Một số chú ý cơ bản về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

Với mục đích giúp các Quý khách hàng của Luật Việt Phong mỗi ngày trau dồi vốn kiến thức pháp lý của mình, Luật Việt Phong xin cung cấp tới Quý khách hàng một số nội dung pháp lý quan trọng của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Một số chú ý cơ bản về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

 

Theo Điều 267 Bộ Luật Hình sự năm 1999 quy định cụ thể về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, theo đó tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là hành vi làm ra con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức giống con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân

1.Dấu hiệu pháp lý

Mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội có thể thực hiện một trong hai hành vi khách quan:

+ Hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức

Hành vi làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức được hiểu là hành vi khắc, đúc dấu giả, in, vẽ, photocopy màu hoặc bằng các thủ đoạn khác làm ra con dấu trái phép bắt chước theo mẫu con dấu đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép sản xuất, lưu hành hoặc không theo mẫu đó.

Còn hành vi làm giả tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức là hành vi in ấn, sản xuất trái phép các tài liệu hoặc giấy tờ khác theo mẫu gốc hoặc không theo mẫu gốc của cơ quan tổ chức như giấy giới thiệu, giấy chứng nhận, giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu, hộ chiếu, bằng tốt nghiệp các bậc trong hệ thống giáo dục quốc dân, giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, giấy chứng nhận thương binh, bằng tổ quốc ghi công… Trong quá trình làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác như nêu trên, người phạm tội có hành vi thêm, bớt, sửa đổi nội dung… và đó chỉ là những dấu hiệu chứng minh thêm đối với hành vi phạm tội này.

+ Hành vi sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ cơ quan, tổ chức nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức, công dân không nhằm chiếm đoạt tài sản mà nhằm mục đích khác như dùng bằng tốt nghiệp để xin việc, bổ nhiệm, tăng lương, đi lao động nước ngoài, làm giả giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ để hưởng chế độ theo quy định của nhà nước.

Chú ý:

Hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm, chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong hai hành vi trên là tội phạm đã hoàn thành.

Ngoài ra cần lưu ý thêm trong việc xác định hành vi phạm tội là trong trường hợp làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức để sử dụng để thực hiện hành vi trái pháp luật mà hành vi đó cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý. Động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc cấu thành nên tội phạm nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc xem xét tính chất, mức độ của tội phạm.

– Khách thể của tội phạm

Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý con dấu, tài liệu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần người phạm tội là người đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS

2. Hình phạt đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

– Về hình phạt, cấu thành cơ bản của tội phạm quy định mức phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm (khoản 1);

– Phạt tù từ hai năm đến năm năm khi có một trong các tình tiết định khung tăng nặng là có tổ chức; phạm tội nhiều lần; gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm nguy hiểm ( Khoản 2).

– Nếu phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội có thể phải chịu hình phạt từ bốn năm đến bảy năm ( Điều 3)

Thực tiễn để xác định mức độ hậu quả là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng cần đánh giá toàn diện, tổng thể những hậu quả của hành vi phạm tội bao gồm thiệt hại về vật chất, về uy tín của cơ quan, tổ chức… cũng như phạm vi ảnh hưởng của hậu quả đó.

Trên đây là một số thông tin về một số chú ý cơ bản về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức  của công ty Luật Việt Phong. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Một số chú ý cơ bản về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề