Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có được quyền tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động không?

Posted on Tư vấn luật lao động 277 lượt xem

Nội dung tư vấn:

Theo số liệu thống kê, trong năm 2021, trên cả nước ghi nhận 707 vụ tai nạn lao động làm 748 người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động bị nạn trong đó có 184 người chết, 259 người bị thương nặng. Điều không may mắn này không chỉ mang đến những tổn thương về tinh thần mà cũng gây ra những tổn thương lớn về vật chất đối với người bị nạn. Đối mặt với những khó khăn đó, liệu người lao động không theo hợp đồng lao động có quyền tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này. 

tnld

Luật sư tư vấn:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật an toàn vệ sinh lao động 2015

Quy định của pháp luật về quyền an toàn, vệ sinh lao động của người lao động không theo hợp đồng

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 6 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015, người lao động không theo hợp đồng có quyền:

“3.c) Tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định chi tiết về việc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện;” 

Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 41 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định:

“2. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động và do người sử dụng lao động đóng.”

Theo đó, người lao động sẽ không phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động mà việc đóng loại bảo hiểm này là trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Căn cứ Điều 42 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, qũy bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được sử dụng để chi trả các khoản sau:

“1. Trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 của Luật này; trả phí khám giám định đối với trường hợp người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2. Chi trợ cấp một lần, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ.

3. Chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.

4. Chi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

5. Chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

6. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc.

7. Chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

8. Chi đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.”

5/5 - (1 bình chọn)

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề