Mức phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại?

Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Trong hoạt động thương mại, đối tượng thực hiện của hợp đồng chủ yếu là hàng hóa…việc các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng thương mại cần có những điều khoản về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại hợp đồng là một điều rất cần thiết. Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại một mặt mang tính chất ràng buộc các bên tuân thủ chặt chẽ nghĩa vụ và các cam kết được thể hiện trong hợp đồng, mặt khác phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại còn mang ý nghĩa như một khoản chi phí bù đắp lại tổn thất cho bên bị vi phạm khi bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng theo như thỏa thuận trong hợp đồng. Vậy, quy định của pháp luật thương mại hiện hành về mức phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại được thể hiện như thế nào?. Luật Việt Phong sẽ tư vấn cho các bạn để nắm rõ được điều đó.

Mức phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

 

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

1. Mức phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại?

Căn cứ theo quy định tại Điều 300 của Luật thương mại năm 2005 về Phạt vi phạm thì phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp được miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.

Như vậy, các bên có thể phạt vi phạm hợp đồng nếu như có sự thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng. Về mức phạt vi phạm được quy định cụ thể tại Điều 301, Luật thương mại 2005 như sau:

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.

Ví dụ: Công ty A ký kết hợp đồng với công ty B, công ty B có trách nhiệm giao 1 số lượng hàng trị giá 500 triệu cho công ty A. 

– Nếu công ty A và công ty B không có thỏa thuận về việc bên B khi vi phạm nghĩa vụ giao hàng sẽ không phải chịu phạt hợp đồng, thì đương nhiên bên B sẽ không phải chịu tiền phạt vi phạm. 

– Nếu công ty A và công ty B, có thỏa thuận về việc bên B vi phạm nghĩa vụ sẽ phải chịu phạt vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật. Thì khi giải quyết tranh chấp, công ty A chỉ được nhận số tiền phạt vi phạm tối đa là 8% theo quy định của Luật thương mại năm 2005. Cụ thể là 40.000.000 VNĐ

– Trường hợp công ty A và công ty B, có thỏa thuận về việc bên B vi phạm nghĩa vụ sẽ phải chịu phạt vi phạm hợp đồng là 5%. Thì khi giải quyết tranh chấp, công ty B phải có trách nhiệm chi trả số tiền tương ứng với 5% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm. Cụ thể là 25.000.000 VNĐ.

2. Mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại?

Căn cứ theo quy định tại Điều 302, Luật thương mại năm 2005 thì Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự được quy định như sau:

Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng dây ra cho bên bị vi phạm.

Gía trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

3. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thương mại

Điều 303, Luật thương mại năm 2005 có quy định. Trừ những trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

– Có hành vi vi phạm hợp đồng

– Có thiệt hại thực tế

– Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại

Như vậy, từ những quy định nêu trên thì việc bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại không căn cứ vào việc các chủ thể tham gia vào hợp đồng có thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại hay không mà chỉ cần có các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ được quy định tại Điều 303 của Luật thương mại 2005 thì bên vi phạm nghĩa vụ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra đối với bên có quyền. 

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về mức phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại? . Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Mức phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề