Nghĩa vụ trả nợ cho người đã mất.

Tóm tắt tình huống:

Kính gửi công ty luật Việt Phong. Tôi có vấn đề liên quan đến luật dân sự, mong được luật sư tư vấn. Anh tôi vừa mất và không để lại di chúc hay dặn dò gì về việc anh vay mượn tiền của ai. Bỗng nhiên cuối tuần trước, một người bạn của anh đến nhà tôi trình bày: vào thời điểm tháng 6/2016, anh tôi đã vay của họ số tiền 4 triệu đồng. Họ đưa ra bằng chứng là đoạn nhắn tin trên facebook giữa anh tôi với họ, kèm phiếu chuyển khoản ngân hàng. Nội dung chuyển khoản chỉ ghi người đó chuyển tiền cho anh tôi, ngày giờ chuyển là ngay buổi chiều sau khi họ nói chuyện trên facebook. Gia đình đã kiểm tra facebook của anh tôi, đúng là còn giữ đoạn tin hỏi mượn tiền . Việc mượn tiền này không có người thứ ba làm chứng. Người cho mượn tiền trước kia là bạn học cùng đại học, không thân thiết lắm với gia đình tôi. Người đó nói sau khi cho anh tôi vay 4 triệu, đến tháng 7/2016 sang nước ngoài, nhận được tin anh tôi mất khi đang ở bên đó, bây giờ mới về nước được 1 tuần và giờ muốn xin lại số tiền anh tôi đã mượn nhưng chưa trả. Bản thân tôi có băn khoăn: nếu trong thời gian còn sống, có thể anh tôi đã trả lại số tiền 4 triệu đã mượn người kia thì sao? Có thể họ trả nhau lúc đi uống nước? Nếu người đó có tính gian, bây giờ đến muốn đòi thêm lần nữa thì sao? Trường hợp này, gia đình tôi có phải trả tiền cho họ không?
Người gửi: Nguyễn Bảo Ngọc (Hà Nội)
48cb2321b2ea3be50f94db713cfec987 17032215363388133 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

2. Nghĩa vụ trả nợ cho người đã mất.

Thứ nhất về hiệu lực của hợp đồng dân sự
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, điều 119 bộ luật dân sự 2015

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

Giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi nhất định, với trường hợp giao dịch vay tiền của anh bạn vẫn được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, trong trường hợp không có hợp đồng vay bên cho vay phải có nghĩa vụ cung cấp các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc xác định đã có quan hệ giao dịch vay tiền trên thực tế, các tài liệu chứng minh có việc vay tiền, nhận tiền giữa hai bên như bản ghi âm cuộc giao dịch vay tiền, nội dung tin nhắn vay tiền, nội dung email, người làm chứng xác nhận có việc vay tiền giữa 2 bên. Ở trường hợp của bạn bên cho vay đã đưa ra được chứng cứ đoạn tin nhắn và phiếu chuyển tiền nên hợp đồng này hoàn toàn hợp pháp được pháp luật bảo vệ.
Thứ hai, về thứ tự thanh toán di sản được quy định tại điều 658 bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Điều 658. Thứ tự ưu tiên thanh toán
Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.
4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.
5. Tiền công lao động.
6. Tiền bồi thường thiệt hại.
7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.
9. Tiền phạt.
10. Các chi phí khác.”
Người có nghĩa vụ trả nợ cho người đã mất là người thừa kế di sản. “Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” (Khoản 1, điều 615 bộ luật dân sự 2015)
Đối với trường hợp bạn băn khoăn không biết anh bạn đã trả nợ hay chưa, thì nghĩa vụ chứng minh về việc đã thanh toán sẽ thuộc về bên vay, nếu bạn chứng minh được anh bạn đã trả nợ thì những người thừa kế của anh bạn sẽ không phải thanh toán khoản vay, còn trường hợp bên bạn không chứng minh được thì sẽ phải thanh toán khoản vay của anh bạn trong phạm vi di sản do anh bạn để lại.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Gửi tiền cho người quen không có hợp đồng không có người làm chứng có đòi lại được không? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên : Tạ Thị Hồng Tươi.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Nghĩa vụ trả nợ cho người đã mất.
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề