Mở shop quần áo Owen-Viettien cần làm những thủ tục gì

Tóm tắt câu hỏi

Tôi có câu hỏi muốn nhờ công ty tư vấn giúp Hiện nay nhà mình đang muốn mở cửa hàng thương hiệu thời trang OWEN – VIETTIEN do nhà mình bỏ vốn 100% không liên quan hay cần sự trợ giup gì từ 2 công ty mẹ của VIETTIEN và OWEN. Gần khu nhà mình đã có đại lý cấp 1 của OWEN và VIETTIEN Có thông tin cho rằng nếu trên biển đề tên 2 hãng thời trang này thì có thể bị phía công ty bên kia tháo dỡ. Hàng hóa bên mình nhập thì có hóa đơn đỏ chứng từ hẳn noi, hàng công ty chính hãng 100%. Mình cần sự tư vấn từ quý công ty để mình làm mà không vi phạm luật. Mình cảm ơn
Người gửi: Đỗ Mạnh
shop quan ao

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

Luật Thương mại 2005
Luật Doanh nghiệp 2014
Nghị định số 35/2006/NĐ-CP của Chính phủ : Nghị định về quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại

2/ Mở shop quần áo Owen-Viettien cần làm những thủ tục gì

Chào bạn, do thông tin bạn cung cấp chưa được cụ thể và rõ ràng do đó tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, việc nhà bạn muốn mở cửa hàng thương hiệu thời trang OWEN – VIETTIEN mà chưa được sự cho phép của hai thương hiệu này mà nhà bạn tự ý mở và kinh doanh thì hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật và rất có thể còn bị xử phạt vi phạm hành chính.
Thứ hai, nếu gia đình bạn vẫn muốn có nhu cầu kinh doanh mở cửa hàng thương hiệu thời trang OWEN – VIETTIEN thì gia đình bạn cần đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu của hai thương hiệu này. Cụ thể như sau:
Căn cứ theo Điều 284 Luật thương mại 2005 có quy định về nhượng quyền thương mại như sau:
“Điều 284. Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”
Điều kiện để trở thành bên nhận quyền phải là thương nhân theo quy định tại điều 6 nghị định 35/2006/ND-CP
“Điều 6. Điều kiện đối với Bên nhận quyền
Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.”
Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 luật doanh nghiệp 2014  quy định về hạn chế đối tượng được phép thành lập kinh doanh:
“Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.”
Vì vậy những người thuộc một trong những trường hợp trên thì không được phép cấp giấy đăng ký kinh doanh. Lợi ích ban đầu của việc nhượng quyền là mang tính ít rủi ro. Việc việc nhượng quyền sẽ giúp bạn tăng hiệu quả kinh doanh nhờ sự hỗ trợ từ phía thương hiệu mạnh – đã có danh tiếng trên thị trường, đồng thời được đảm bảo về chiến lược marketing, hỗ trợ địa điểm cũng như đào tạo nhân sự. Thay vì chật vật làm mọi thứ, khoản tiền đầu tư ban đầu sẽ nhanh chóng biến bạn thành ông chủ của một cửa hàng – thậm chí là vài ba cửa hàng chỉ sau 1 thời gian ngắn. Và thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại được quy định rất chi tiết tại Điều 20 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP:
” 1. Bên dự kiến nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo thủ tục sau đây:
a) Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
c) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
d) Các thời hạn nêu tại khoản này không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
đ) Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản này mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.
2. Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp.”
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề Mở shop quần áo cần làm những thủ tục gì. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Ngô Việt Hương

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Mở shop quần áo Owen-Viettien cần làm những thủ tục gì
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề