Người lao động là viên chức bị bệnh lupus có được phép điều trị tại phòng khám tư nhân không?

Posted on Tư vấn luật lao động 258 lượt xem

Xin luật sư tư vấn! Vợ tôi đang là viên chức Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Sở VHTT và DL tỉnh Điện Biên. Qua quá trình khám vợ tôi phát hiện bị kháng đông lupus (bệnh chống đông máu); hiện tại vợ tôi có thai, muốn thai phát triển bình thường phải nghỉ điều trị dài ngày và đang điều trị tại phòng khám tư nhân. Vậy luật sư tư vấn giúp là muốn nghỉ việc đi chữa bệnh phải làm thủ tục gì, và điều trị cơ sở ngoài có được nghỉ việc đi chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm ko. Xin trân trọng cảm ơn! 

Nguyễn Văn Mừng

Căn cứ pháp lý:

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến việc nghỉ phép của viên chức.

Theo quy định pháp luật về người lao động, pháp luật công nhận về việc hưởng quyền và lợi ích đối với người lao động, đặc biệt là phụ nữ mang thai khi điều kiện về sức khoẻ không được đảm bảo để thực hiện công việc được quy định tại khoản 3 điều 116 BLLĐ 2012:

Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho điều 116 BLLĐ 2012, theo điều 25 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Viện dẫn cho điều 25 Luật bảo hiểm xã hội 2014, tại điều 3 Thông tư 59/2015 quy định:

Điều 3. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:
a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
b) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
c) Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất.
b) Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, đối với viên chức là người lao động hoạt động trong lĩnh vực công đặc thù còn áp dụng thêm điều 13 Luật viên chức 2010 quy định về chế độ nghỉ ngơi của viên chức:

Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, vợ của bạn được phép nghỉ việc để chữa bệnh, về thời gian nghỉ phép và chế độ lương trong thời gian nghỉ phép do thỏa thuận giữa vợ bạn và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Để xin nghỉ phép, vợ của bạn cần nộp đơn xin nghỉ việc đến cơ quan có thẩm quyền trong đơn vị sự nghiệp mà vợ bạn đang công tác. Về các giấy tờ khác cần thiết do quy định của đơn vị sự nghiệp công lập nơi vợ bạn công tác.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về vấn đề xin nghỉ việc của viên chức. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.

Chuyên viên: Đức Luân

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề