Người lao động làm thiệt hại tài sản công ty bao nhiêu thì người sử dụng được phép sa thải?

Tóm tắt câu hỏi

Mấy hôm trước trong lúc làm việc do sơ ý nên tôi đã làm cháy 1 máy in của công ty, công ty gọi thợ đến sửa và thay thế bộ phận bị hư thì tổng cộng hết 15 tiệu đồng, công ty yêu cầu tôi hoàn trả chi phí sửa chữa và nói sẽ sa thải tôi do trước đó tôi cũng là làm hỏng máy 1 vài lần nhưng mấy lần đó chi phí sửa chữa không nhiều (1-2 trăm) nên công ty chỉ yêu cầu tôi sửa thôi. Vậy luật sư cho tôi hỏi nếu công ty sa thả tôi thì có đúng không ạ. Tôi xin cảm ơn!
Người gửi: Sơn Đằng ( Hải Dương)
Bài viết liên quan:
muc gay thiet hai nghiem trong cua nguoi lao dong 23319



Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật lao động 2012
– Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tahsng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật lao động

2. Người lao động làm thiệt hại tài sản công ty bao nhiêu thì người sử dụng được phép sa thải?

2.1. Công ty có được phép sa thải bạn trong trường hợp này hay không?

Điều 126 Bộ luật lao động quy định về căn cứ áp dụng hình thức kỷ luật sa thải như sau:
“Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”
Như vậy, theo quy định trên thì khi bạn làm cháy máy của công ty tức gây thiệt hại tài sản của công ty thì công ty chỉ được phép sa thải bạn nếu thiệt hại đó là “thiệt hại nghiêm trọng”.  Trong trường hợp này thực tế là bạn đã có hành vi gây thiệt hại tài sản của công ty thật, cụ thể là làm cháy máy in và chi phí sửa chữa thay thế là 15 triệu đồng, tuy nhiên cần xem xét việc gây thiệt hại của bạn có phải là trường hợp ” gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của công ty theo quy định” không?  Về vấn đề này thì pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể, tuy nhiên, theo Khoản 1 Điều 130 Bộ luật lao động 2012 thì “gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc” do đó có thể suy luận rằng “thiệt hại nghiêm trọng là thiệt hại có giá trị từ 10 tháng lương tối thiểu vùng do chính phủ công bố được áp dụng dụng tại nơi người lao động làm việc trở lên” (trong đó, mức lương tối thiểu vùng theo Nghị dịnh 141/2017/NĐ-CP áp dụng từ 01/01/2018 được xác định như sau: Vùng I: 3.980.000 đồng; Vùng II: 3.530.000 đồng; Vùng III: 3.090.000 đồng; Vùng IV: 2.760.000 đồng). Như vậy tùy vào việc bạn làm việc tại vùng nào mà mức gây thiệt hại bao nhiêu được coi là gây thiệt hại nghiêm trọng có sự khác nhau, song,  mức thấp nhấp ở vùng có lương tối thiểu thấp nhất thì cũng phải là 27.600.000 đồng, do đó, kể cả cộng tất cả các lần bạn làm hỏng máy và lần làm cháy máy lần này lại thì chắc hẳn cũng chưa vượt quá con số này (vì bạn nói những lần trước chi phí sửa chữa chỉ 1- 2 trăm nghìn đồng), nên chúng tôi xác định bạn không có hành vi ” gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của người sử dụng lao động” do đó công ty bạn không thể dùng lý do bạn làm cháy máy mà sa thải bạn được. 
Trường hợp công ty vẫn lấy lý do này để sa thải bạn thì theo Điều 132 Bộ luật lao động, điều 33 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, bạn có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với Chánh Thanh tra Sở Lao động thương binh và xã hội nơi bạn làm việc hoặc yêu cầu Hòa giải viên lao động nơi bạn làm việc hoặc trực tiếp nộp đơn khởi kiện công ty ra Tòa án cấp huyện nơi công ty có trụ sở chính để yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân giữa bạn và công ty.

2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại với công ty

Tuy công ty không đủ căn cứ để sa thải bạn với lý do này nhưng thực tế  bạn làm thiệt hại tài sản công ty và thiệt hại này dưới 10 tháng lương tối thiểu vùng do chính phủ quy định nên theo quy định tại Khoản 1 Điều 130 Bộ luật lao động 2012, điểm a Khoản 2 Điều 32 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì bạn phải bồi thường cho công ty theo quy định của pháp luật. 
“Điều 130. Bồi thường thiệt hại
1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.[…]”
“Điều 32. Bồi thường thiệt hại
2. Người lao động phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố;”
Về cách thức và mức bồi thường thì Khoản 1 Điều 130 Bộ luật lao động 2012, Khoản 1, khoản 3 Điều 32 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 130. Bồi thường thiệt hại
[…] Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.”
“Điều 32. Bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi gây thiệt hại bằng hình thức khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 101 của Bộ luật Lao động do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố.
3. Trường hợp người lao động gây thiệt hại cho người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều này mà có hợp đồng trách nhiệm với người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm.”
Như vậy, theo quy định trên thì:(trường hợp không có hợp đồng trách nhiệm)
Cách thức bồi thường: khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 101 của Bộ luật Lao động 
Mức bồi thường: khấu trừ lương nhiều nhất là 03 tháng tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi gây thiệt hại, như vậy tùy thuộc vào mức lương trong hợp đồng lao động của bạn là bao nhiêu mà mức bạn phải bồi thường sẽ khác nhau, cụ thể: 
+ Nếu 03 tháng lương (theo hợp đồng lao động)   bạn chỉ bị khấu trừ 03 tháng lương
+ Nếu 03 tháng lương (theo hợp đồng lao động) > 15 triệu đồng: bạn bị khấu trừ 15 triệu đồng vào lương, mức khấu trừ hằng tháng do hai bên thỏa thuận và sẽ khấu trừ cho đến khi hết 15 triệu đồng.

Tuy nhiên, Trường hợp giữa bạn có hợp đồng trách nhiệm với công ty thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm
Trên đây là tư vấn từ Luật Việt Phong về việc Người lao động làm thiệt hại tài sản công ty bao nhiêu thì người sử dụng được phép sa thải?. Chúng tôi hy vọng quý khách có thể vận dụng được các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan , hoặc cần tư vấn, giải đáp quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý
Chuyên viên: Nguyễn Thị Thu

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Người lao động làm thiệt hại tài sản công ty bao nhiêu thì người sử dụng được phép sa thải?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề