Người khởi kiện rút đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành

Pháp luật Tố tụng dân sự (TTDS) đã trao cho đương sự các quyền trong việc quyết định và tự định đoạt, trong đó phải kể các quy định về “người khởi kiện rút đơn khởi kiện”. Vậy, pháp luật TTDS hiện hành quy định về vấn đề người khởi kiện rút đơn khởi kiện như thế nào? Sau đây, Công ty Luật Việt Phong xin chia sẻ những phân tích về vấn đề pháp lí người khởi kiện rút đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật TTDS hiện hành. 
Bài viết liên quan:
rut don khoi kien 3
Luật sư tư vấn:
Việc người khởi kiện rút đơn khởi kiện thể hiện ý chí của họ không muốn tòa án có thẩm quyền tiếp tục giải quyết vụ án mà mình đã khởi kiện. Việc rút đơn khởi kiện chỉ được tiến hành tại một số giai đọan trong quá trình xét xử sơ thẩm và phúc thẩm vụ án dân sự, Cụ thể như sau:
* Giai đoạn trước khi thụ lí vụ án: 
Điểm g, khoản 1 và khoản 2, Điều 192, BLTTDS 2015 quy định: 
Điều 192. Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện
… g) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện
2. Khi trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Thẩm phán phải có văn bản nêu rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ mà Thẩm phán trả lại cho người khởi kiện phải được sao chụp và lưu tại Tòa án để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu”.
* Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm:
Điểm c, khoản 1 và khoản 3, Điều 217, BLTTDS 2015 quy định:
” Điều 217. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
…1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
c) Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
…3. . Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu; trong trường hợp này, Tòa án phải sao chụp và lưu lại để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp”.
Trong trường hợp người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện mà vụ án có bị đơn yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì giải quyết theo quy định tại khoản 2, Điều 217, BLTTDS 2015:

” a) Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án;
b) Bị đơn không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu phản tố thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; bị đơn trở thành nguyên đơn, nguyên đơn trở thành bị đơn;
c) Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người nào bị khởi kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn”.
Đối với vụ án được xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm sau khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì giải quyết theo quy định tại khoản 4, Điều 217, BLTTDS 2015:

” 4. Đối với vụ án được xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm sau khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm mà Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án thì Tòa án đồng thời phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vấn đề khác có liên quan (nếu có); trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì việc đình chỉ giải quyết vụ án phải có sự đồng ý của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”.

* Giai đoạn tại phiên tòa sơ thẩm: 
Tại thủ tục bắt đầu phiên tòa, theo khoản 2, Điều 244, BLTTDS 2015:

Điều 244. Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
…2. Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút”.
* Giai đoạn trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm: 
Khoản 1, Điều 299, BLTTDS 2015 quy định: 
Điều 299. Nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm
1. Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tuỳ từng trường hợp mà giải quyết như sau:
a) Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn;
b) Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật”.
Sau khi rút đơn khởi kiện, không phải lúc nào người khởi kiện cũng được khởi kiện lại vụ án dân sự. Chỉ những trường hợp sau người khởi kiện mới được quyền khởi kiện lại, cụ thể theo quy định tại khoản 3, Điều 192, BLTTDS 2015:
3. Đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau đây:
a) Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
b) Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
c) Đã có đủ điều kiện khởi kiện;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, có thể thấy dù quan hệ dân sự, cụ thể là quan hệ tố tụng dân sự mang tính chất là quan hệ tư, “việc dân sự cốt ở đôi bên” nhưng pháp luật vẫn giới hạn quyền của đương sự nhằm tránh sự lạm quyền, cũng như tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ thể khác. Việc người khởi kiện rút đơn khởi kiện chỉ được thực hiện tại một số giai đoạn nhất định trong quá trình xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Đồng thời, khi đã rút đơn khởi kiện, đượng sự chỉ có quyền nộp đơn khởi kiện trong những trường hợp luật định.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề pháp lý liên quan đến người khởi kiện rút đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật TTDS hiện hành. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà

Để được giải đáp thắc mắc về: Người khởi kiện rút đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề