Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi thay đổi cơ cấu tổ chức?

Tóm tắt câu hỏi:

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi thay đổi cơ cấu tổ chức?

Kính gửi Công ty Luật Việt Phong! Tôi là công chức thuộc Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương. Công tác tại Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hải Phòng. Nay, Bộ Công Thương tiến hành bàn giao Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hải Phòng này về Sở Công Thương thành phố Hải Phòng thuộc UBND thành phố Hải Phòng. Bộ Công Thương giao Cục Xuất nhập khẩu thực hiện theo thủ tục. Và họ bàn giao cả nhân sự là tôi qua Sở Công Thương Hải Phòng mà không cần hỏi ý kiến hay nguyện vọng gì hết, cứ thế bàn giao qua. Tôi khiếu nại, dẫn điều 44 Bộ Luật Lao Động năm 2012, nhưng họ bắt phải cung cấp bằng chứng. Tôi không thể hiểu là bằng chứng gì? Vậy nay, quý công ty làm ơn tư vấn cho tôi biết rằng họ (Cục Xuất nhập khẩu) làm vậy có đúng luật, trình tự thủ tục thuyên chuyển cán bộ công chức hay không? Và nếu đúng thì là theo luật nào, quy định nào? Mong nhận được hồi âm của quý công ty! Tôi xin trân thành cảm ơn!

Người gửi: Đặng Hồng Quân (Hải Phòng).

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi thay đổi cơ cấu tổ chức?

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

                               

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào anh! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của anh, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho anh như sau:

1/ Căn cứ pháp lý.

– Bộ luật lao động năm 2012;

– Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động;

2/ Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi thay đổi cơ cấu tổ chức?

Căn cứ tại Điều 44, Bộ luật lao động năm 2012 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế như sau:

“1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.

2. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.

3. Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh”.

Mặt khác, tại Điều 13, Nghị định 05/2015/ NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động quy định về thay đổi cơ cấu, công nghệ và lý do kinh tế như sau:

“1. Thay đổi cơ cấu, công nghệ tại Khoản 1 Điều 44 của Bộ luật Lao động  gồm các trường hợp sau đây:

a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;

b) Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm;

c) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

2. Lý do kinh tế tại Khoản 2 Điều 44 của Bộ luật Lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;

b) Thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

3. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế mà ảnh hưởng đến việc làm hoặc có nguy cơ mất việc làm, phải cho thôi việc từ 02 người lao động trở lên thì người sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật Lao động”.

Như vậy, căn cứ vào thông tin anh cung cấp và các quy định của pháp về việc thay đổi cơ cấu tổ chức, xét thấy: trường hợp của anh không phải là thuyên chuyển công tác. Việc Bộ Công Thương bàn giao lại phòng quản lý xuất nhập khẩu – Cục xuất nhập khẩu – nơi anh đang làm việc cho Sở Công thương – Hải Phòng. Đây cũng được coi là một trong những trường hợp thay đổi cơ cấu tổ chức mà pháp luật ghi nhận. Do đó, Bộ Công Thương có trách nhiệm với người lao động nói chung và với anh như sau:

Căn cứ tại Điều 46, Bộ luật lao động năm 2012 quy định về phương án sử dụng lao động như sau:

“1. Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;

b) Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu;

c) Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;

d) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

2. Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở”.

Tại Điều 15, Nghị định 05/2015/ NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động quy định về trách nhiệm lập phương án sử dụng lao động, tính trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người sử dụng lao động trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp

“1. Trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, người sử dụng lao động trước đó có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động.

2. Người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động theo phương án sử dụng lao động quy định tại Khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tính trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động.

3. Người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian tại doanh nghiệp sau khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản theo phương án sử dụng lao động quy định tại Khoản 1 Điều này, khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm tính trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động đối với thời gian người lao động làm việc thực tế cho mình và trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động làm việc thực tế tại doanh nghiệp trước khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản, kể cả thời gian làm việc tại khu vực nhà nước được tuyển dụng lần cuối vào doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản trước ngày 01 tháng 01 năm 1995.

4. Trường hợp người sử dụng lao động của doanh nghiệp sau khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp tiếp tục thực hiện chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp thì người sử dụng lao động trước và sau khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản có trách nhiệm thực hiện quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này”.

Từ các căn cứ trên, xét thấy: sau khi bàn giao Cục xuất nhập khẩu cho Sở Công thương anh vẫn tiếp tục được làm việc.

Theo thông tin anh cung cấp, Cục xuất nhập khẩu trong đó có phòng quản lý xuất nhập khẩu nơi anh đang làm việc được bàn giao cho Sở Công thương. Tức là, thay đổi cơ quan quản lý đối với Cơ quan nơi anh đang làm việc. Công việc thực tế anh đang làm không bị thay đổi.

Vì vậy, cho thấy người sử dụng lao động vẫn đảm bảo công việc cho anh. Do vây, cơ quan – người sử dụng lao động đã không vi phạm nghĩa vụ của mình.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi thay đổi cơ cấu  tổ chức? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi thay đổi cơ cấu tổ chức?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề