Người lao động bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật có được bồi thường không?

Tóm tắt tình huống:

Tôi tên: Thùy Dương đanglàm ở công ty. Tôi làm việc bình thường nhưng do cơ thể không được khỏe nênkhông tăng ca theo yêu cầu của công ty và tôi bị sa thải vì lý do không tăngca. Cho tôi hỏi như vậy tôi có được bồi thường hợp đồng không?

Người gửi: Huỳnh Thị ThùyDương

duoi viec

Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tớiLuậtViệt Phong. Về câu hỏi của bạn,công tyLuật Việt Phongxin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Cơ sở pháp lý

– Bộ luật Lao động năm 2012;

2/ Người lao động bị đơnphương chấm dứt hợp đồng lao động trái phápluật có được bồi thường không?

Điều 106 Bộ luật Lao độngnăm 2012 quy định về việc làm thêm giờ như sau:

1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việcbình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theonội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng ngườilao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao độngkhông quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quyđịnh làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêmkhông quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng sốkhông quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quyđịnh thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tụctrong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bùcho số thời gian đã không được nghỉ”

Theo quy định nêu trên việclàm thêm giờ (tăng ca) phải được sự đồng ý ủa người lao động trừ trường hợp đặcbiệt được quy định tại Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2012 như sau:

“Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu ngườilao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chốitrong các trường hợp sau đây:

1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảmnhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninhtheo quy định của pháp luật;

2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạngcon người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phụchậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.”

Bạn thông tin do bạn khônglàm thêm giờ mà công ty sa thải bạn vì lý do không tăng ca. Vấn đề của bạnkhông phải là bị sa thải mà là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của ngườisử dụng lao động. Vì sa thải là một hình thức xử lý kỷ luật mà người sử dụnglao động áp dụng đối với người lao động khi người lao động vi phạm nội quy laođộng hoặc thỏa ước lao động hoặc có những hành vi quy định cụ thể tại Điều 126Bộ Luật lao động. Hành vi cho bạn nghỉ việc như vậy theo quy định pháp luật là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động.

Hành vi đơnphương chấm dứt hợp đồng lao động của công ty bạn đối với bạn là trái quy địnhpháp luật, căn cứ theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012 như sau:

Điều38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phươngchấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thànhcông việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điềutrị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác địnhthời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợpđồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối vớingười làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất địnhcó thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thìngười lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bấtkhả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìmmọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làmviệc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việcsau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao độngngười sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao độngkhông xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao độngxác định thời hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làmviệc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợpđồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12tháng.”

Theo đó hành vi không tăng ca không thuộc các hành vi màngười sử dụng lao động được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vớingười lao động. Do vậy, việc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợpđồng lao động trái pháp luật phải có những nghĩa vụ sau:

“Điều 42.Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao độngtrái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việctheo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếptục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều nàyngười sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 củaBộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốnnhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồithường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tạiĐiều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ítnhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồnglao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đãgiao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoàikhoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng đểsửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quyđịnh về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoảntiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báotrước.”

Như vậy, công ty của bạn đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật – cho bạn nghỉ việc không đúng pháp luật. Vì vậy, công ty phải thực hiện các nghĩa vụ nêu trên. Bên cạnh đó, công ty còn phải bồi thường một khoản tiền lương lao động trong những ngày không báo trước cho bạn.

Trênđây là tư vấn của công ty Luật ViệtPhong về Người lao độngbị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật có được bồi thường không?? Chúng tôi hi vọng rằngquý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc vàcuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọiđiện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sưtư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Trần Thị Ngọc

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Người lao động bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật có được bồi thường không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề