Người lao động bỏ trốn, doanh nghiệp nước ngoài tìm ai giải quyết?

Posted on Tư vấn luật lao động 461 lượt xem

Tóm tắt câu hỏi:

Doanh nghiệp tôi có đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài và đã ký kết được khá nhiều hợp đồng. Nhưng hôm trước, doanh nghiệp bên nước ngoài có gửi thông báo đến chúng tôi với nội dung là 2 lao động do bên tôi gửi sang đã bỏ trốn và yêu cầu bên tôi bồi thường thiệt hại cho bên công ty đó. Xin hỏi, công ty tôi có phải bồi thường không?

Người gửi: Phạm Quang Tiến (Bắc Ninh)

Người lao động bỏ trốn, doanh nghiệp nước ngoài tìm ai giải quyết?

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Trường hợp có thỏa thuận về giải quyết tranh chấp khi người lao động bỏ trốn trong hợp đồng

– Trong trường hợp có thỏa thuận giải quyết về việc người lao động bỏ trốn trong hợp đồng cung ứng lao động giữa bên bạn và bên doanh nghiệp nước ngoài thì giải quyết theo theo thỏa thuận đó

2/ Trường hợp trong hợp đồng không có thỏa thuận giải quyết khi người lao động bỏ trốn

– Người lao động bỏ trốn tức là người lao động vi phạm hợp đồng lao động đã ký kết với bên nước ngoài, đây được coi là tranh chấp lao động giữa người sử dụng lao động là bên doanh nghiệp nước ngoài với người lao động

Điều 27, Luật đưa người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài 2006, quy định về các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ, cụ thể gồm:

1. Doanh nghiệp dịch vụ có các quyền sau đây:

a) Thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức tuyển chọn người lao động tại các địa phương;

b) Ký kết Hợp đồng cung ứng lao động với bên nước ngoài, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động, Hợp đồng bảo lãnh với người bảo lãnh trước khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

c) Thỏa thuận với người lao động về việc ký quỹ, giới thiệu người bảo lãnh;

d) Yêu cầu người lao động hoặc người bảo lãnh bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra theo quy định của pháp luật;

đ) Đơn phương thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sau khi doanh nghiệp đã ba lần thông báo bằng thư bảo đảm trong thời gian một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày người lao động chấm dứt Hợp đồng lao động, mà người lao động hoặc người được uỷ quyền hợp pháp của người lao động không đến thanh lý hợp đồng;

e) Khiếu nại, khởi kiện về các quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2. Doanh nghiệp dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:

a) Các nghĩa vụ quy định tại các điều 13, 16, 18, 23, 24, 25 và 26 của Luật này;

b) Trực tiếp tuyển chọn người lao động và không được thu phí tuyển chọn của người lao động. Khi tuyển chọn lao động tại địa phương, doanh nghiệp phải thông báo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; định kỳ sáu tháng, một năm báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về kết quả tuyển chọn và số lượng người lao động của địa phương đã được đưa đi làm việc ở nước ngoài;

c) Phối hợp với chính quyền địa phương thông báo công khai, cung cấp cho người lao động đầy đủ các thông tin về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều kiện của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

d) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tổ chức hoặc liên kết với cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo để dạy nghề, bổ túc tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với yêu cầu của từng thị trường lao động;

đ) Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài;

e) Phối hợp với bên nước ngoài giải quyết các vấn đề phát sinh khi người lao động chết, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bị bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động;

g) Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

h) Bồi thường cho người lao động, người bảo lãnh về những thiệt hại do doanh nghiệp gây ra theo quy định của pháp luật;

i) Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động theo quy định của pháp luật;

k) Đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật này;

l) Định kỳ hằng năm, đột xuất báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.”

– Theo quy định trên, bên doanh nghiệp dịch vụ phải phối hợp với bên nước ngoài giải quyết các tranh chấp lao động liên quan đến người lao động, sau đó doanh nghiệp dịch vụ có quyền yêu cầu người lao động hoặc người bảo lãnh cho người lao động đi làm việc tại nước ngoài bồi thường những thiệt hại do người lao động gây ra.

– Như vậy, bên công ty của bạn có trách nhiệm phối hợp với bên doanh nghiệp nước ngoài giải quyết tranh chấp lao động liên quan đến việc người lao động bỏ trốn, sau đó, bạn có quyền yêu cầu người lao động hoặc người bảo lãnh cho người lao động đi làm việc tại nước ngoài bồi thường những thiệt hại do người lao động gây ra.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Người lao động bỏ trốn, doanh nghiệp nước ngoài tìm ai giải quyết? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Người lao động bỏ trốn, doanh nghiệp nước ngoài tìm ai giải quyết?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề