụ sau đây:

1. Bảo quản, giữ gìn hàng hoá;

2. Không được sử dụng hàng hoá nếu không được bên có hàng hoá bịcầm giữ đồng ý;

3. Trả lại hàng hoá khi các điều kiện cầm giữ, định đoạt hàng hoáquy định tại Điều 239 của Luật này không còn;

4. Bồi thường thiệt hại cho bên có hàng hoá bị cầm giữ nếu làm mấtmát hoặc hư hỏng hàng hoá cầm giữ.

MỤC 5

QUÁ CẢNHHÀNG HÓA QUA LÃNH THỔ VIỆT NAMVÀ DỊCH VỤ QUÁ CẢNH HÀNG HÓA

Điều 241. Quá cảnh hàng hóa

Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổchức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyểntải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các côngviệc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh.

Điều 242. Quyền quá cảnh hàng hóa

1. Mọi hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài đềuđược quá cảnh lãnh thổ Việt Namvà chỉ cần làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập và cửa khẩu xuất theo quyđịnh của pháp luật, trừ các trường hợp sau đây:

a) Hàng hóa là các loại vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và các loạihàng hóa có độ nguy hiểm cao khác, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ chophép;

b) Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhậpkhẩu chỉ được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam khi được Bộ trưởng Bộ Thươngmại cho phép.

2. Hàng hóa quá cảnh khi xuất khẩu, phương tiện vận tải chở hàngquá cảnh khi xuất cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam phải đúng là toàn bộ hàng hóa đãnhập khẩu, phương tiện vận tải đã nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổViệt Nam phải thuê thương nhân Việt Nam kinh doanh dịch vụ quá cảnh thực hiện,trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Việc tổ chức, cá nhân nước ngoài tự mình thực hiện quá cảnhhàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam, thuê thương nhân nước ngoài thực hiện quá cảnhhàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phải tuân thủ quy định của pháp luậtViệt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh và giao thông vận tải.

Điều 243. Tuyến đường quá cảnh

1. Hàng hóa chỉ được quá cảnh qua các cửa khẩu quốc tế và theođúng những tuyến đường nhất định trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Căn cứ điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thànhviên, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể tuyến đường được vậnchuyển hàng hoá quá cảnh.

3. Trong thời gian quá cảnh, việc thay đổi tuyến đường được vậnchuyển hàng hoá quá cảnh phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Giao thông vậntải.

Điều 244. Quá cảnh bằng đường hàng không

Quá cảnh bằng đường hàng không được thực hiện theo quy định củađiều ước quốc tế về hàng không mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làthành viên.

Điều 245. Giám sát hàng hóa quá cảnh

Hàng hóa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của cơquan Hải quan Việt Nam trong toàn bộ thời gian quá cảnh.

Điều 246. Thời gian quá cảnh

1. Thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tối đa là ba mươi ngày kểtừ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợp hàng hóađược lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất trong quá trình quá cảnh.

2. Đối với trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bịhư hỏng, tổn thất trong thời gian quá cảnh cần phải có thêm thời gian để lưukho, khắc phục hư hỏng, tổn thất thì thời gian quá cảnh được gia hạn tương ứngvới thời gian cần thiết để thực hiện các công việc đó và phải được cơ quan Hảiquan nơi làm thủ tục quá cảnh chấp thuận; trường hợp hàng hóa quá cảnh theogiấy phép của Bộ trưởng Bộ Thương mại thì phải được Bộ trưởng Bộ Thương mạichấp thuận.

3. Trong thời gian lưu kho và khắc phục hư hỏng, tổn thất quy địnhtại khoản 2 Điều này, hàng hóa và phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh vẫnphải chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan Việt Nam.

Điều 247. Hàng hoá quá cảnh tiêu thụ tạiViệt Nam

1. Hàng hoá quá cảnh thuộc diện quy định tại điểm a và điểm bkhoản 1 Điều 242 của Luật này không được phép tiêu thụ tại Việt Nam.

2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, hàng hoá quá cảnhđược phép tiêu thụ tại Việt Namnếu được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

3. Việc tiêu thụ hàng hoá quá cảnh tại Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam vềnhập khẩu hàng hoá, thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác.

Điều 248. Những hành vi bị cấm trong quácảnh

1. Thanh toán thù lao quá cảnh bằng hàng hóa quá cảnh.

2. Tiêu thụ trái phép hàng hóa, phương tiện vận tải chở hàng quácảnh.

Điều 249. Dịch vụ quá cảnh hàng hóa

Dịch vụ quá cảnh hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó thươngnhân thực hiện việc quá cảnh cho hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhânnước ngoài qua lãnh thổ Việt Namđể hưởng thù lao.

Điều 250. Điều kiện kinh doanh dịch vụ quácảnh

Thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh phải là doanh nghiệp cóđăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải, kinh doanh dịch vụ logistics theo quy địnhtại Điều 234 của Luật này.

Điều 251. Hợp đồng dịch vụ quá cảnh

Hợp đồng dịch vụ quá cảnh phải được lập thành văn bản hoặc bằnghình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Điều 252. Quyền và nghĩa vụ của bên thuêdịch vụ quá cảnh

1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên thuê dịch vụ quá cảnh cócác quyền sau đây:

a) Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh tiếp nhận hàng hóa tạicửa khẩu nhập theo thời gian đã thỏa thuận;

b) Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thông báo kịp thời vềtình trạng của hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;

c) Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thực hiện mọi thủ tục cầnthiết để hạn chế những tổn thất, hư hỏng đối với hàng hóa quá cảnh trong thờigian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.

2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên thuê dịch vụ quá cảnh cócác nghĩa vụ sau đây:

a) Đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập của Việt Nam theo đúng thời gian đã thỏathuận;

b) Cung cấp đầy đủ cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh các thông tincần thiết về hàng hóa;

c) Cung cấp đầy đủ các chứng từ cần thiết để bên cung ứng dịch vụquá cảnh làm thủ tục nhập khẩu, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủtục xuất khẩu;

d) Thanh toán thù lao quá cảnh và các chi phí hợp lý khác cho bêncung ứng dịch vụ quá cảnh.

Điều 253. Quyền và nghĩa vụ của bên cungứng dịch vụ quá cảnh

1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên cung ứng dịch vụ quácảnh có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh đưa hàng hóa đến cửa khẩunhập của Việt Namtheo đúng thời gian đã thỏa thuận;

b) Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp đầy đủ thông tin cầnthiết về hàng hóa;

c) Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp đầy đủ chứng từ cầnthiết để làm thủ tục nhập khẩu, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủtục xuất khẩu;

d) Được nhận thù lao quá cảnh và các chi phí hợp lý khác.

2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên cung ứng dịch vụ quácảnh có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập theo thời gian đã thỏathuận;

b) Làm thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa quá cảnh ra khỏilãnh thổ Việt Nam;

c) Chịu trách nhiệm đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quácảnh lãnh thổ Việt Nam;

d) Thực hiện các công việc cần thiết để hạn chế những tổn thất, hưhỏng đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;

đ) Nộp phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác đốivới hàng hóa quá cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam;

e) Có trách nhiệm hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền củaViệt Namđể xử lý những vấn đề có liên quan đến hàng hóa quá cảnh.

MỤC 6

DỊCH VỤ GIÁMĐỊNH

Điều 254. Dịch vụ giám định

Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhânthực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hànghoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của kháchhàng.

Điều 255. Nội dung giám định

Giám định bao gồm một hoặc một số nội dung về số lượng, chấtlượng, bao bì, giá trị hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, tổn thất, độ an toàn, tiêuchuẩn vệ sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp cung ứng dịchvụ và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.

Điều 256. Thương nhân kinh doanh dịch vụgiám định thương mại

Chỉ các thương nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật vàđược cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mớiđược phép thực hiện dịch vụ giám định và cấp chứng thư giám định.

Điều 257. Điều kiện kinh doanh dịch vụ giámđịnh thương mại

Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải có đủ cácđiều kiện sau đây:

1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

2. Có giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 259 củaLuật này;

3. Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hànghoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được cácnước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hoá, dịch vụ đó.

Điều 258. Phạm vi kinh doanh dịch vụ giámđịnh thương mại

Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại chỉ được cungcấp dịch vụ giám định trong các lĩnh vực giám định khi có đủ các điều kiện quyđịnh tại khoản 2 và khoản 3 Điều 257 của Luật này.

Điều 259. Tiêu chuẩn giám định viên

1. Giám định viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có trình độ đại học hoặc cao đẳng phù hợp với yêu cầu của lĩnhvực giám định;

b) Có chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực giám định trong trường hợppháp luật quy định phải có chứng chỉ chuyên môn;

c) Có ít nhất ba năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng hoá,dịch vụ.

2. Căn cứ vào các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, giámđốc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định công nhận giám định viên và chịutrách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Điều 260. Chứng thư giám định

1. Chứng thư giám định là văn bản xác định tình trạng thực tế củahàng hóa, dịch vụ theo các nội dung giám định được khách hàng yêu cầu.

2. Chứng thư giám định phải có chữ ký của người đại diện có thẩmquyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định, chữ ký, họ tên của giámđịnh viên và phải được đóng dấu nghiệp vụ được đăng ký tại cơ quan có thẩmquyền.

3. Chứng thư giám định chỉ có giá trị đối với những nội dung đượcgiám định.

4. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định chịu trách nhiệm vềtính chính xác của kết quả và kết luận trong Chứng thư giám định.

Điều 261. Giá trị pháp lý của chứng thưgiám định đối với bên yêu cầu giám định

Chứng thư giám định có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giámđịnh nếu bên yêu cầu giám định không chứng minh được kết quả giám định khôngkhách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định.

Điều 262. Giá trị pháp lý của chứng thưgiám định đối với các bên trong hợp đồng

1. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc sử dụng chứngthư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì chứngthư giám định đó có giá trị pháp lý đối với tất cả các bên nếu không chứng minhđược kết quả giám định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật,nghiệp vụ giám định.

2. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về việc sử dụngchứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thìchứng thư giám định chỉ có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định theoquy định tại Điều 261 của Luật này. Bên kia trong hợp đồng có quyền yêu cầugiám định lại.

3. Khi chứng thư giám định lại có kết quả khác với chứng thư giámđịnh ban đầu thì xử lý như sau:

a) Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứngthư giám định ban đầu thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì kết quảcủa chứng thư giám định lại có giá trị pháp lý với tất cả các bên;

b) Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứngthư giám định ban đầu không thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thìcác bên thoả thuận lựa chọn một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khácgiám định lại lần thứ hai. Kết quả giám định lại lần thứ hai có giá trị pháp lývới tất cả các bên.

Điều 263. Quyền và nghĩa vụ của thươngnhân kinh doanh dịch vụ giám định

1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các tàiliệu cần thiết để thực hiện dịch vụ giám định;

b) Nhận thù lao dịch vụ giám định và các chi phí hợp lý khác.

2. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có các nghĩa vụ sauđây:

a) Chấp hành các tiêu chuẩn và các quy định khác của pháp luật cóliên quan đến dịch vụ giám định;

b) Giám định trung thực, khách quan, độc lập, kịp thời, đúng quytrình, phương pháp giám định;

c) Cấp chứng thư giám định;

d) Trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại theo quy định tạiĐiều 266 của Luật này.

Điều 264. Quyền của khách hàng

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, khách hàng có các quyền sauđây:

1. Yêu cầu thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thực hiện việcgiám định theo nội dung đã thoả thuận;

2. Yêu cầu giám định lại nếu có lý do chính đáng để cho rằngthương nhân kinh doanh dịch vụ giám định không thực hiện đúng các yêu cầu củamình hoặc thực hiện giám định thiếu khách quan, trung thực hoặc sai về kỹthuật, nghiệp vụ giám định;

3. Yêu cầu trả tiền phạtvi phạm, bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 266 của Luật này.

Điều 265. Nghĩa vụ của khách hàng

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, khách hàng có các nghĩa vụ sauđây:

1. Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các tài liệu cần thiết chothương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khi có yêu cầu;

2. Trả thù lao dịch vụ giám định và các chi phí hợp lý khác.

Điều 266. Phạt vi phạm, bồi thường thiệthại trong trường hợp kết quả giám định sai

1. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứngthư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt chokhách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thùlao dịch vụ giám định.

2. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứngthư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hạiphát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.

3. Khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định sai và lỗicủa thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.

Điều 267. Uỷ quyền giám định

Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định nước ngoàiđược thuê thực hiện giám định mà chưa được phép hoạt động tại Việt Nam thìthương nhân đó được ủy quyền cho thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định đãđược phép hoạt động tại Việt Nam thực hiện dịch vụ giám định nhưng vẫn phảichịu trách nhiệm về kết quả giám định.

Điều 268. Giám định theo yêu cầu của cơquan nhà nước

1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có đủ điều kiện, tiêuchuẩn phù hợp với yêu cầu giám định có trách nhiệm giám định theo yêu cầu củacơ quan nhà nước.

2. Cơ quan nhà nước yêu cầu giám định có trách nhiệm trả thù laogiám định cho thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định theo thỏa thuận giữa haibên trên cơ sở giá thị trường.

MỤC 7

CHO THUÊHÀNG HÓA

Điều 269. Cho thuê hàng hoá

Cho thuê hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó một bên chuyểnquyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá (gọi là bên cho thuê) cho bên khác (gọi làbên thuê) trong một thời hạn nhất định để nhận tiền cho thuê.

Điều 270. Quyền và nghĩa vụ của bên chothuê

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên cho thuê có các quyền vànghĩa vụ sau đây:

1. Giao hàng hoá cho thuê theo đúng hợp đồng cho thuê với bênthuê;

2. Bảo đảm cho bên thuê quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá chothuê không bị tranh chấp bởi bên thứ ba liên quan trong thời gian thuê;

3. Bảo đảm hàng hoá cho thuê phù hợp với mục đích sử dụng của bênthuê theo thoả thuận của các bên;

4. Bảo dưỡng và sửa chữa hàng hóa cho thuê trong thời hạn hợp lý.Trường hợp việc sửa chữa và bảo dưỡng hàng hóa cho thuê gây phương hại đến việcsử dụng hàng hóa đó của bên thuê thì phải có trách nhiệm giảm giá thuê hoặc kéodài thời hạn cho thuê tương ứng với thời gian bảo dưỡng, sửa chữa;

5. Nhận tiền cho thuê theo thoả thuận hoặc theo quy định của phápluật;

6. Nhận lại hàng hoá cho thuê khi kết thúc thời hạn cho thuê.

Điều 271. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên thuê có các quyền và nghĩavụ sau đây:

1. Chiếm hữu và sử dụng hàng hoá cho thuê theo hợp đồng cho thuêvà theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không có thỏa thuận cụ thể vềcách thức sử dụng hàng hóa cho thuê thì hàng hóa cho thuê phải được sử dụngtheo cách thức phù hợp với tính chất của hàng hóa đó;

2. Giữ gìn và bảo quản hàng hoá cho thuê trong thời hạn thuê vàtrả lại hàng hoá đó cho bên cho thuê khi hết thời hạn;

3. Yêu cầu bên cho thuê thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa hànghóa; nếu bên cho thuê không thực hiện nghĩa vụ này trong một thời hạn hợp lýthì bên thuê có thể tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa hàng hóa cho thuê và bên chothuê phải chịu các chi phí hợp lý của việc bảo dưỡng, sửa chữa đó;

4. Trả tiền thuê hàng hoá theo thoả thuận hoặc theo quy định củapháp luật;

5. Không được bán, cho thuê lại hàng hoá đã thuê.

Điều 272. Sửa chữa, thay đổi tình trạngban đầu của hàng hóa cho thuê

1. Bên thuê không được sửa chữa, thay đổi tình trạng ban đầu củahàng hóa cho thuê nếu không được bên cho thuê chấp thuận.

2. Trường hợp bên thuê thực hiện việc sửa chữa, thay đổi tìnhtrạng ban đầu của hàng hóa cho thuê mà không có sự chấp thuận của bên cho thuêthì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê khôi phục lại tình trạng ban đầu củahàng hóa cho thuê hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 273. Trách nhiệm đối với tổn thấttrong thời hạn thuê

1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên cho thuê phải chịu tổnthất đối với hàng hoá cho thuê trong thời hạn thuê nếu bên thuê không có lỗigây ra tổn thất đó.

2. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, bên cho thuê cótrách nhiệm sửa chữa hàng hoá cho thuê trong thời hạn hợp lý để bảo đảm mụcđích sử dụng của bên thuê.

Điều 274. Chuyển rủi ro đối với hàng hóacho thuê

Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc chuyển rủi ro cho bênthuê nhưng không xác định thời điểm chuyển rủi ro thì thời điểm chuyển rủi rođược xác định như sau:

1. Trường hợp hợp đồng cho thuê có liên quan đến việc vận chuyểnhàng hoá:

a) Nếu hợp đồng không yêu cầu giao hàng hoá cho thuê tại một địađiểm cụ thể thì rủi ro sẽ chuyển cho bên thuê khi hàng hoá cho thuê được giaocho người vận chuyển đầu tiên;

b) Nếu hợp đồng yêu cầu phải giao hàng hoá cho thuê tại một địađiểm cụ thể thì rủi ro chuyển cho bên thuê hoặc người được bên thuê ủy quyềnnhận hàng tại địa điểm đó;

2. Trường hợp hàng hoá cho thuê được nhận bởi người nhận hàng đểgiao mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro chuyển cho bên thuê khi ngườinhận hàng xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá cho thuê của bên thuê;

3. Trong các trường hợp khác không được quy định tại khoản 1 vàkhoản 2 Điều này thì rủi ro được chuyển cho bên thuê khi bên thuê nhận hàng hoácho thuê.

Điều 275. Hàng hoá cho thuê không phù hợpvới hợp đồng

Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, hàng hoá được coi là khôngphù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hànghoá cùng chủng loại;

2. Không phù hợp với mục đích cụ thể mà bên thuê đã cho bên chothuê biết hoặc bên cho thuê phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;

3. Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng mà bên chothuê đã giao cho bên thuê.

Điều 276. Từ chối nhận hàng

1. Bên cho thuê phải dành cho bên thuê một thời gian hợp lý saukhi nhận được hàng hoá để kiểm tra.

2. Bên thuê có quyền từ chối nhận hàng hoá trong các trường hợpsau đây:

a) Bên cho thuê không dành cho bên thuê điều kiện, thời gian hợplý để kiểm tra hàng hoá;

b) Khi kiểm tra hàng hóa, bên thuê phát hiện thấy hàng hoá khôngphù hợp với hợp đồng.

Điều 277. Khắc phục, thay thế hàng hoá chothuê không phù hợp với hợp đồng

1. Trong trường hợp bên thuê từ chối nhận hàng hoá cho thuê dokhông phù hợp với hợp đồng, nếu thời hạn thực hiện việc giao hàng vẫn còn thìbên cho thuê có thể thông báo ngay cho bên thuê về việc khắc phục hoặc thay thếhàng hoá và thực hiện việc khắc phục hoặc thay thế hàng hoá đó trong khoảngthời gian còn lại.

2. Khi bên cho thuê thực hiện việc khắc phục quy định tại khoản 1Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên thuê thìbên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê khắc phục bất lợi hoặc trả chi phí phátsinh đó.

Điều 278. Chấp nhận hàng hoá cho thuê

1. Bên thuê được coi là đã chấp nhận hàng hoá cho thuê sau khi bênthuê có cơ hội hợp lý để kiểm tra hàng hoá cho thuê và thực hiện một trong cáchành vi sau đây:

a) Không từ chối hàng hoá cho thuê;

b) Xác nhận sự phù hợp của hàng hoá cho thuê với thoả thuận tronghợp đồng;

c) Xác nhận việc sẽ nhận hàng hoá đó, dù không phù hợp với thoảthuận trong hợp đồng.

2. Trường hợp bên thuê phát hiện ra sự không phù hợp với hợp đồngcủa hàng hóa sau khi đã chấp nhận hàng hóa mà sự không phù hợp đó có thể đượcxác định thông qua việc kiểm tra một cách hợp lý trước khi chấp nhận hàng hóathì bên thuê không được dựa vào sự không phù hợp đó để trả lại hàng.

Điều 279. Rút lại chấp nhận

1. Bên thuê có thể rút lại chấp nhận đối với một phần hoặc toàn bộhàng hoá cho thuê nếu sự không phù hợp của hàng hoá cho thuê làm cho bên thuêkhông đạt được mục đích giao kết hợp đồng và thuộc một trong các trường hợp sauđây:

a) Bên cho thuê không khắc phục một cách hợp lý theo quy định tạiĐiều 277 của Luật này;

b) Bên thuê không phát hiện được sự không phù hợp của hàng hoáxuất phát từ bảo đảm của bên cho thuê.

2. Việc rút lại chấp nhận phải được thực hiện trong khoảng thờigian hợp lý, nhưng không quá ba tháng, kể từ thời điểm bên thuê chấp nhận hànghoá.

Điều 280. Trách nhiệm đối với khiếm khuyếtcủa hàng hoá cho thuê

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với khiếmkhuyết của hàng hoá cho thuê được quy định như sau:

1. Trong thời hạn thuê, bên cho thuê phải chịu trách nhiệm về bấtkỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá cho thuê đã có vào thời điểm hàng hóa đượcgiao cho bên thuê, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;

2. Bên cho thuê không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nàocủa hàng hoá đã có trước thời điểm giao kết hợp đồng mà bên thuê đã biết hoặcphải biết về những khiếm khuyết đó;

3. Bên cho thuê không chịu trách nhiệm đối với những khiếm khuyếtcủa hàng hoá được phát hiện sau khi bên thuê chấp nhận hàng hoá cho thuê màkhiếm khuyết đó có thể được bên thuê phát hiện nếu thực hiện việc kiểm tra mộtcách hợp lý trước khi chấp nhận hàng hóa;

4. Bên cho thuê phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nàophát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó xuất phát từ việc bêncho thuê vi phạm nghĩa vụ đã cam kết của mình.

Điều 281. Cho thuê lại

1. Bên thuê chỉ được cho thuê lại hàng hoá khi có sự chấp thuậncủa bên cho thuê. Bên thuê phải chịu trách nhiệm về hàng hoá cho thuê lại trừtrường hợp có thoả thuận khác với bên cho thuê.

2. Trong trường hợp bên thuê cho thuê lại hàng hóa cho thuê màkhông có sự chấp thuận của bên cho thuê thì bên cho thuê có quyền hủy hợp đồngcho thuê. Người thuê lại phải có trách nhiệm trả lại ngay hàng hóa cho bên chothuê.

Điều 282. Lợi ích phát sinh trong thời hạnthuê

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, mọi lợi ích phát sinh từ hànghóa cho thuê trong thời hạn thuê thuộc về bên thuê.

Điều 283. Thay đổi quyền sở hữu trong thờihạn thuê

Mọi thay đổi về quyền sở hữu đối với hàng hóa cho thuê không ảnhhưởng đến hiệu lực của hợp đồng cho thuê.

MỤC 8

NHƯỢNG QUYỀNTHƯƠNG MẠI

Điều 284. Nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bênnhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bánhàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theocách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãnhiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểutượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhậnquyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Điều 285. Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặcbằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Điều 286. Quyền của thương nhân nhượngquyền

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có cácquyền sau đây:

1. Nhận tiền nhượng quyền;

2. Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạnglưới nhượng quyền thương mại;

3. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyềnnhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn địnhvề chất lượng hàng hoá, dịch vụ.

Điều 287. Nghĩa vụ của thương nhân nhượngquyền

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có cácnghĩa vụ sau đây:

1. Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mạicho bên nhận quyền;

2. Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên chothương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyềnthương mại;

3. Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằngchi phí của thương nhân nhận quyền;

4. Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi tronghợp đồng nhượng quyền;

5. Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thốngnhượng quyền thương mại.

Điều 288. Quyền của thương nhân nhận quyền

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có cácquyền sau đây:

1. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹthuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;

2. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với cácthương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.

Điều 289. Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có cácnghĩa vụ sau đây:

1. Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợpđồng nhượng quyền thương mại;

2. Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếpnhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;

3. Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượngquyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứngdịch vụ của thương nhân nhượng quyền;

4. Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cảsau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;

5. Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệukinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có)hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượngquyền thương mại;

6. Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thươngmại;

7. Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấpthuận của bên nhượng quyền.

Điều 290. Nhượng quyền lại cho bên thứ ba

1. Bên nhận quyền có quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba (gọi làbên nhận lại quyền) nếu được sự chấp thuận của bên nhượng quyền.

2. Bên nhận lại quyền có các quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyềnquy định tại Điều 288 và Điều 289 của Luật này.

Điều 291. Đăng ký nhượng quyền thương mại

1. Trước khi nhượng quyền thương mại, bên dự kiến nhượng quyềnphải đăng ký với Bộ Thương mại.

2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh theo phươngthức nhượng quyền thương mại và trình tự, thủ tục đăng ký nhượng quyền thươngmại.

Chương VII

CHẾ TÀITRONG THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI

MỤC 1

CHẾ TÀITRONG THƯƠNG MẠI

Điều 292. Các loại chế tài trong thươngmại

1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng.

2. Phạt vi phạm.

3. Buộc bồi thường thiệt hại.

4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.

5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng.

6. Huỷ bỏ hợp đồng.

7. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyêntắc cơ bản của pháp luật Việt Nam,điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quánthương mại quốc tế.

Điều 293. Áp dụng chế tài trong thương mạiđối với vi phạm không cơ bản

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên bị vi phạm không được ápdụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷbỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản.

Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệmđối với hành vi vi phạm

1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợpsau đây:

a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quanquản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểmgiao kết hợp đồng.

2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễntrách nhiệm.

Điều 295. Thông báo và xác nhận trường hợpmiễn trách nhiệm

1. Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bênkia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra.

2. Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồngphải thông báo ngay cho bên kia biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặcthông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.

3. Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trườnghợp miễn trách nhiệm của mình.

Điều 296. Kéo dài thời hạn, từ chối thựchiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng

1. Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéodài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không có thoả thuận hoặckhông thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêmmột thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gianhợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được kéo dài quá các thời hạn sau đây:

a) Năm tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cungứng dịch vụ được thoả thuận không quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợpđồng;

b) Tám tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cungứng dịch vụ được thoả thuận trên mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.

2. Trường hợp kéo dài quá các thời hạn quy định tại khoản 1 Điềunày, các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêucầu bên kia bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng thì trong thời hạn khôngquá mười ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này bêntừ chối phải thông báo cho bên kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện cácnghĩa vụ hợp đồng.

4. Việc kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng quy định tạikhoản 1 Điều này không áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịchvụ có thời hạn cố định về giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ.

Điều 297. Buộc thực hiện đúng hợp đồng

1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bênvi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng đượcthực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.

2. Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ khôngđúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuậntrong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chấtlượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặcgiao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm khôngđược dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếukhông được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.

3. Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tạikhoản 2 Điều này thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụcủa người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồngvà bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có;có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và bên viphạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.

4. Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiềnhàng, thù lao dịch vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quyđịnh tại khoản 2 Điều này.

5. Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầubên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua đượcquy định trong hợp đồng và trong Luật này.

Điều 298. Gia hạn thực hiện nghĩa vụ

Trường hợp buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có thể giahạn một thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

Điều 299. Quan hệ giữa chế tài buộc thựchiện đúng hợp đồng và các loại chế tài khác

1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, trong thời gian áp dụng chếtài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thườngthiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác.

2. Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiệnđúng hợp đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm được ápdụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Điều 300. Phạt vi phạm

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả mộtkhoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ cáctrường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.

Điều 301. Mức phạt vi phạm

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đốivới nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giátrị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 củaLuật này.

Điều 302. Bồi thường thiệt hại

1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổnthất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế,trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trựctiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Điều 303. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồithường thiệt hại

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luậtnày, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;

2. Có thiệt hại thực tế;

3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệthại.

Điều 304. Nghĩa vụ chứng minh tổn thất

Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độtổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạmđáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Điều 305. Nghĩa vụ hạn chế tổn thất

Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lýđể hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ đượchưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại khôngáp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giátrị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.

Điều 306. Quyền yêu cầu tiền lãi do chậmthanh toán

Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậmthanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợpđồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợquá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thờigian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy địnhkhác.

Điều 307. Quan hệ giữa chế tài phạt viphạm và chế tài bồi thường thiệt hại

1. Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bịvi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này cóquy định khác.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị viphạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừtrường hợp Luật này có quy định khác.

Điều 308. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luậtnày, tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiệnnghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện đểtạm ngừng thực hiện hợp đồng;

2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Điều 309. Hậu quả pháp lý của việc tạmngừng thực hiện hợp đồng

1. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệulực.

2. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quyđịnh của Luật này.

Điều 310. Đình chỉ thực hiện hợp đồng

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luậtnày, đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụhợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện đểđình chỉ hợp đồng;

2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Điều 311. Hậu quả pháp lý của việc đìnhchỉ thực hiện hợp đồng

1. Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từthời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tụcthực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kiathanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.

2. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quyđịnh của Luật này.

Điều 312. Huỷ bỏ hợp đồng

1. Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ mộtphần hợp đồng.

2. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiệntất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.

3. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phầnnghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

4. Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 củaLuật này, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện đểhủy bỏ hợp đồng;

b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Điều 313. Huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợpgiao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần

1. Trường hợp có thoả thuận về giao hàng, cung ứng dịch vụ từngphần, nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc giao hàng, cungứng dịch vụ và việc này cấu thành một vi phạm cơ bản đối với lần giao hàng,cung ứng dịch vụ đó thì bên kia có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với lầngiao hàng, cung ứng dịch vụ.

2. Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ đối với một lầngiao hàng, cung ứng dịch vụ là cơ sở để bên kia kết luận rằng vi phạm cơ bản sẽxảy ra đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó thì bên bị vi phạmcó quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụsau đó, với điều kiện là bên đó phải thực hiện quyền này trong thời gian hợplý.

3. Trường hợp một bên đã tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với một lầngiao hàng, cung ứng dịch vụ thì bên đó vẫn có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồngđối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ đã thực hiện hoặc sẽ thực hiệnsau đó nếu mối quan hệ qua lại giữa các lần giao hàng dẫn đến việc hàng hoá đãgiao, dịch vụ đã cung ứng không thể được sử dụng theo đúng mục đích mà các bênđã dự kiến vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Điều 314. Hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏhợp đồng

1. Trừ trường hợp quy định tại Điều 313 của Luật này, sau khi huỷbỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên khôngphải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏathuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranhchấp.

2. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phầnnghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩavụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằngchính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.

3. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quyđịnh của Luật này.

Điều 315. Thông báo tạm ngừng thực hiệnhợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng

Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặchuỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đìnhchỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng. Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệthại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợpđồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.

Điều 316. Quyền yêu cầu bồi thường thiệthại khi đã áp dụng các chế tài khác

Một bên không bị mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối vớitổn thất do vi phạm hợp đồng của bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác.

MỤC 2

GIẢI QUYẾTTRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI

Điều 317. Hình thức giải quyết tranh chấp

1. Thương lượng giữa các bên.

2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đượccác bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.

3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toàán được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luậtquy định.

Điều 318. Thời hạn khiếu nại

Trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 237 của Luật này,thời hạn khiếu nại do các bên thỏa thuận, nếu các bên không có thoả thuận thìthời hạn khiếu nại được quy định như sau:

1. Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượnghàng hoá;

2. Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượnghàng hoá; trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là batháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo hành;

3. Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụtheo hợp đồng hoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảohành đối với khiếu nại về các vi phạm khác.

Điều 319. Thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại làhai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợpquy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật này.

Chương VIII

XỬ LÝ VIPHẠM PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI

Điều 320. Hành vi vi phạm pháp luật vềthương mại

1. Các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại bao gồm:

a) Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh; giấy phép kinh doanhcủa thương nhân; thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh củathương nhân Việt Namvà của thương nhân nước ngoài;

b) Vi phạm quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước vàhàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập;chuyển khẩu; quá cảnh;

c) Vi phạm chế độ thuế, hóa đơn, chứng từ, sổ và báo cáo kế toán;

d) Vi phạm quy định về giá hàng hóa, dịch vụ;

đ) Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước vàhàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

e) Buôn lậu, kinh doanh hàng nhập lậu, buôn bán hàng giả hoặcnguyên liệu, vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng giả, kinh doanh trái phép;

g) Vi phạm các quy định liên quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụkinh doanh trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu;

h) Gian lận, lừa dối khách hàng khi mua bán hàng hóa, cung ứngdịch vụ;

i) Vi phạm các quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi của ngườitiêu dùng;

k) Vi phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa, dịchvụ kinh doanh trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu;

l) Vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa;

m) Các vi phạm khác trong hoạt động thương mại theo quy định củapháp luật.

2. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm pháp luật vềthương mại được quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 321. Hình thức xử lý vi phạm phápluật về thương mại

1. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra, tổ chức,cá nhân bị xử lý theo một trong các hình thức sau đây:

a) Xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hànhchính;

b) Trường hợp hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thìngười vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệthại theo quy định của pháp luật.

Điều 322. Xử phạt vi phạm hành chính tronghoạt động thương mại

Chính phủ quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạtđộng thương mại.

Chương IX

ĐIỀU KHOẢNTHI HÀNH

Điều 323. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.

Luật này thay thế Luật Thương mại ngày 10 tháng 5 năm 1997.

Điều 324. Quy định chi tiết và hướng dẫnthi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namkhoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005./.

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

(đã ký)

Nguyễn Văn An

 

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Luật thương mại ban hành ngày 14/06/2005
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề