Ly hôn có yếu tố nước ngoài

Posted on Tư vấn luật hôn nhân 262 lượt xem

Tôi và anh ấy chưa kết hôn, nhưng chúng tôi đã tự nguyện đi đăng ký kết hôn ở nơi mình sinh sống, (chỉ là đăng ký trên giấy tờ thôi, chứ gia đình 2 bên không biết gì) lý do là tôi muốn bảo lảnh anh ấy sang nước ngoài để đoàn tụ vợ. Nhưng trong thời gian tôi sống ở nước ngoài và đợi làm thủ tục bảo lảnh thì giữa chúng tôi có xung đột nên bây giờ chúng tôi muốn giải thoát cho nhau. Vậy bây giờ thủ tục như thế nào ạ? Vì tôi đang sống và làm việc ở nước ngoài nhờ luật sư tư vấn giúp tôi .

Tran Tuyet

Căn cứ pháp lý:

tai xuong 19030514410588529 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến chấm dứt hôn nhân.

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo pháp luật về hôn nhân và gia đình hiện hành, điều kiện để được kết hôn một cách hợp pháp và đúng trình tự, thủ tục là các bên trong việc xác lập quan hệ hôn nhân không vi phạm điều 8 Luật hôn nhân và gia đình quy định:

Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Hướng dẫn, bổ sung cho điều 8, tại điều 5 Luật hôn nhân gia đình quy định về các trường hợp cấm kết hôn, theo đó:

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Theo đó áp dụng vào trường hợp này, việc đăng ký kết hôn sẽ không được bảo đảm khi có chứng cứ ( được tiến hành xác minh, thu thập theo trình tự, thủ tục được quy định tại chương VII Bộ luật tố tụng dân sự 2015 ) về việc các bên trong quan hệ hôn nhân kết hôn giả tạo nhằm mục đích trục lợi.

Tuy nhiên, trong trường hợp không có chứng cứ về việc kết hôn giả tạo và theo thông tin ban đầu là đã xác lập quan hệ về hôn nhân gia đình (thực hiện việc đăng ký kết hôn) thì các bên trong quan hệ hôn nhân được quyền chấm dứt hôn nhân căn cứ theo quy định về chấm dứt hôn nhân theo yêu cầu của 1 bên ( được quy định tại điều 56 Luật hôn nhân và gia đình ) hoặc quy định về thuận tình ly hôn ( căn cứ theo điều 55 Luật hôn nhân và gia đình ).

Dù vậy, quan hệ hôn nhân luôn luôn gắn liên với quyền nhân thân – bất khả xâm phạm của mỗi cá nhân và căn cứ theo khoản 4 điều 85 Luật tố tụng dân sự về người đại diện quy định:

Điều 85. Người đại diện
4. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.

Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.

Từ các dẫn chứng trên, việc chấm dứt hôn nhân theo pháp luật Việt Nam hiện hành phải có sự hiện diện, tham gia của người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm ( theo quy định tại điều 68 BLTTDS 2015 ) 

Cuối cùng liên quan đến thẩm quyền giải quyết việc chấm dứt hôn nhân trong trường hợp này căn cứ theo điều 127 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Theo đó, sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam để làm căn cứ để giải quyết việc chấm dứt hôn nhân liên quan đến việc phân chia tài sản, con chung…

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về chấm dứt hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Khánh Lâm

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề