Mức tiền lương để tính đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì giải quyết như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào Luật sư! Em có vấn đề mong được luật sư tư vấn như sau ạ: Đơn vị em thành lập tháng 7 năm 2007. Em làm ở Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Mấy năm đầu mới thành lập do nguồn tài chính của đơn vị còn hạn chế chi phí nhiều mà thu nhập ít nên mức lương chi trả cho cán bộ nhân viên quỹ theo thỏa thuận trong hợp đồng thấp hơn so với mức lương tối thiểu quy định. Cụ thể: năm 2008 mức lương chi trả của đơn vị là 540 000, thời điểm này mức lương tối thiểu vùng quy định là 577 800 đồng. Vì vậy, số tiền đóng thiếu so quy định là: 37. 800 đồng, chính là 7% chi trả cho người lao động qua đào tạo. 
Đến nay tháng 4/2018 đơn vị bảo hiểm bắt đơn vị em điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm năm 2008 và truy thu tiền bảo hiểm đóng thiếu 7% đối với lao động qua đào tạo nghề. Vậy đơn vị em có phải thực hiện không?  và nếu đóng truy thu thì các quyền lợi phát sinh cho người lao động thai sản, ốm đau… trong giai đoạn truy thu có được chi trả thêm hay không? Trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm giám sát và hướng dẫn các đơn vị tham gia bảo hiểm để xảy ra tình trạng trên có chịu trách nhiệm chung hay không? Rất mong sự tư vấn giúp đỡ của Luật sư. Em xin chân thành cảm ơn !
Người gửi: Quý Bình (Tuyên Quang)
Bài viết liên quan:

Luật sư tư vấn:

Xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, Luật Việt Phong xin tư vấn cho bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật lao động 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007)
– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006
– Pháp lệnh số 44/2002 ngày 02 tháng 7 năm 2002 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về xử lý vi phạm hành chính 2002
– Nghị định 86/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2010 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
– Quyết định 902/QĐ-BHXH ngày 26 tháng 06 năm 2007 Ban hành quy định về quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc

2/ Mức tiền lương để tính đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì giải quyết như thế nào?

Theo thông tin bạn cung cấp thì những sự việc liên quan trước đó xảy ra vào năm năm 2008 vì vậy theo nguyên tắc trường hợp của bạn sẽ áp dụng các quy định có hiệu lực vào thời điểm này. Trước hết, liên quan đến tiền lương, pháp luật có quy định như sau: 
Tại Điều 55 Bộ luật lao động 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007)
Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Theo quy định tại Quyết định 902/QĐ-BHXH ngày 26 tháng 06 năm 2007 Ban hành quy định về quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc:
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
1.1. Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
1.2. Tiền lương, tiền công tháng đóng BHYT là tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH nêu tại tiết 1.1, điểm này cộng với phụ cấp khu vực.
1.3. Tiền lương, tiền công của người lao động quy định tại tiết 1.1, 1.2, điểm này được tính theo mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.
2. Người lao động đóng BHXH, BHYT theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.”
Vì đơn vị bạn làm việc là quỹ tín dụng nhân dân vì vậy mức tiền lương của người lao động được xác định dựa trên mức lương thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động. Theo đó, mức tiền lương này không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định tại thời điểm này. Vì vậy, trong trường hợp này, đơn vị bạn làm việc đã vi phạm quy định của pháp luật. Liên quan đến hình thức xử phạt, tại Điều 10 Nghị định 86/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2010 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội có quy định như sau:
Điều 10. Hành vi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 700.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.”
Ngoài ra, tại Điều 10 Pháp lệnh số 44/2002 ngày 02 tháng 7 năm 2002 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về xử lý vi phạm hành chính 2002 có quy định:
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện; đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, sở hữu trí tuệ, xây dựng, môi trường, an toàn và kiểm soát bức xạ, nhà ở, đất đai, đê điều, xuất bản, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc vi phạm hành chính là hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả thì thời hiệu là hai năm; nếu quá các thời hạn nói trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.
Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh này.”
Căn cứ vào các quy định trên có thể xác định: vì việc vi phạm trên diễn ra vào thời điểm năm 2008 nên đã hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính vì vậy quỹ tín dụng sẽ không bị xử phạt tuy nhiên vẫn phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Theo đó, quỹ tín dụng sẽ buộc phải truy thu số tiền bảo hiểm xã hội như yêu cầu của tổ chức bảo hiểm xã hội. Về trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội khi để xảy ra tình trạng trên và để quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính sẽ bị xử lý theo Điều 121 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính như sau:
“Điều 121. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng mức, xử lý vượt thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Trên đây là tư vấn từ Luật Việt Phong về Mức tiền lương để tính đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì giải quyết như thế nào? Chúng tôi hy vọng quý khách có thể vận dụng được các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan , hoặc cần tư vấn, giải đáp quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Phùng Thị Mai

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Mức tiền lương để tính đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì giải quyết như thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề